Ứng dụng công nghệ viễn thám trong bảo vệ tài nguyên rừng
Việc xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám rất thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng.
Lực lượng chức năng ứng dụng công nghệ viễn thám tuần tra, kiểm soát bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng.
 Ảnh: Nguyễn Thanh - TTXVN

Qua một năm triển khai, việc ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã phát huy hiệu quả. Bước đầu, nhiều điểm rừng có thay đổi đã được phát hiện và thông báo đến lực lượng chức năng để có biện pháp kiểm tra, xử lý.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Thuận, việc xây dựng và triển khai ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát tài nguyên rừng là hết sức thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng, không để xảy ra điểm nóng về phá rừng, khai thác, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật.

Trong thời gian từ tháng 1-10/2024, phần mềm đã phát hiện và gửi tin cảnh cáo 507 điểm nghi ngờ biến động hiện trạng tài nguyên rừng. Trong đó, các đơn vị chủ rừng, Hạt Kiểm lâm đã phối hợp kiểm tra, xác minh 492 điểm ngoài thực địa và xác định các nguyên nhân cụ thể như: Cháy rừng 1 điểm/0,45 ha; lấn chiếm đất rừng 5 điểm/1 ha; lũ lụt, sạt lở, lốc xoáy có 2 điểm/0,49 ha; phá rừng trái pháp luật 7 điểm/1,39 ha; có 235 điểm/294,3 ha biến động do khai thác rừng trồng; nguyên nhân khác (rụng lá, suy thoái rừng, cháy thực bì...) có 242 điểm. Còn lại 15 điểm đang được các đơn vị xác minh ngoài thực địa.

Giai đoạn từ nay đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu làm chủ công nghệ chế tạo vệ tinh viễn thám.
 Ảnh minh họa

Từ khi công nghệ viễn thám được đưa vào vận hành, các thiếu sót, hạn chế của phần mềm cơ bản được khắc phục. Kết quả thực hiện phần mềm bước đầu được đánh giá phù hợp với thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng, giám sát biến động tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, công nghệ này có khả năng tương thích, chịu tải và phục hồi sự cố, tính bảo mật và độ chính xác tốt. Thông qua ứng dụng công nghệ viễn thám, nhiều vụ phá rừng, lấn chiếm đất rừng được phát hiện, ngăn chặn, lập hồ sơ xử lý kịp thời, không để xảy ra các điểm nóng phá rừng có quy mô lớn, tính chất nghiêm trọng.

Theo các đơn vị chức năng, bên cạnh những ưu điểm tích cực, quá trình vận hành, sử dụng phần mềm còn những tồn tại như: Công tác xác minh, kiểm tra các điểm cảnh báo mất rừng ngoài hiện trường của một số chủ rừng còn chậm; số điểm cảnh báo chưa chính xác vẫn còn (cảnh báo ở một số điểm rừng trồng cây cao su, cây điều rụng lá và một phần diện tích rừng tự nhiên rụng lá). Bên cạnh đó, lực lượng bảo vệ rừng và kiểm lâm địa bàn còn thiếu so với quy định, hạn chế trong việc tiếp cận công nghệ thông tin…

Để tiếp tục triển khai hiệu quả công tác bảo vệ rừng, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hệ thống ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh trong quản lý, giám sát tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh. Các đơn vị thường xuyên theo dõi chặt chẽ việc thực hiện ở các cấp, kịp thời tổng hợp những vấn đề bất cập trong quá trình thực hiện quy chế và quy trình vận hành, sử dụng phần mềm để đề xuất các cơ quan cấp trên làm cơ sở thực hiện thống nhất và hiệu quả trên toàn tỉnh.

Ủy ban nhân dân tỉnh cũng yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với đơn vị tư vấn cung cấp dịch vụ dần hoàn thiện, tăng cường chất lượng của phần mềm. Đơn cử như nâng cao giải pháp lọc mây qua Google Earth Engine để cải thiện khả năng phát hiện các điểm thay đổi trạng thái rừng ở kỳ ảnh trước đó bị mây che phủ, các điểm rừng trồng cây cao su, cây điều rụng lá và một số diện tích rừng tự nhiên rụng lá… để giảm thiểu tin nhắn cảnh báo sai đối với kiểu rừng này./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Grand Pioneers (Quảng Ninh) được vinh danh là “Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024”

Du thuyền Grand Pioneers Cruise trên Vịnh Hạ Long được vinh dự là đơn vị đầu tiên của Việt Nam nhận giải “Hãng du thuyền xanh tốt nhất thế giới 2024” tại World Cruise Awards. Đây không chỉ là niềm tự hào lớn lao cho Grand Pioneers mà còn đánh dấu bước tiến quan trọng của ngành du thuyền Việt Nam trên bản đồ thế giới.

Festival “Đôi bờ Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản”

Festival “Đôi bờ Ví, Giặm - Kết nối tinh hoa di sản” nhân kỷ niệm 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được tổ chức từ ngày 27 - 30/11/2024 tại Hà Tĩnh. Festival gồm các hoạt động: Trưng bày và trình diễn di sản văn hóa kết hợp các sản phẩm du lịch; Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh; hội nghị - hội thảo quốc gia đánh giá việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh. Điểm nhấn của Festival là cầu truyền hình trực tiếp chương trình nghệ thuật “Đôi bờ Ví, Giặm” diễn ra tối 27/11/2024 với sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ thành danh. Sau 10 năm dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, việc lưu giữ, truyền dạy dân ca Ví, Giặm đã trở thành một trong những hoạt động thiết thực nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của di sản.

TECHFEST Việt Nam 2024: Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Với chủ đề “Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam”, ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia (Techfest) 2024 do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp UBND thành phố Hải Phòng tổ chức, diễn ra từ ngày 26 - 28/11/2024 tại Hải Phòng. Được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2015, đến năm 2023, qua 9 lần tổ chức, Techfest Việt Nam đã thu hút 21 nghìn lượt người tham dự, hơn 450 nhà đầu tư, hơn 1,4 nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cùng hơn 800 lượt kết nối đầu tư trong nước và quốc tế.

Giải bóng bàn vô địch Ðông Nam Á: Lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng đơn nữ

Chiều 24/11/2024, Giải bóng bàn vô địch Ðông Nam Á 2024 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan đã kết thúc với thành tích ấn tượng của các tay vợt Việt Nam. Trong đó, lần đầu tiên Việt Nam đoạt Huy chương Vàng đơn nữ sau khi tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đánh thắng đối thủ người Malaysia là Tay Ai Xin với tỷ số thuyết phục 4-0 ở trận chung kết.

Giải thưởng Kotler Awards 2024: Quần thể danh thắng Tràng An được vinh danh ở hạng mục “Điểm đến có ảnh hưởng”

Tối 22/11/2024, tại Lễ trao giải thưởng Kotler 2024 diễn ra tại TP Hồ Chí Minh, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng”. Việc giành chiến thắng ở hạng mục “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng”tại Kotler Awards 2024 chính là một sự công nhận xứng đáng cho những nỗ lực xây dựng thương hiệu du lịch của tỉnh Ninh Bình với hạt nhân là Quần thể danh thắng Tràng An; cũng như những tác động của di sản thế giới này đối với sự phát triển bền vững của ngành du lịch và cuộc sống cộng đồng địa phương.

"Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế" là Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Ngày 23/11/2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận Di sản tư liệu khu vực châu Á - Thái Bình Dương “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”; công bố hoàn thành Dự án bảo tồn, tu bổ tổng thể di tích điện Thái Hòa” và động thổ công trình “Tu bổ, phục hồi di tích Điện Cần Chánh”. Di sản được Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO vinh danh ngày 8/5/2024.