Nỗ lực phục hồi kinh tế sau ảnh hưởng của bão số 3
Tuyên Quang tập trung các giải pháp khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của thiên tai.
Quang cảnh Hội nghị. 
Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ 20, khóa XVII mở rộng diễn ra ngày 4/10.

Tại Hội nghị, các đại biểu được quán triệt nhiều nội dung quan trọng như: Thông báo nhanh kết quả Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII; Đề cương Báo cáo Chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030; Báo cáo kết quả giải quyết công việc của Ban Thường vụ Tỉnh ủy giữa hai kỳ họp Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và một số nội dung khác.

Báo cáo công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị quý III cũng như phương hướng, nhiệm vụ quý IV/2024, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung nhấn mạnh: Trong quý IV, các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung chỉ đạo, thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm nhằm phục hồi nền kinh tế sau ảnh hưởng của bão số 3.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tuyên Quang Lê Thị Kim Dung phát biểu tại Hội nghị. 
Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN

Theo đó, tỉnh tập trung các giải pháp khắc phục hậu quả và phục hồi sản xuất sau ảnh hưởng của thiên tai; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy nhanh tiến độ tham gia thị trường tín chỉ carbon; huy động nguồn lực xây dựng các huyện Sơn Dương và Hàm Yên đạt chuẩn nông thôn mới theo đúng tiến độ đề ra...

Tuyên Quang tiếp tục thu hút các nhà đầu tư thực hiện dự án phát triển công nghiệp, ưu tiên ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, dược liệu theo hướng bền vững. Đồng thời, tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án ngoài ngân sách nhà nước và triển khai quyết liệt, hiệu quả giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.

Cũng theo bà Lê Thị Kim Dung, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh chỉ đạo các công trình trọng điểm đảm bảo tiến độ, chất lượng, kỹ thuật, mỹ thuật, không để xảy ra sai phạm, tiêu cực.

Các địa phương làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án như: Đường cao tốc Tuyên Quang - Hà Giang (giai đoạn 1), đoạn qua tỉnh Tuyên Quang; các trục phát triển của các huyện Sơn Dương và Hàm Yên; Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trường Trung học Phổ thông Chuyên Tuyên Quang; thực hiện hiệu quả Đề án xây dựng đường giao thông nông thôn và cầu trên đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, các địa phương triển khai giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, phát triển kinh tế tư nhân; nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thế...

Trong 9 tháng năm 2024, kinh tế tỉnh Tuyên Quang tiếp tục có sự tăng trưởng, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) tăng 9,14% (xếp thứ 5/14 tỉnh trung du và miền núi Bắc Bộ, xếp thứ 13/63 tỉnh, thành phố). Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 17.869,5 tỷ đồng, bằng 75,3% kế hoạch năm, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 319.000 tấn, bằng 94% kế hoạch năm.

Đến nay, toàn tỉnh Tuyên Quang có 74/122 xã hoàn thành 19/19 tiêu chí xã nông thôn mới, 15 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, đặc biệt tiêu chí xây dựng nông thôn mới đạt bình quân 15,7 tiêu chí/xã…/.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Tháng 9, vốn đầu tư nước ngoài "đổ" vào Việt Nam tăng cao nhất từ đầu năm

Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa cho biết, tính đến 30/09/2024, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng hơn 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư Việt Nam – Pháp

Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao vào tháng 4/1973 và năm 2013, Việt Nam - Pháp ký kết Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược. Năm 2023 đánh dấu kỷ niệm 50 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp (1973-2023), 10 năm ngày hai nước nâng cấp quan hệ Đối tác chiến lược (2013-2023).

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Pháp

Đúng 21 giờ 45 phút ngày 3/10 (theo giờ địa phương), chuyên cơ chở Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống sân bay Orly, thủ đô Paris, Pháp, bắt đầu các hoạt động tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3-7/10, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Kỳ họp thứ 18 Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội

Sáng 4/10, Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 18 - kỳ họp chuyên đề để xem xét, quyết định một số nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Kỳ họp diễn ra trong 1 ngày và dự kiến xem xét 20 nội dung, trong đó có 05 nội dung quy phạm pháp luật, 15 nội dung chuyên đề.

Các tổ chức quốc tế tin tưởng vào sức mạnh của kinh tế Việt Nam

Bất chấp những thiệt hại về người và tài sản do cơn bão số 3 gây ra cho nước ta (mà theo tính toán của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ảnh hưởng tới 0,15% tăng trưởng GDP trong năm nay), các tổ chức kinh tế quốc tế vẫn đặt niềm tin vào sức chống đỡ dẻo dai của kinh tế Việt Nam trước những "cơn gió ngược".