Thủ tướng Phạm Minh Chính: Pháp luật giúp tăng cường quản lý, song phải kiến tạo, khuyến khích sự sáng tạo
Trong xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm tính khả thi, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc.
Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9.
 Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Sáng 23/9, Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hoàn thiện thể chế, pháp luật nhằm tăng cường quản lý, song phải kiến tạo cho sự phát triển, huy động tối đa nguồn lực và khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan.

Tại Phiên họp, Chính phủ đã thảo luận, cho ý kiến đối với các nội dung: Dự án Luật Dữ liệu; Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm Y tế; Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi).

Các thành viên Chính phủ cho rằng, việc xây dựng, ban hành các luật, nhằm quán triệt và cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về các lĩnh vực nêu trên; khắc phục những tồn tại, bất cập, hạn chế; phục vụ công tác quản lý nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội thời gian tới.

Đối với Dự án Luật Dữ liệu, các đại biểu thảo luận sôi nổi về các nội dung liên quan đến khái niệm dữ liệu, kết nối, chia sẻ, thẩm quyền; về bảo đảm chi ngân sách thực hiện Chiến lược dữ liệu; về Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia; kết nối, chia sẻ, điều phối dữ liệu; về sàn giao dịch dữ liệu…

Về Đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân, các thành viên Chính phủ thảo luận kỹ về các chính sách liên quan: xây dựng, phát triển, quản trị, xử lý dữ liệu, ứng dụng khoa học công nghệ trong xử lý dữ liệu, quản lý nhà nước về dữ liệu; các quyền và nghĩa vụ của chủ thể dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân trong quá trình xử lý dữ liệu; các điều kiện, biện pháp bảo vệ dữ liệu cá nhân…

Ở Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Chính phủ xem xét các nội dung liên quan đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật, kiểm toán, ứng dụng chuyển đổi số, chia sẻ dữ liệu; đăng ký khám, chữa bệnh; chuyển tuyến cấp chuyên môn kỹ thuật; quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế; nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Bảo hiểm y tế; tiêu chí, nguyên tắc sử dụng danh mục thuốc sử dụng khám, chữa bệnh cho đối tượng tham gia bảo hiểm y tế…

Trong Đề nghị xây dựng Luật Luật sư (sửa đổi), Chính phủ nhất trí sửa đổi toàn diện Luật Luật sư năm 2006 nhằm cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 về quyền của công dân nhờ luật sư bào chữa; các chủ trương, đường lối của Đảng về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Trong đó, thống nhất xây dựng Luật với các chính sách: xây dựng đội ngũ luật sư có bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn; phát triển mạnh thị trường dịch vụ pháp lý, đồng thời xây dựng các tổ chức hành nghề luật sư hoạt động chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế; nâng cao trách nhiệm tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư; trách nhiệm của tổ chức, tăng cường quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư…

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật.
 Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Chỉ đạo về nguyên tắc, yêu cầu xây dựng luật, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thảo luận và cho ý kiến đối với từng nội dung của các dự án luật, Đề nghị xây dựng luật; giao các Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ chủ trì xây dựng các dự án luật, Đề nghị xây dựng luật phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của thành viên Chính phủ, nghị quyết phiên họp, hoàn thiện hồ sơ dự án luật theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những vấn đề lớn trong quá trình phối hợp chỉnh lý, hoàn thiện dự án luật.

Kết luận phiên họp, cho biết tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Chính phủ dự kiến trình Quốc hội thông qua 15 dự án luật; trình Quốc hội cho ý kiến 11 dự án luật, theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, trong khi thời gian từ nay đến Kỳ họp thứ 8 còn rất ít. Do đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ưu tiên tối đa thời gian, công sức, trí tuệ, tập trung nguồn lực cao nhất, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật để trình Quốc hội theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo yêu cầu.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để cởi trói, tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.

Trong quá trình xây dựng pháp luật phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, tạo sự đồng thuận trong quá trình thẩm tra, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật theo ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Quốc hội; khẩn trương báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với những vấn đề phát sinh, những nội dung vượt thẩm quyền.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lưu ý, quán triệt đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng vào trong các dự án luật, pháp lệnh. Trong xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng, bám sát và lấy thực tiễn làm thước đo; bảo đảm tính khả thi, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền triệt để, đồng thời huy động, phân bổ các nguồn lực có hiệu quả; thiết kế công cụ để tăng cường giám sát, kiểm tra, kiểm soát quyền lực; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm thiểu tối đa chi phí cho người dân, doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xóa bỏ cơ chế xin - cho, giảm các khâu trung gian.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật. 
Ảnh: Dương Giang-TTXVN

Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu xây dựng pháp luật phải thiết kế công cụ tăng cường quản lý hiệu quả phù hợp với điều kiện Việt Nam, song phải kiến tạo cho sự phát triển và tạo điều kiện huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực; khuyến khích sự sáng tạo của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan; đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng và có công cụ để xử lý những vi phạm của người dân, doanh nghiệp và các chủ thể liên quan, trên quan điểm không hình sự hóa quan hệ dân sự, kinh tế.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu xây dựng các luật kế thừa những quy định còn phù hợp, có tác động tích cực trong luật hiện hành; cái gì đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, đa số đồng tình thì tiếp tục thực hiện, luật hóa; quản lý được nhưng phải thông thoáng và rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ kết quả; tranh thủ tối đa ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và các chủ thể liên quan; tăng cường công tác truyền thông chính sách, tạo sự đồng thuận xã hội trong cả khâu xây dựng, hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật./.

Tin liên quan

Thủ tướng yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện “6 tăng”, “6 giảm”, “6 tăng tốc, bứt phá”

Chiều 21/9/2024, kết luận Hội nghị Thường trực Chính phủ với các ngân hàng thương mại cổ phần về các giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu hệ thống ngân hàng thực hiện "6 tăng, 6 giảm, 6 tăng tốc, bứt phá" để cùng đất nước phát triển, phấn đấu đến cuối năm 2025 có ít nhất từ 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong nhóm 100 ngân hàng lớn mạnh nhất trong khu vực châu Á.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Theo đặc phải viên TTXVN, chiều 22/9 theo giờ địa phương (tức sáng 23/9 giờ Hà Nội) tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự sự kiện kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững; hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt Mạng lưới Đổi mới sáng tạo

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại thành phố New York, chiều 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp mặt với các thành viên Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Tổng Bí thư Lào đánh giá cao sự hy sinh to lớn của cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam

Từ ngày 22-26/9, Đoàn cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào, do Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - Trưởng ban Liên lạc toàn quốc cựu quân tình nguyện và chuyên gia quân sự Việt Nam giúp Lào - làm Trưởng đoàn đã có chuyến thăm Lào theo lời mời của Bộ Quốc phòng nước này. Chiều 23/9, tại thủ đô Viêng Chăn, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath và Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng NDCM Lào Thongsavanh Phomvihane đã lần lượt có các buổi tiếp thân mật đoàn.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu chính sách tại Đại học Columbia: “Con đường của Việt Nam, quan hệ với Hoa Kỳ và tầm nhìn cho kỷ nguyên mới”

Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79 và làm việc tại New York, Hoa Kỳ, sáng 23/9 (giờ địa phương), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới thăm và phát biểu chính sách tại Đại học Columbia. TTXVN xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại sự kiện này.

Việt Nam - Belarus còn rất nhiều tiềm năng hợp tác thương mại

Việt Nam – Belarus có lợi thế kinh tế bổ sung cho nhau và còn nhiều tiềm năng thúc đẩy thương mại ở nhiều lĩnh vực. Đây là nhận định của các đại biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Belarus – Việt Nam do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Tp. Hồ Chí Minh phối hợp Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Belarus tại Tp. Hồ Chí Minh, Cơ quan Tiếp thị và Nghiên cứu Giá cả Quốc gia Belarus tổ chức, tại Tp. Hồ Chí Minh, ngày 23/9.

Tiếp tục đưa quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ ngày càng phát triển ổn định, thực chất

Theo đặc phải viên TTXVN, chiều 22/9 theo giờ địa phương (tức sáng 23/9 giờ Hà Nội) tại New York, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự sự kiện kỷ niệm 1 năm nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược toàn diện, hướng tới kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ. Sự kiện có sự tham dự của cựu Ngoại trưởng John Kerry, Thượng nghị sỹ Dan Sullivan cùng nhiều quan chức, cựu quan chức cấp cao trong chính quyền cùng đông đảo bạn bè Hoa Kỳ và cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ.