Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển
Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.
Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Tại buổi tiếp, Thủ tướng khẳng định lại chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc nghiêm chỉnh tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, giải quyết hòa bình các bất đồng, tranh chấp, bao gồm các tranh chấp liên quan đến biển. Chúc mừng và bày tỏ coi trọng vai trò của ITLOS trong việc hỗ trợ các quốc gia giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế liên quan đến việc giải thích và áp dụng UNCLOS 1982 trong thời gian qua, Thủ tướng cũng cho rằng ITLOS là “sân chơi” bình đẳng để tất cả các quốc gia thành viên, dù lớn hay nhỏ, có thể sử dụng để thể hiện quan điểm về các vấn đề pháp lý về biển cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Thủ tướng Chính phủ đề nghị ITLOS tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ am hiểu sâu về luật pháp quốc tế để tham gia vào việc giải quyết tranh chấp quốc tế và cũng như làm việc tại các thiết chế pháp lý quốc tế và cơ chế đa phương.

Chánh án Toà ITLOS Tomas Heidar chia sẻ Việt Nam là địa điểm phù hợp để tổ chức Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển, vì Việt Nam không chỉ xét từ vị trí địa lý mà còn thể hiện trong các cam kết lâu dài của Việt Nam đối với Công ước UNCLOS 1982, được biểu hiện bằng những hành động cụ thể.

Theo Chánh án Toà ITLOS, Việt Nam đã phê chuẩn hai hiệp định thực thi trong khuôn khổ UNCLOS là Hiệp định thực thi Phần XI UNCLOS (2006) và Hiệp định về nguồn cá (2018); Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ký kết Hiệp định về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển tại khu vực nằm ngoài quyền tài phán quốc gia (BBNJ).

Ông Tomas Heidar đánh giá cao sự ủng hộ tích cực của Việt Nam đối với công việc của ITLOS và trình độ của đội ngũ cán bộ pháp lý Việt Nam thông qua việc Việt Nam tích cực tham gia phiên trình bày tại ITLOS liên quan tới việc cho ý kiến tư vấn của Tòa về biến đổi khí hậu, và đề cử chuyên gia pháp lý xuất sắc của Việt Nam cho vị trí thẩm phán của ITLOS nhiệm kỳ 2026-2035./.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Nghị quyết chuyên đề đặc biệt với nhiều quyết sách chiến lược

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể, năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi… để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước...

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Mục tiêu chính của Nghị quyết là tạo ra một xã hội thực sự dân chủ, bình đẳng, an toàn, minh bạch; nhân dân thực sự làm chủ; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước; quản lý, quản trị xã hội hiện đại, kiến tạo sự phát triển; nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.

Các khoản hỗ trợ cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú từ 1/5/2025

Theo Nghị định số 66/2025/NĐ-CP của Chính phủ, từ 1/5/2025, cơ sở giáo dục mầm non có trẻ em nhà trẻ bán trú được hỗ trợ tiền để mua giấy, truyện tranh, sáp màu, bút chì, đồ chơi và các đồ dùng, học liệu học tập khác; chăn, màn và các đồ dùng cá nhân cho trẻ em nhà trẻ bán trú với mức kinh phí là 1.350.000 đồng/trẻ em nhà trẻ bán trú/năm học; Được hỗ trợ tiền điện, nước phục vụ học tập và sinh hoạt của trẻ em nhà trẻ bán trú với định mức là 5KW điện/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú và 1m3 nước/tháng/trẻ em nhà trẻ bán trú; Được hỗ trợ kinh phí để thực hiện quản lý buổi trưa đối với nhóm trẻ em nhà trẻ với định mức là 700.000 đồng/tháng/nhóm trẻ em nhà trẻ và được hưởng không quá 9 tháng/năm học.