Tinh gọn bộ máy: Phát huy "thương hiệu mềm" từ tên gọi địa phương cấp xã
Tỉnh Nghệ An đã có sự linh hoạt trong cách đặt tên đảm bảo hài hòa lợi ích và bản sắc của từng vùng, cộng đồng, đặc biệt đặt người dân vào vị trí trung tâm.


Thành phố Vinh, Nghệ An
Ảnh: Nguyễn Văn Nhật - TTXVN

Theo Nghị quyết số 76/2025/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 vừa chính thức có hiệu lực từ tháng 4, các tên gọi mới phải đáp ứng tiêu chí: Ngắn gọn, dễ đọc, dễ nhớ, có tính hệ thống và phù hợp với truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương.

Tại Nghệ An, việc sáp nhập các xã, phường được thực hiện với nhiều cách thức khác nhau. Các yếu tố như lịch sử, truyền thống văn hóa địa phương cũng rất phong phú và đặc thù. Do vậy, tỉnh Nghệ An đã có sự linh hoạt trong cách đặt tên đảm bảo hài hòa lợi ích và bản sắc của từng vùng, cộng đồng, đặc biệt đặt người dân vào vị trí trung tâm.

Sau sáp nhập, thị trấn Cầu Giát, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An sẽ được mở rộng không gian.
Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

*Giữ gìn bản sắc văn hóa qua tên gọi

Căn cứ chủ trương của cấp trên và tình hình thực tiễn, Ban Thường vụ Huyện ủy, Ban Chỉ đạo, Ban Chấp hành Huyện ủy Nam Đàn đã họp thống nhất thay đổi tên gọi tại 4/5 xã mới để trình xin ý kiến cử tri toàn huyện, riêng đơn vị hành chính xã Kim Liên mới giữ nguyên tên. Theo đó, xã Nam Đàn I đổi thành xã Vạn An; xã Nam Đàn II thành xã Nam Đàn; Nam Đàn III thành xã Đại Huệ và xã Nam Đàn IV thành xã Thiên Nhẫn.

Các đơn vị hành chính mới hội tụ cơ bản đầy đủ yếu tố theo yêu cầu dễ nhớ, dễ nhận biết, gắn với địa danh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa và được cử tri đồng thuận cao (99,72 %).

Ông Vương Hồng Thái, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nam Đàn cho biết, quá trình thay đổi tên gọi đã được thống nhất từ Ban Thường vụ, Ban Chỉ đạo của huyện và có tham khảo ý kiến chuyên gia, vì vậy, khi đưa ra phương án tên gọi đã được cử tri đồng tình, ủng hộ cao. Riêng xã Kim Liên là quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi đến nay còn lưu giữ được không gian văn hóa, lịch sử và nhiều tài liệu, hiện vật gắn liền với tuổi thơ của Người và thân nhân, là Khu Di tích quốc gia đặc biệt. Tên gọi này không đơn thuần là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng thiêng liêng, có tầm ảnh hưởng rộng lớn trong nước và quốc tế. Việc giữ nguyên tên Kim Liên chính là giữ gìn giá trị lịch sử, văn hóa cốt lõi của dân tộc.

Tương tự, tại thành phố Vinh, theo phương án, 33 phường, xã hiện nay của thành phố sẽ được sắp xếp thành thành 6 đơn vị, giảm 27 đơn vị (tỷ lệ giảm 84,38%). Trong đó, tên của 5 phường mới được đề xuất đặt là Trường Vinh, Thành Vinh, Vinh Hưng, Vinh Phú, Vinh Lộc. Riêng địa bàn 7 phường thuộc thị xã Cửa Lò (cũ) gồm: Nghi Hòa, Nghi Hải, Nghi Hương, Nghi Thu, Thu Thủy, Nghi Thủy, Nghi Tân được thống nhất phương án đặt tên phường Cửa Lò.

Theo lãnh đạo thành phố Vinh, Cửa Lò không chỉ là tên gọi của một đơn vị hành chính cấp huyện trước khi sáp nhập về thành phố Vinh từ 1/12/2024 theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà còn là thương hiệu du lịch nổi bật của Nghệ An và khu vực Bắc Trung Bộ, được định vị trong lòng du khách thập phương, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì thế, việc đặt lại tên Cửa Lò đảm bảo tính ổn định về hình ảnh, thương hiệu và tâm lý xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tiến đầu tư, du lịch.

Việc giữ nguyên các tên gọi như Kim Liên, Cửa Lò trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Nghệ An được đánh giá là cách tiếp cận hoàn toàn phù hợp và cần thiết. Đây không chỉ là những địa danh quen thuộc, gắn bó với đời sống tinh thần, bản sắc văn hóa của người dân mà còn mang giá trị biểu tượng sâu sắc.

Thực hiện Kết luận ngày 29/4/2025 của Ban Chỉ đạo về thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và mô hình tổ chức chính quyền địa phương hai cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An, 14/20 huyện, thành phố, thị xã đã đổi tên mới theo hướng không sử dụng tên cấp huyện gắn số thứ tự mà sử dụng tên gọi địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử.

Niêm yết danh sách cử tri tại xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An.
Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

*Người dân đồng thuận

Tại Kỳ họp thứ 29 khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 ngày 8/5/2025, HĐND tỉnh Nghệ An đã thông qua sửa đổi tên 82 xã, phường theo địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa, lịch sử. Với sự điều chỉnh này, tất cả 130 xã, phường mới ở Nghệ An sau sắp xếp đơn vị hành chính có tên gọi theo địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử.

Trước đó, qua nắm bắt tình hình chung, thể theo nguyện vọng của cử tri và nhân dân, thực hiện các Thông báo kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và chính quyền địa phương 2 cấp, UBND cấp huyện, cấp xã có liên quan đã thực hiện trình tự, thủ tục, lấy ý kiến người dân, cử tri, trình HĐND cùng cấp thông qua theo quy định về sửa đổi tên đơn vị hành chính cấp xã đạt sự thống nhất, đồng thuận cao trong cử tri, nhân dân.

Theo số liệu Sở Nội vụ, 96,92% ý kiến cử tri ở Nghệ An nhất trí việc đổi tên mới theo hướng không sử dụng tên cấp huyện gắn số thứ tự mà sử dụng tên gọi địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử.

Tại kỳ họp HĐND vừa qua, với sự thống nhất cao, các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết, theo đó, quyết nghị phương án đặt tên mới của 82 đơn vị cấp xã trong toàn tỉnh tại 11 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghĩa Đàn, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Yên Thành; 2 thị xã: Hoàng Mai, Thái Hòa và thành phố Vinh từ sử dụng tên cấp huyện gắn số thứ tự thành tên gọi theo hướng dễ đọc, dễ nhớ, sử dụng tên các địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử.

Như vậy, với sự điều chỉnh này, 130 xã, phường mới ở Nghệ An sau sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã sẽ có tên gọi theo hướng dễ đọc, dễ nhớ, sử dụng tên các địa danh có yếu tố truyền thống, văn hóa và lịch sử.

Tại kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Nghĩa Hiếu đã đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Nghệ An năm 2025 để trình Bộ Nội vụ thẩm định, báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết nghị đảm bảo tiến độ gấp rút mà Trung ương đã đề ra; đồng thời, sẵn sàng, chủ động chuẩn bị các điều kiện cho việc chuyển sang mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.

Sau sáp nhập, người dân có cơ hội mở rộng sản xuất, kinh doanh với quy mô lớn và chuyên sâu hơn.
Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

"Từ tên đất, tên làng, nhân vật lịch sử..., việc khai thác các giá trị để đặt tên không chỉ là giữ gìn ký ức mà còn là hành trang để tiến về phía trước trong kỷ nguyên mới. Cái tên mới phải được người dân đồng thuận, phải là thương hiệu và từ đó tạo nên sự đoàn kết cộng đồng. Khi đó, tên gọi không chỉ là một con chữ hành chính mà là biểu tượng của sự đồng thuận, đoàn kết và khởi đầu cho một hành trình phát triển mới của địa phương", ông Nguyễn Hồ Cảnh, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh Nghệ An bày tỏ quan điểm.

Thực tế, một tên gọi không chỉ phục vụ công tác quản lý hành chính mà còn là "thương hiệu mềm" cho địa phương. Đặt tên mới là cơ hội để khơi dậy niềm tự hào, sức mạnh văn hóa và giá trị lịch sử. Tên mới sẽ đi cùng các sản phẩm OCOP, nông sản, du lịch… và là yếu tố định vị trong chỉ dẫn địa lý của mỗi địa phương./.

Tin liên quan

Dự kiến tên gọi của 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh sau sáp nhập, hợp nhất

Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương. Trong số 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay, có 11 đơn vị không thực hiện sáp nhập, 52 đơn vị còn lại sáp nhập, hợp nhất thành 23 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới.  

Hướng dẫn chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai sau sáp nhập

Nhằm bảo đảm công tác quản lý đất đai được thống nhất, đồng bộ và hiệu quả trong bối cảnh cả nước đang tiến hành sắp xếp lại đơn vị hành chính các cấp, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành văn bản số 911/BNNMT-QLĐĐ gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn chi tiết về việc chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai và tổng hợp số liệu diện tích tự nhiên.

Tinh gọn bộ máy: Ổn định sớm để phát triển

Dù rất khẩn trương nhưng việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được làm với sự thận trọng, chắc chắn, bài bản, không nóng vội, chủ quan.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố đường bay thẳng Hà Nội – Moskva

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, chiều tối 9/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ công bố đường bay thẳng giữa Hà Nội – Moskva của Vietnam Airlines và chứng kiến trao các Biên bản bản ghi nhớ hợp tác với các đối tác tại Liên bang Nga. Sự kiện  đánh dấu một bước tiến mới trong bối cảnh Việt Nam và Liên bang Nga đang mở rộng hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại, văn hóa và giao lưu nhân dân.

Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh - yêu thương để lại cho đời

Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu đặt bút viết một văn bản đặc biệt quan trọng mà Bác đã khiêm tốn gọi là “Mấy lời để lại”. Đó chính là bản Di chúc thiêng liêng của Người. Chỉ vỏn vẹn 1.000 từ, nhưng được viết trong 4 năm, đó là sự kết tinh cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người gắn với đại tổng kết cách mạng Việt Nam. 56 năm đã trôi qua, bản Di chúc của Người vẫn là cương lĩnh, là "quốc bảo" để xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn, như lúc sinh thời Người hằng mong muốn.

Giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Sáng 9/5 tại trụ sở Bộ Quốc phòng Lào ở thủ đô Viêng Chăn, Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm đã có cuộc nói chuyện nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2025.  

Lễ thượng cờ trên đảo Cô Tô

Sáng 9/5, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Lễ thượng cờ Tổ quốc trên đảo, chào mừng kỷ niệm 64 năm ngày Bác Hồ ra thăm (9/5/1961 - 9/5/2025). Huyện Cô Tô huy động số lượng người tham gia lớn nhất từ trước đến nay với gần 2.000 người tại 3 điểm gồm Khuôn viên Quảng trường Di tích quốc gia đặc biệt - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh; khuôn viên cột cờ Tổ quốc xã Thanh Lân; khuôn viên cột cờ Tổ quốc thôn đảo Trần.

Nơi viết tiếp những dòng lịch sử về quan hệ Việt Nam – Azerbaijan

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, trưa 8/5 (giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ Khánh thành Phòng Lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với ngành Dầu khí Việt Nam – Azerbaijan tại Trường Đại học Dầu mỏ và Công nghiệp Quốc gia Azerbaijan.

Không để gián đoạn việc phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

Kết luận Phiên họp Chính phủ chuyên đề về sắp xếp, tổ chức đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp vào sáng 9/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo khẩn trương bố trí ngay kinh phí để chi trả cho người xin nghỉ theo chế độ và dôi dư trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy; hướng dẫn sắp xếp tài sản, cơ sở vật chất trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính địa phương.

SusHi Tech Tokyo 2025 – Khẳng định vị thế công nghệ Việt tại Nhật Bản

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 8/5, Thống đốc Tokyo, bà Yuriko Koike, đã khai mạc Triển lãm SusHi Tech Tokyo 2025. Hiệp hội Chuyển đổi số Việt Nam tại Nhật Bản (VADX Japan) chính thức đồng hành cùng SusHi Tech Tokyo 2025 - với vai trò Đại sứ và tham gia chuỗi hoạt động quan trọng từ ngày 8 – 10/5 tại Tokyo Big Sight.

Ninh Bình bảo tồn và phát huy giá trị Hành cung Vũ Lâm

Là một căn cứ quân sự thời Trần, Hành cung Vũ Lâm là minh chứng cho sự tài tình trong chiến lược quân sự của nhà Trần, thể hiện tầm nhìn sâu rộng của triều Trần trong việc gắn kết giữa chính trị, quân sự và văn hóa, tôn giáo. Do đó, bảo tồn, trùng tu các di tích của Hành cung Vũ Lâm gắn với phát triển hạ tầng du lịch xanh, thân thiện với môi trường sẽ góp phần thu hút du khách trong và ngoài nước, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương.

Lễ hội Làng Sen năm 2025

Lễ hội Làng Sen năm 2025 diễn ra từ ngày 10 - 19/5/2025 tại thành phố Vinh và huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) được tổ chức quy mô cấp quốc gia với nhiều hoạt động phong phú, đặc sắc chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025). Đây là hoạt động chính trị, văn hóa có ý nghĩa quan trọng, thể hiện lòng biết ơn, thành kính của nhân dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh.