Phối hợp bảo đảm chất lượng nội dung trình Kỳ họp thứ 9
Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã tổ chức Hội nghị thảo luận về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị.
Phối hợp bảo đảm chất lượng nội dung trình Kỳ họp thứ 9

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến khai mạc vào ngày 5/5/2025, được chia thành 2 đợt để xem xét, quyết định khối lượng công việc rất lớn, nhiều nội dung có tính cấp thiết, quan trọng vừa được Trung ương thống nhất chủ trương tại Hội nghị lần thứ 11.  Đến nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định các nội dung theo thẩm quyền về lập hiến; 45 nội dung về lập pháp (thông qua 31 luật, 8 nghị quyết quy phạm pháp luật và cho ý kiến về 6 dự án luật khác); 14 nhóm nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác; 8 nhóm nội dung gửi báo cáo đến đại biểu Quốc hội.

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội trong quá trình chuẩn bị; khẳng định Chính phủ sẽ nỗ lực tối đa, lắng nghe và nghiêm túc tiếp thu các ý kiến đóng góp để Kỳ họp đạt kết quả tốt nhất. Đây là Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; thời gian chuẩn bị Kỳ họp ngắn, khối lượng công việc lớn, yêu cầu chất lượng cao, do đó đặt ra nhiều thách thức về tiến độ và chất lượng. Thủ tướng khẳng định, các nội dung trình Quốc hội đã được cân nhắc kỹ lưỡng, trên tinh thần đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu.

Bế mạc Hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị Đảng ủy Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ, chất lượng các nội dung trình Quốc hội xem xét. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Chính phủ và các cơ quan hữu quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, bảo đảm sự thống nhất và chất lượng nội dung cao nhất trước khi trình Quốc hội biểu quyết thông qua.

Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa mái ấm nghĩa tình - Bài cuối: Phát huy truyền thống ‘lá lành đùm lá rách’

Chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ mang lại chốn an cư bền vững mà còn thắp lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong cộng đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, nơi những tòa cao ốc vươn mình giữa đô thị sôi động lại có những ngôi nhà tình thương giản dị đã trở thành biểu tượng đẹp cho một Thành phố nhân ái, nghĩa tình và luôn chung sức, đồng lòng vì người nghèo.

Lan tỏa mái ấm nghĩa tình - Bài 1: Yên tâm an cư trong ngôi nhà mới

Từ những căn nhà dột nát đến mái ấm kiên cố, từ những đêm trằn trọc lo mưa gió đến giấc ngủ bình yên trong căn nhà mới… hàng trăm hộ dân khó khăn tại TP Hồ Chí Minh đã bước qua hành trình nhiều nước mắt để chạm tay vào niềm vui tưởng chừng xa vời. Đó là thành quả đầy cảm xúc từ các công trình sửa chữa, xây mới nhà tình thương - một dấu ấn nhân văn đậm nét để hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bí thư Chi bộ tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một nhà giáo, mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn đau đáu làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tổng hợp luyện Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30-4

Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp nhà nước.

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.