Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc
Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.
Trong chuỗi các hoạt động của Hội Mùa Vàng năm nay ở Bình Liêu (Quảng Ninh), màn trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang được đầu tư về chất lượng, quy mô tổ chức, với nhiều nét mới lạ, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện như: Sân khấu biểu diễn, nhảy sạp, không gian trưng bày đặc sắc của người Dao…
"Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," là chủ đề của Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024 diễn ra vào tối 04/11. Chủ đề nhằm nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ hành tinh xanh và phát triển bền vững. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ.
Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Vân Nam đã trân trọng gìn giữ Khu di tích; khẳng định đây mãi luôn là "Địa chỉ đỏ" để người dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước học tập, qua đó đồng góp tích cực cho việc vun đắp tình hữu nghị "vừa là đồng chị, vừa là anh em" Việt Nam - Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Việc đổi mới phương thức lãnh đạo, bảo đảm vai trò lãnh đạo của tập thể gắn với phát huy đầy đủ vai trò của người đứng đầu có ý nghĩa rất quan trọng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức đảng hiện nay.
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên chất lượng chính là vấn đề cốt lõi để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, trong khuôn khổ Hội chợ các sản phẩm khách sạn nhà hàng tại thủ đô Paris, chiều 4/11, Tổ chức Nâng cao Giá trị Nông sản (AVPA) của Pháp đã tổ chức lễ trao giải "Les Thés du Monde" (Trà Thế giới). Mười sản phẩm trà Việt Nam đã nhận được giải thưởng của hiệp hội danh giá này, trong đó có 1 giải Vàng, 1 giải Bạc, 2 giải Đồng và 6 giải Khuyến khích.
Trong những năm qua, ngành dệt may nước ta đã tận dụng lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) để lấp dần khoảng trống do phần cung thiếu hụt, chuyển dần trọng tâm sang phát triển bền vững, kinh doanh tuần hoàn, gia tăng giá trị sản phẩm, gia tăng hàm lượng sáng tạo. Những nỗ lực này là cơ sở để ngành dệt may Việt Nam đặt mục tiêu vươn lên thứ hạng cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đặc biệt là việc đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu xanh toàn cầu để giữ vững lợi thế của một ngành đóng góp khoảng 20% GDP của cả nước.
Ngày 30/10/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) để thảo luận, cho ý kiến về tình hình, kết quả chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực từ sau Phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo (ngày 14/8/2024) đến nay và chủ trương xử lý một số vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.