Phát huy hiệu quả Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06
Để triển khai tốt nhất công tác hỗ trợ người dân, nhiều mô hình hay của Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 cũng được xây dựng và phát huy hiệu quả.
Các Đoàn viên Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 tích cực hỗ trợ người dân về nền tảng số. 
Ảnh: Văn Dũng-TTXVN

Năm 2023, thành phố Đà Nẵng hợp nhất Tổ công nghệ số cộng đồng và Tổ triển khai Đề án 06 thành Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06. Sau thời gian hoạt động, đến nay trên địa bàn thành phố có 100% phường, xã thành lập Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06, với tổng cộng 2.531 tổ và 15.862 thành viên. Với sự nhiệt tình, năng nổ của các thành viên, Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 đã góp phần hỗ trợ hàng nghìn người dân sử dụng hiệu quả công nghệ số và nền tảng số, hướng đến xây dựng thành phố thông minh.

Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân. Mỗi tổ có từ 7 thành viên trở lên; Tổ trưởng là Tổ trưởng Tổ dân phố và các thành viên gồm: Công an khu vực, đoàn viên, thanh niên, Hội Phụ nữ, nông dân… và những người am hiểu về công nghệ thông tin, có tinh thần đóng góp tại địa phương.

Mặc dù ở vùng sâu, vùng xa, địa bàn đi lại khó khăn nhưng Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 thôn Tà Lang (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang) thời gian qua đã hoạt động rất hiệu quả. Nhờ sự hỗ trợ của tổ, các hộ dân trong thôn đã nắm được một số kỹ năng về tìm kiếm, kết nối, chia sẻ thông tin thông qua Internet, các nhóm zalo, facebook… Đến nay, 100% công dân trong độ tuổi đăng ký tài khoản dịch vụ công, tài khoản định danh điện tử mức độ 2; 80% công dân trong độ tuổi có tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt và các hộ gia đình tại thôn cũng đã có điện thoại thông minh.

Ông Thái Văn Hoàng Nam, Chủ tịch UBND xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang đánh giá, Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 thôn Tà Lang rất tích cực, nhiệt tình hướng dẫn người dân làm lý lịch tư pháp, hộ chiếu qua dịch vụ công... Qua đó, giúp bà con thuận lợi trong việc đi lại, cũng như thay đổi môi trường lao động, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống. Hoạt động góp phần tạo sự hài lòng, tin tưởng của người dân đối với chính quyền trong việc tổ chức giải quyết các thủ tục, giúp người dân tiếp cận nhanh với công nghệ số.

Các Đoàn viên Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 tích cực hỗ trợ người dân về nền tảng số. 
Ảnh: Văn Dũng-TTXVN

Để triển khai tốt nhất công tác hỗ trợ người dân, nhiều mô hình hay của Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 cũng được xây dựng và phát huy hiệu quả.

Điển hình như Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 của khu dân cư Đông Xuân 3, phường An Khê (quận Thanh Khê) đã xây dựng mô hình “Tổ hỗ trợ công dân lưu động” để giải đáp thắc mắc và hướng dẫn người dân thực hiện thủ tục hành chính đối với các lĩnh vực hộ tịch, người có công, bảo trợ xã hội, xây dựng, nhà ở và đất đai…Kết quả, tổ đã giải đáp cho trên 100 lượt công dân về thủ tục hành chính, hướng dẫn đăng ký tài khoản trực tuyến trên 70 lượt; hỗ trợ 901 tài khoản VneID mức độ 2 đã được cài đặt.

Tương tự, mô hình Tuyến đường số do Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 xã Hòa Châu triển khai tại Tuyến đường Bàu Cầu 3, thôn Bàu Cầu, xã Hòa Châu (huyện Hòa Vang) với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân trên tuyến đường đã mang lại kết quả tích cực. Hiện nay, 100% người dân trưởng thành (trên 15 tuổi) có điện thoại thông minh cài đặt các ứng dụng số; có tài khoản thanh toán không dùng tiền mặt; có tài khoản định danh điện tử VNeID; 100% hộ gia đình sử dụng mạng Internet băng thông rộng…

Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Đà Nẵng Trần Ngọc Thạch khẳng định, Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 là cánh tay đắc lực, hiệu quả của chính quyền trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách và hướng dẫn triển khai chuyển đổi số đến người dân và cộng đồng dân cư. Với phương châm "đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người", tổ đã thực hiện tốt các nhiệm vụ như: Hướng dẫn các kỹ năng truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; hướng dẫn cài đặt và sử dụng nền tảng dùng chung của thành phố; thanh toán trực tuyến và thương mại điện tử, an toàn thông tin và bảo vệ an toàn thông tin cá nhân trên môi trường mạng,.…

Ông Trần Ngọc Thạch cho hay, thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06 còn là lực lượng tiên phong trong việc triển khai và nhân rộng các mô hình điển hình trong chuyển đổi số; thực hiện tốt các nhiệm vụ trong triển khai các nội dung Đề án 06. Thành viên của tổ còn có vai trò quan trọng trong việc triển khai và hoàn thành các chỉ tiêu chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh của thành phố Đà Nẵng.

Trước những đóng góp của Tổ công nghệ số cộng đồng và Đề án 06, vào tháng 7/2024, Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành chính sách hỗ trợ các tổ với chi phí 3 triệu đồng/tổ/năm./.


Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Grand Pioneers (Quảng Ninh) được vinh danh là “Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024”

Du thuyền Grand Pioneers Cruise trên Vịnh Hạ Long được vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận giải “Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024” tại World Cruise Awards. Đây không chỉ là niềm tự hào lớn lao cho Grand Pioneers mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành du thuyền Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Festival “Đôi bờ Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Festival “Đôi bờ Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức từ ngày 27 - 30/11/2024 tại Hà Tĩnh. Festival gồm các hoạt động: Trưng bày và trình diễn di sản văn hóa kết hợp các sản phẩm du lịch; Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh; hội nghị - hội thảo quốc gia đánh giá việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Điểm nhấn của Festival là cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” diễn ra tối 27/11/2024 với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ thành danh. Sau 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc lưu giữ, truyền dạy dân ca Ví, Giặm đã trở thành một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

TECHFEST Việt Nam 2024: Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest) 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức, diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại Hải Phòng. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, đến năm 2023, qua 9 lần tổ chức, Techfest Việt Nam đã thu hút 21 nghìn lượt người tham dự, hơn 450 nhà đầu tư, hơn 1,4 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng hơn 800 lượt kết nối đầu tư trong nước và quốc tế.

Giải bóng bàn vô địch Ðông Nam Á: Lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng đơn nữ

Chiều 24/11/2024, Giải bóng bàn vô địch Ðông Nam Á 2024 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đã kết thúc với thành tích ấn tượng của các tay vợt Việt Nam. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng đơn nữ sau khi tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đánh thắng đối thủ người Malaysia là Tay Ai Xin với tỷ số thuyết phục 4-0 ở trận chung kết.

Giải thưởng Kotler Awards 2024: Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh ở hạng mục “Điểm đến có ảnh hưởng”

Tối 22/11/2024, tại Lễ trao giải thưởng Kotler 2024 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng”. Việc giành chiến thắng ở hạng mục “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng”tại Kotler Awards 2024 chính là một sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Ninh Bình với hạt nhân là Quần thể danh thắng Tràng An; cũng như những tác động của di sản thế giới này đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch và cuộc sống cộng đồng địa phương.

"Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 23/11/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Di sản được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vinh danh ngày 8/5/2024.  

Di sản văn hóa - nguồn lực phát triển đất nước

Năm 2005, Thủ tướng Chính phủ quyết định lấy ngày 23/11 hằng năm là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Từ đó tới nay, việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa ngày càng được quan tâm, trở thành nguồn lực quan trọng phát triển đất nước. Cả nước hiện đã xếp hạng được hơn 10.000 di tích cấp tỉnh, thành phố; 3.621 di tích quốc gia, 130 di tích quốc gia đặc biệt, trên tổng số hơn 40.000 di tích, khoảng 7.000 di sản văn hóa phi vật thể đã được kiểm kê, trong đó có 534 di sản đã được ghi vào Danh mục Di sản văn phi vật thể quốc gia. Việt Nam được UNESCO vinh danh 9 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 15 di sản văn hóa phi vật thể và 10 di sản tư liệu.