Tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý người dân tộc thiểu số
Triển khai các chính sách trong công tác dân tộc đã tạo điều kiện và động lực để cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và theo vị trí việc làm.
Đoàn giám sát Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Long làm việc với Ban Dân tộc tỉnh về tình hình xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số. 
Ảnh: Thúy Hằng - TTXVN

Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã cụ thể hóa các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số trong thời kỳ mới, tạo điều kiện cho đội ngũ này được học tập, rèn luyện, thử thách trong thực tiễn, qua đó từng bước nâng cao năng lực, khắc phục khó khăn trong học tập và công tác.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long, tỉnh có cơ cấu đa dân tộc. Ngoài dân tộc Kinh, các dân tộc thiểu số khác chiếm khoảng 2,7% dân số toàn tỉnh; trong đó, nhiều nhất là dân tộc Khmer chiếm gần 2,1%, người Hoa chiếm khoảng 0,6% ... Do đó, công tác phát triển đảng viên, xây dựng lực lượng đoàn viên, hội viên, đội ngũ cán bộ chủ chốt trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tỉnh quan tâm.

Toàn tỉnh có 516 cán bộ, công chức, viên chức và 673 đảng viên là người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, bổ nhiệm công chức, viên chức người dân tộc thiểu số cũng đạt được kết quả tích cực. Toàn tỉnh hiện có 4 trường hợp giữ vị trí lãnh đạo, quản lý các cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp công lập các cấp; có 31 trường hợp quy hoạch chức danh ban giám hiệu nhà trường; 14 trường hợp quy hoạch phó, trưởng trạm và trưởng, phó khoa các cấp...

Xác định xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên nhằm đáp ứng yêu cầu công tác trong thời kỳ mới, từ năm 2016 đến nay, địa phương đã cử tham gia đào tạo trình độ chuyên khoa I một trường hợp, đào tạo trình độ thạc sỹ trong nước 6 trường hợp và ở nước ngoài một trường hợp, đào tạo trình độ đại học 15 trường hợp…

Thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ Tiểu dự án 2 của Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, từ năm 2021 đến nay, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp với Học viện Dân tộc tổ chức 11 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 321 học viên…

Cùng với đó, tỉnh Vĩnh Long cũng tập trung thực hiện các chương trình, chính sách của Trung ương và chính sách đặc thù của địa phương trên các lĩnh vực. Điển hình như tại huyện Tam Bình, từ năm 2020 đến nay, địa phương đã thực hiện chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn cho 104 lượt người; hỗ trợ về phát triển giáo dục mầm non, hỗ trợ ăn trưa đối với trẻ em mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số cho 249 lượt trẻ và hỗ trợ giáo viên mầm non dạy lớp ghép, tăng cường tiếng Việt cho 18 lượt giáo viên...

Theo Trưởng ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Long Thạch Dương, qua triển khai các chính sách trong công tác dân tộc đã tạo điều kiện và động lực để cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số tham gia học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và theo vị trí việc làm, góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ, nhất là ở cấp cơ sở. Đặc biệt, lực lượng này có nhiều ưu thế trong tìm hiểu, nắm bắt tâm tư, tình cảm của đồng bào dân tộc thiểu số, có vai trò quan trọng trong tuyên truyền. vận động, tham mưu triển khai hiệu quả các chương trình, dự án... thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, góp phần kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số đến nay chỉ còn khoảng 3,45% (khoảng 302 hộ).

Ông Thạch Dương cho biết, mặc dù các chương trình, kế hoạch về công tác đối với cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện, tuy nhiên đến nay số lượng cán bộ, công chức, viên chức dân tộc thiểu số còn thiếu và chưa đảm bảo cơ cấu, tỷ lệ hợp lý; cán bộ người dân tộc thiểu số giữ chức vụ lãnh đạo cấp tỉnh, huyện còn ít; nguồn cán bộ cận kề người dân tộc thiểu số còn hạn chế...

Thời gian tới, Ban Dân tộc tỉnh sẽ tiếp tục kiến nghị địa phương quan tâm bổ sung đủ biên chế cho tổ chức bộ máy Ban Dân tộc để thực hiện tốt công tác tham mưu tỉnh triển khai các chính sách, chương trình, dự án liên quan đến đồng bào dân tộc thiểu số. Ban đề nghị tỉnh chỉ đạo các địa phương tăng cường rà soát, quy hoạch, bổ nhiệm cán bộ là người dân tộc thiểu số đang công tác ở các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã để tạo nguồn cán bộ lãnh đạo, quản lý; đồng thời xem xét có chính sách đặc thù tuyển dụng công chức, viên chức đối với người dân tộc thiểu số và chú trọng phát hiện, quy hoạch, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao...

Ngoài ra, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp các ngành liên quan trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tổ chức các lớp bồi dưỡng cán bộ cơ sở nhằm bảo đảm đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ trong tình hình mới… góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế-xã hội của tỉnh nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng./.


Tin liên quan

Phát triển đảng viên là người dân tộc thiểu số trong ngành than

Những năm qua, công tác phát triển đảng viên trong lực lượng công nhân lao động ngành than là người dân tộc thiểu số tại tỉnh Quảng Ninh luôn được chú trọng. Số lượng, chất lượng đảng viên người dân tộc thiểu số ngày một cao. Từ đó giúp nâng cao sức lãnh đạo của Đảng, góp phần xây dựng tổ chức, cơ sở đảng vững mạnh; xây dựng đội ngũ công nhân mỏ vừa hồng vừa chuyên.

Tin cùng chuyên mục

Chặn đứng lãng phí tài sản công - Bài cuối: Đảng viên đi trước, làng nước theo sau

Có thể khẳng định lãng phí tài sản công gắn liền với trách nhiệm của cán bộ, đảng viên. Như vậy, để có thể chặn đứng “căn bệnh trọng” này và tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, hướng tới hình thành một văn hóa ứng xử trong thời đại mới, nhất thiết cán bộ, đảng viên phải là những người nêu gương.

Nhiều thuận lợi để phát triển điện hạt nhân

Năm 2009, Việt Nam đã nghiên cứu, triển khai dự án điện hạt nhân ở Ninh Thuận, nhưng do nhiều yếu tố mà phải tạm dừng dự án. Tuy nhiên, hiện nay bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều chuyển biến tích cực. Chính vì vậy, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công Thương phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục nghiên cứu tình hình phát triển điện hạt nhân trên thế giới để xây dựng một chiến lược dài hạn. Đây là điều cần thiết để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và đạt mục tiêu Netzero .

Huyện biên giới Mường Tè quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo

Những năm qua, tỉnh Lai Châu đã sử dụng nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất ngành giáo dục tại huyện Mường Tè. Nhờ đó, diện mạo ngành giáo dục đã thay đổi rõ nét, từng bước đáp ứng tốt công tác dạy và học tại các điểm trường, trường học khu vực biên giới phía Bắc.

Tổng Bí thư Tô Lâm trao Quyết định phân công đồng chí Trần Cẩm Tú giữ chức Thường trực Ban Bí thư

Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao Quyết định số 1616-QĐNS/TW ngày 25/10/2024 của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và tặng hoa chúc mừng Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú.

Kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu

Bão số 3 (Yagi) là cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh miền Bắc, gây thiệt hại nghiêm trọng và tác động lớn tới đời sống của người dân, hạ tầng đường sá, sản xuất nông nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế... Bão qua đi để lại những bài học về kinh nghiệm ứng phó, cùng với đó là các giải pháp bền vững và dài hạn để chủ động đối phó, hạn chế thiệt hại trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Đây là những giải pháp, hành động cần có theo tinh thần Kết luận số 81-KL/TW ngày 4/6/2024 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.