Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Chủ tịch nước tiếp lãnh đạo doanh nghiệp tiêu biểu Peru

Theo đặc phái viên TTXVN, trưa 14/11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Lima, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024, Chủ tịch nước Lương Cường đã có buổi tiếp lãnh đạo một số doanh nghiệp tiêu biểu Peru.
Tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Tồn tại, hạn chế trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã chỉ ra: Việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Nhận thức về tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam có lúc, có nơi chưa đồng đều. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao; hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế. Cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong Nhân dân... Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã làm suy giảm ý nghĩa, vai trò của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trên thực tiễn.
Kết quả gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Kết quả gần 2 năm thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới

Trong bài viết “Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã viết: Cùng với việc thực hiện công cuộc đổi mới, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN , đất nước ta đã và đang từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Ngày 9/11/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây là lần đầu tiên Đảng ta ban hành một Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền XHCN. Thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong gần 2 năm qua, chúng ta đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong đó, xây dựng pháp luật có nhiều đổi mới, năng lực phản ứng chính sách được nâng cao, góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh...
Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.
Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài 2: “Chỉ tên” những nguyên nhân gây lãng phí

Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài 2: “Chỉ tên” những nguyên nhân gây lãng phí

Lãng phí tài sản công (TSC) là vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của nhà nước và sự phát triển kinh tế xã hội. Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ việc quản lý kém, thiếu minh bạch, tham nhũng cho tới thiếu hụt kỹ năng và kiến thức trong chính đội ngũ những người được giao nhiệm vụ quản lý TSC.
Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tiến bộ về quyền con người chỉ có thể đạt được khi đảm bảo hòa bình, ổn định và tôn trọng pháp quyền

Tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ) ở New York, Ủy ban về các vấn đề xã hội, nhân đạo và văn hóa (Ủy ban 3) của Đại hội đồng LHQ Khóa 79 đã thảo luận đề mục thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người. Đại sứ Đặng Hoàng Giang - Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ - nhấn mạnh chỉ có thể đạt được các tiến bộ về quyền con người khi duy trì được hòa bình, ổn định, pháp quyền ở cấp độ quốc tế và quốc gia, đồng thời bảo đảm tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia và không can thiệp vào công việc nội bộ.
Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Việt Nam ứng cử Tòa án Luật Biển Quốc tế nhằm góp phần củng cố pháp quyền ở phạm vi toàn cầu

Trong những ngày vừa qua, Ủy ban các vấn đề pháp lý quốc tế (Ủy ban 6) Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) Khóa 79 tổ chức phiên thảo luận toàn thể về đề mục thúc đẩy pháp quyền ở các cấp độ quốc gia và quốc tế, với sự tham gia đông đảo của đại diện các nước thành viên LHQ và quan sát viên.
Ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”

Sáng 23/10, tại Trung tâm Thông tấn Quốc gia, Nhà xuất bản Thông tấn (thuộc TTXVN) đã ra mắt tác phẩm “Truyện về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng” của tác giả, nhà văn người Hàn Quốc Cho Chulhyeon vào đúng dịp tưởng niệm 100 ngày cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi xa.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 5)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 5)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”.  
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 4)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 4)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo Nhân dân và phát triển đất nước.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 3)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 3)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 2)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 2)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra một số giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí, trong đó có giải pháp là cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh”.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 1)

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nêu 4 giải pháp trọng tâm phòng, chống lãng phí (bài 1)

Trong bài viết “Chống lãng phí” viết tháng 10/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định: Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm.
Chặn đứng lãng phí tài sản công

Chặn đứng lãng phí tài sản công

Trong bài viết “Chống lãng phí” mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ rằng lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, đã và đang gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho phát triển. Trong lãng phí thì lãng phí tài sản công đang là vấn đề nhức nhối, rất được dư luận quan tâm, cần xử lý rốt ráo, triệt để.