Nét đặc sắc trong văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất, là người sáng lập và định hướng phát triển cho nền văn hóa ngoại giao Việt Nam hiện đại. Văn hóa ngoại giao của Người mang những giá trị đặc sắc được thể hiện qua tư tưởng, hoạt động, tri thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và phong cách ứng xử.
Nét đặc sắc trong văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh

Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói "sự ứng xử linh hoạt của Hồ Chí Minh trong giao tiếp ngoại giao đã trở thành những câu chuyện huyền thoại".

Nhiều người thường nhắc tới câu chuyện về cách ứng xử của Bác trong lần tới thăm Bộ trưởng Bộ nước Pháp Hải ngoại Marius Moutet năm 1946. Ông ta đi từ trên thang gác xuống đón Bác, Bác đi lên. Moutet giơ tay ra bắt tay, nhưng Bác lại bế bé gái đi cùng ông ta lên đã, âu yếm cháu trong khi vẫn bước lên. Chỉ khi ở bậc thang ngang với Moutet, Bác mới đưa tay ra. Nếu Bác giơ tay đáp lại ngay thì trong tấm ảnh của các nhà báo chụp lúc đó Bác sẽ ở vị thế dưới Moutet, là điều mang ý nghĩa tượng trưng không hay cho ta.

Chính vì tinh tế nên Chủ tịch Hồ Chí Minh rất am hiểu các đối tượng giao tiếp và rất uyển chuyển trong cách giao tiếp: nếu cần làm thơ thì Người sẽ làm thơ, cần viết văn thì Người sẽ viết văn hoặc vận dụng những áng văn thơ điển hình của dân tộc và nhân loại phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp.

Có thể nói, trên thế giới hiếm có một nhà lãnh đạo nào mà có phong cách và nghệ thuật ngoại giao giàu giá trị văn hóa như Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nét độc đáo trong văn hóa ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn là vận dụng nhuần nhuyễn “năm cái biết” (biết mình, biết người, biết thời thế, biết dừng và biết biến để đạt được mục tiêu cao nhất trong giải quyết các mối quan hệ ngoại giao. Ở những thời khắc quan trọng, Người vừa tinh tế, khéo léo, lại quyết đoán trong việc đưa ra những quyết định đúng đắn và phù hợp khiến cho người khác phải tâm phục, khẩu phục.

Khoan dung, hòa hiếu là cái đẹp trong văn hóa ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo Người, khoan dung không phải là nhún nhường mà nó phải được xây dựng trên nguyên tắc tôn trọng đạo lý, chính nghĩa, tự do, bình đẳng và tiến bộ. Hòa hiếu luôn là phương châm nhất quán của Người để ứng xử ngoại giao. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tìm mọi cách ngăn chặn xung đột vũ trang, tận dụng mọi khả năng để giải quyết xung đột bằng biện pháp hòa bình.

Tổng thống Chilê Xanvađo Angienđê khi được nhà báo hỏi “Ba phẩm chất của các nhà hoạt động chính trị mà ông muốn có là thế nào?”, ông đã trả lời: “Nhất quán, nhân đạo, khiêm tốn cao cả của Hồ Chí Minh”. Còn Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi gọi Chủ tịch Hồ Chí Minh “là một nhà lãnh đạo mềm dẻo mà vĩ đại và kiên định”.

Đất nước đang hội nhập quốc tế sâu rộng, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn vẹn nguyên giá trị và có ý nghĩa thực tiễn lớn lao, bổ sung và làm phong phú thêm giá trị văn hóa ngoại giao nhân loại. Ứng xử trong một thế giới đang biến động phức tạp với những thách thức và cơ hội chưa từng có, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh sẽ là nền tảng, hành trang cho các hoạt động đối ngoại. Văn hóa ngoại giao của Người đã góp phần đưa Việt Nam đến với thế giới và đưa thế giới đến với Việt Nam./.

Phương Dung - Kim Oanh

Tin cùng chuyên mục

Chính quyền địa phương 2 cấp: Sự lựa chọn tất yếu, đột phá vì tương lai thịnh vượng và phát triển của Việt Nam

Từ ngày 1/7, Việt Nam bắt đầu triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn quốc, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Đây là một dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Phóng viên TTXVN tại Seoul đã phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội giao lưu kinh tế văn hóa Hàn – Việt (KOVECA) Kwon Sung Taek về chủ đề này.

Việt Nam đề xuất 3 định hướng trọng tâm cho ASEAN

Trong khuôn khổ các hoạt động của Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 58 (AMM-58), ngày 9/7, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tham dự lễ khai mạc và phiên họp toàn thể AMM-58 tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur, Malaysia.

"Quốc hội ta vĩ đại thật"

Cách đây 65 năm, ngày 10/7/1960, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài "Quốc hội ta vĩ đại thật", ký bút danh T.L., đăng báo Nhân dân, số 2304. Bài viết nêu lên ý nghĩa trọng đại của sự ra đời Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, những đóng góp to lớn, những quyết định lịch sử đến vận mệnh đất nước của Quốc hội: “… Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam - Quốc hội khoá I - đã được toàn dân bầu ra. Những việc quan trọng nhất Quốc hội đã làm là: tuyên bố kháng chiến cứu nước, thông qua Luật Cải cách ruộng đất, thông qua Hiến pháp mới…”.

Đồng loạt giải phóng mặt bằng xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Sáng 9/7, kết luận Phiên họp thứ 3 Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo) trực tuyến với 19 địa phương có dự án đường sắt đi qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo chỉ đạo đồng loạt triển khai và hoàn thành giải phóng mặt bằng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vào cuối năm 2026.

Đổi mới tổ chức, tăng cường giám sát khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp

Sáng 9/7, tại Hà Nội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổ chức Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ tư, khóa X, nhiệm kỳ 2024-2029. Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư Đảng ủy MTTQ, các đoàn thể Trung ương chủ trì Hội nghị.