Thu nhập bình quân của người lao động tăng ở hầu hết các địa phương
Báo cáo về tình hình lao động, việc làm quý I/2025 vừa được Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố mới đây cho thấy, thu nhập bình quân tháng của người lao động tăng so với quý trước và tăng ở hầu hết các địa phương, ngành kinh tế.
Công nhân nhà máy GODACO tại Khu công nghiệp Mỹ Tho làm đơn hàng cá tra xuất khẩu. Ảnh: Minh Hưng-TTXVN

Cụ thể, trong quý I/2025, thu nhập bình quân tháng của người lao động tiếp tục được cải thiện, đạt 8,3 triệu đồng, tăng 131 nghìn đồng so với quý trước và tăng 720 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước, tương đương với tăng 1,6% và tăng 9,5%. Thu nhập bình quân tháng của lao động ở khu vực thành thị gấp 1,39 lần khu vực nông thôn (10,1 triệu đồng so với 7,2 triệu đồng).

Phân theo vùng kinh tế - xã hội, so với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân của người lao động quý I tăng lên ở tất cả các vùng của cả nước; trong đó, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, và Đồng bằng sông Hồng là hai vùng ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân cao.

Cụ thể, thu nhập bình quân tháng của lao động tại vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung đạt 7,3 triệu đồng, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm trước.

Cũng so với cùng kỳ năm trước, một số tỉnh trong vùng này ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng cao như: tại tỉnh Nghệ An là 7,2 triệu đồng, tăng 24,1% (tương ứng tăng 1,4 triệu đồng); tại Thanh Hóa là 7,8 triệu đồng, tăng 15,6% (tương ứng tăng 1,1 triệu đồng); tại Quảng Bình là 7 triệu đồng, tăng 14,2% (tương ứng tăng 871 nghìn đồng).

Tại vùng Đồng bằng sông Hồng, thu nhập bình quân tháng của lao động đạt 9,8 triệu đồng, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước (tương ứng tăng 851 nghìn đồng).

Một số tỉnh ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân tháng cao như: Hưng Yên là 9,2 triệu đồng, tăng 11,5% (tương ứng tăng 949 nghìn đồng); Vĩnh Phúc 9,9 triệu đồng, tăng 11,5% (tương ứng tăng 1 triệu đồng); Hải Dương 8,8 triệu đồng, tăng 10,6% (tương ứng tăng 841 nghìn đồng).

So với cùng kỳ năm trước, thu nhập bình quân tháng của người lao động quý 1 tăng lên ở ba khu vực kinh tế. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng cao nhất, đạt 4,9 triệu đồng, tăng 9,8% (tương ứng tăng 434 nghìn đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực dịch vụ đạt 9,9 triệu đồng, tăng 9,2% (tương ứng tăng 832 nghìn đồng); khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 9,1 triệu đồng, tăng 8,2% (tương ứng tăng 690 nghìn đồng).

Một số ngành ghi nhận tốc độ tăng thu nhập bình quân khá như: ngành cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải là 9,9 triệu đồng, tăng 12%, tương ứng tăng 1,1 triệu đồng; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước là 12,3 triệu đồng, tăng 10,9%, tương ứng tăng 1,2 triệu đồng; nông, lâm nghiệp và thủy sản là 4,9 triệu đồng, tăng 9,8%, tương ứng tăng 434 nghìn đồng.

Cùng với đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là 9,1 triệu đồng, tăng 8%, tương ứng tăng 667 nghìn đồng; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm là 13,9 triệu đồng, tăng 6,1%, tương ứng tăng 800 nghìn đồng; bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy là 9,4 triệu đồng, tăng 5,7%, tương ứng tăng 508 nghìn đồng.

Cục Thống kê cũng cho biết, đến hết quý I, lao động có việc làm cả nước đạt 51,9 triệu người, giảm 234 nghìn người, tương ứng giảm 0,4% so với quý trước và tăng 532,1 nghìn người, tương ứng tăng 1,04% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, lao động có việc làm khu vực thành thị là 20 triệu người (chiếm 38,6%), giảm 115,9 nghìn người so với quý trước và tăng 433,6 nghìn người so với cùng kỳ năm trước; lao động có việc làm khu vực nông thôn là 31,8 triệu người, giảm 118,1 nghìn người so với quý trước và tăng 98,5 nghìn người so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Huy Minh, Phó ban Ban Thống kê dân số và lao động, Cục Thống kê cho biết, chuyển dịch lao động từ khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản sang khu vực công nghiệp xây dựng và khu vực dịch vụ nên năng suất lao động của Việt Nam trong thời gian qua, mặc dù, đã cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều qua các năm với tốc độ tăng năng suất lao động cao trong khu vực. Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực./.

Tin liên quan

Mở cánh cửa mới cho người lao động

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW về sắp xếp, tinh gọn bộ máy sẽ có số lượng lớn lao động từ khối nhà nước nghỉ việc và dịch chuyển sang khối tư nhân, phù hợp với quy luật của thị trường. Những người thuộc diện tinh giản hay tự nguyện nghỉ việc trong cơ quan nhà nước để ra ngoài làm vẫn có thể khẳng định bản thân ở môi trường mới và góp phần cống hiến cho xã hội.

Việt Nam chung tay chăm lo sức khoẻ, đời sống cho người lao động ở Đông Bắc Campuchia

Trước thềm Tết cổ truyền Choul Chnam Thmey năm 2025 của Campuchia, ngày 6/4, Đại sứ quán Việt Nam tại Vương quốc Campuchia phối hợp với Bệnh viện Chợ Rẫy - Phnom Penh và Công ty cổ phần Nông nghiệp Trường Hải (Thaco Agri) tổ chức chương trình khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc và tặng quà cho người lao động gốc Việt và Campuchia tại Khu liên hợp Snuol của công ty Thaco Agri trên địa bàn huyện Snuol, tỉnh Kratie ở Đông Bắc nước này. Chương trình nhằm mục đích quan tâm, chăm lo sức khoẻ và đời sống cho người lao động, giúp đội ngũ cán bộ, công nhân viên yên tâm làm việc.

Tin cùng chuyên mục

Khẩn trương sắp xếp, sáp nhập cấp tỉnh, cấp xã

Chiều 14/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả",đã chủ trì phiên họp của Ban Chỉ đạo để triển khai Kế hoạch của Ban Chỉ đạo Trung ương, về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và xây dựng hệ thống chính trị 2 cấp ở địa phương.

Hiệu quả từ nghị quyết “hợp lòng dân”

Bão lịch sử Yagi hồi tháng 9/2024 đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của Nhà nước và nhân dân tỉnh Yên Bái. Sau bão, nhờ những chính sách, nghị quyết được ban hành kịp thời của tỉnh cùng sự nỗ lực vươn lên của người dân, cuộc sống bà con vùng lũ ổn định trở lại.

Bước tiến để ‘gần dân’ hơn

Một mô hình chính quyền địa phương với tầm nhìn dài hạn, tinh gọn, hiệu quả hơn, nhằm phục vụ người dân một cách gần gũi và sát sao hơn nữa, là đích đến của công tác cải cách thể chế, sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền.

Bước đột phá cải cách toàn diện hệ thống chính trị

Trong lịch sử tổ chức bộ máy hành chính, chính trị ở Việt Nam từ thời kỳ Đổi mới đến nay, hiếm có hội nghị nào mang tầm bước ngoặt như Hội nghị Trung ương 11 khóa XIII. Không chỉ dừng lại ở đổi mới tư duy, Trung ương Đảng lần này thể hiện rõ tinh thần dám tổ chức lại toàn bộ hệ thống, với độ đồng thuận cao, phạm vi cải cách sâu rộng và quyết tâm hành động thực chất.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Thúc đẩy khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên mới

Tối 11/4, tại Nhà hát Quân đội, số 130 Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đã tổ chức Lễ Tôn vinh hợp tác xã tiêu biểu và trao Giải Ngôi sao Hợp tác xã "Coop Star Awards 2025" cho 100 hợp tác xã tiêu biểu. Sự kiện được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 đài truyền hình Việt Nam.