Tạo đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số
Sáng 17/5, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 (Ban Chỉ đạo) họp Phiên họp thứ 2 trực tuyến với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo yêu cầu thời gian tới phải đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số.
Tạo đột phá chiến lược về thể chế số, hạ tầng số và nhân lực số

Theo Ban Chỉ đạo, sau 4 tháng thực hiện đã góp phần nâng cao nhận thức; hoàn thiện thể chế; tăng cường đầu tư, hoàn thiện hạ tầng cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nhân lực chất lượng cao, chuyển đổi số, ứng dụng khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo trong hoạt động của các cơ quan nhà nước được thúc đẩy; hoạt động khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và hộp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số diễn ra sôi động.

Hiện nay, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến toàn trình trên tổng số thủ tục hành chính của cả nước tháng 4 đạt 50,4%, Cổng Dịch vụ công quốc gia đã cung cấp 3.525 dịch vụ công trực tuyến. Tổng doanh số toàn thị trường thương mại điện tử Việt Nam trong ba tháng đầu năm đạt 101 ngàn tỷ đồng, tăng 42,29% so với cùng kỳ năm 2024. Doanh thu công nghiệp công nghệ thông tin tháng 4/2025 ước đạt hơn 423 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 44,41% so với cùng kỳ năm 2024. Tổng số Chứng thư chữ ký số đã cấp tính đến ngày 12/5/2025 là hơn 17 triệu chứng thư chữ…

Kết luận Phiên họp, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo biểu dương những nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của các bộ, ngành, địa phương; sự chỉ đạo quyết liệt của các thành viên Ban Chỉ đạo của Chính phủ, nhất là sự đóng góp quan trọng của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Khoa học và Công nghệ; sự đồng lòng, ủng hộ, tham gia tích cực của người dân, doanh nghiệp trong việc phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06.

Chỉ rõ các tồn tại, hạn chế và điểm các nhiệm vụ còn chậm tiến độ, Thủ tướng Chính phủ cho biết, còn 30 địa phương và 17 bộ, ngành chưa ban hành các chỉ số phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành dựa trên dữ liệu; 31 nhiệm vụ chậm tiến độ của Đề án 06; một số địa phương cấp tỉnh, cấp xã chưa triển khai Trung tâm hành chính công…

Phân tích bối canh, tình hình, Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ, thời gian tới, để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06 phải gắn với đơn giản hoá, cắt bỏ các thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà; bỏ cơ chế xin-cho; giảm chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh hợp tác công tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển; triển khai thần tốc, hiệu quả, có tính bứt phá toàn diện; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, động lực, nguồn lực của sự phát triển.

Nêu rõ mục tiêu trọng tâm thời giới tới là “tăng tốc và bứt phá” để đạt mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2025, với tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8%, tạo thế, tạo đà, tạo lực cho tăng trưởng 2 con số trong những hnawm tiếp theo, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, tác phong, lề lối làm việc theo hướng khoa học, chuyên nghiệp, hiện đại với phương châm “Bộ máy tinh gọn - Dữ liệu kết nối - Quản trị hiện đại”; bố trí kinh phí, bảo đảm mục tiêu dành 3% tổng chi ngân sách Nhà nước hằng năm cho khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính và Đề án 06; đẩy mạnh 03 đột phá chiến lược số gồm: đột phá về thể chế số; đột phá về hạ tầng số và đột phá về nhân lực số.

Thủ tướng đề nghị các bộ, các ngành, các địa phương, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiện vụ, tránh hình thức, chiếu lệ, trên tinh thần “nghĩ thật, nói thật, làm thật, kết quả thật và nhân dân hưởng thụ thành quả thật”./.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các doanh nghiệp Thái Lan

Nhân chuyến thăm Việt Nam và đồng chủ trì họp Nội các chung lần thứ 4 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Thái Lan của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, chiều 16/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo 7 tập đoàn, doanh nghiệp lớn hàng đầu của Thái Lan gồm: Tập đoàn SCG; Tập đoàn Charoen Pokphand; Tập đoàn AMATA; Tập đoàn WHA; Tập đoàn Central Retail; ngân hàng Kasikornbank; Tập đoàn Super Energy. Các doanh nghiệp này đều đã có các dự án đầu tư tại Việt Nam.

Quê hương Nghệ An trong trái tim Bác Hồ

Sau mấy chục năm rời quê hương ra đi tìm đường cứu nước, giành độc lập cho dân tộc, Bác Hồ chỉ có hai lần về thăm quê hương Nghệ An. Lần thứ nhất là vào tháng 6-1957 và lần thứ hai là vào tháng12-1961. Những lần về quê của Người luôn để lại hình ảnh đẹp về một nhân cách lớn nhưng vô cùng giản dị, gần gũi.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Thái Lan

Sáng 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì Lễ đón Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra cùng Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4, Nội các chung Việt Nam-Thái Lan.

Kế hoạch triển khai Phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số”

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 14/5/2025 ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” (Kế hoạch). Kế hoạch nhằm phát huy truyền thống yêu nước, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Đồng thời, khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân, tự lực tự cường, khai thác tối đa năng lực nội sinh. Theo Kế hoạch, các bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (bộ, ngành, địa phương), tổ chức, doanh nghiệp tập trung thi đua thực hiện một số nội dung.

13 nước có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam (tính đến 16/5/2025)

Ngày 16/5/2025, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam (từ ngày 15 đến 16/5/2025) của Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra, hai nước đã nâng cấp quan hệ Việt Nam - Thái Lan lên Đối tác Chiến lược toàn diện. Tính đến ngày 16/5/2025, Việt Nam có quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với 13 quốc gia. Đó là: Trung Quốc (2008), Liên bang Nga (năm 2012), Ấn Độ (2016), Hàn Quốc (2022), Mỹ (9/2023), Nhật Bản (11/2023), Australia (3/2024), Pháp (10/2024), Malaysia (11/2024), New Zealand (2/2025), Indonesia (10/3/2025), Singapore (12/3/2025) và Thái Lan (16/5/2025).

Việt Nam tái đắc cử Chủ tịch Ủy ban kỹ thuật thường trực Tổ chức Hải quan thế giới

Tại phiên họp lần thứ 247/248 của Ủy ban kỹ thuật thường trực (PTC) thuộc Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) tại Brussels (Bỉ) ngày 14/5/2025, Việt Nam đã tiếp tục được các thành viên WCO tín nhiệm tái cử giữ cương vị Chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2025-2026. Trước đó, Việt Nam đã giữ chức Chủ tịch PTC nhiệm kỳ 2024-2025.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới nghiên cứu, sinh sản thành công giống cá cam

Lần đầu tiên Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg. Trước đó đơn vị cũng nghiên cứu và sinh sản thành công cá nhụ bốn râu (cá chét, cá gộc). Đây là kết quả đột phá, mở ra tiềm năng lớn cho phát triển nuôi biển quy mô công nghiệp.  

Bến du thuyền chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam

Cục Hàng hải và Đường thủy Việt Nam đã cấp mã cảng “VNANA” cho Công viên bến du thuyền Ana Marina Nha Trang. Đây là bến du thuyền chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam được đưa vào hoạt động chính thức. Bến du thuyền này có công năng phục vụ 110 du thuyền, tối đa lên đến 220 du thuyền với vị trí địa lý tưởng, có thể kết nối giao thông hàng hải giữa khu vực Đông Nam Á và Bắc Á.