Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất
Tỉnh Bình Phước đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhất; giải quyết những vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

Bình Phước có 41 dân tộc thiểu số khác nhau sinh sống đan xen tại 111 xã, phường, thị trấn. Những năm qua, tỉnh luôn đề cao, chú trọng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về công tác dân tộc nhằm giải quyết việc làm, ổn định sinh kế và giảm nghèo bền vững.

Ban tổ chức Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát huyện Bù Đăng thực hiện nghi thức động thổ khởi công xây dựng cho hộ dân có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở.
 Ảnh: TTXVN phát

Trong đợt 1 năm 2025, địa phương giải quyết đất ở cho 1 hộ (46 triệu đồng/hộ); xây dựng mới nhà ở cho 32 hộ (86 triệu đồng/hộ), sửa chữa nhà ở là 11 hộ (43 triệu đồng/hộ); hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 12 hộ (11,5 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 10 hộ (3,5 triệu đồng/hộ); hỗ trợ nước sinh hoạt tập trung 6 công trình.

Đồng bào dân tộc thiểu số ở Bình Phước phấn khởi khi có nước sạch sinh hoạt, ổn định cuộc sống.
Ảnh: Nhật Bình - TTXVN

Tỉnh phấn đấu 100% thôn có đường giao thông đến trung tâm được cứng hóa; đầu tư hoàn chỉnh một số công trình cơ sở hạ tầng thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho 100% trẻ em suy dinh dưỡng vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đào tạo nghề cho khoảng 200 người, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho khoảng 100 hộ đồng bào dân tộc thiểu số và hộ dân tộc Kinh nghèo, cận nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn...

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Tuyết Minh, để thực hiện các mục tiêu này, tỉnh đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn nhất; giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số khó khăn nhất.

Tỉnh huy động nguồn vốn từ nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, huyện đối ứng và huy động, lồng ghép nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định; tăng cường huy động vốn từ đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ, vốn đối ứng, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng.

Ở góc độ ngành, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bình Phước Điểu Nen cho biết, Bình Phước hiện có 1.647 cán bộ, công chức, viên chức người dân tộc thiểu số, trong đó có 55 người là lãnh đạo, quản lý các cấp. Do đó, tỉnh tăng cường bồi dưỡng kiến thức về chính sách dân tộc, công tác dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và cán bộ cơ sở, cộng đồng dân cư.

Tỉnh xây dựng các mô hình văn hóa truyền thống; các câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại thôn, ấp vùng dân tộc thiểu số và miền núi; hỗ trợ đội văn nghệ được thành lập và Hỗ trợ trang thiết bị cho Nhà văn hóa – Khu thể thao các thôn, ấp…

Bình Phước cũng tăng cường chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, giám sát, đánh giá tiến độ việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành; phòng, chống, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đối với việc thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em, tỉnh tuyên truyền, vận động thay đổi, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em.

Bình Phước thực hiện các chương trình bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống và ưu tiên đầu tư cho việc giữ gìn, phát huy các loại hình nghệ thuật truyền thống của đồng bào S’tiêng, M’nông, Khmer; sưu tầm, phục hồi và phát triển một số loại hình nghệ thuật, lễ hội có nguy cơ thất truyền.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù cho các nghệ nhân, những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh; tham mưu, đề xuất chính sách hỗ trợ đặc thù cho các nghệ nhân, những người trực tiếp nắm giữ, thực hành văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số. Sở còn xây dựng mô hình du lịch nghỉ dưỡng theo phương pháp thảo dược của người đồng bào dân tộc M’nông và S’tiêng tại vùng đệm Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Từ năm 2023 đến nay, Sở Dân tộc và Tôn giáo đã tham mưu 3.400 văn bản các loại triển khai, tổ chức, phối hợp thực hiện công tác dân tộc và liên quan đến các chương trình, đề án, dự án của tỉnh, ngành liên quan đến chính sách dân tộc ở tỉnh. Hầu hết các chương trình, dự án, chính sách dân tộc được tích hợp trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.

Tỉnh cũng ban hành các chính sách đặc thù riêng như: Chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số năm 2023; chính sách hỗ trợ kinh phí cho học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cận nghèo, người có uy tín, già làng tiêu biểu vùng dân tộc thiểu số, ưu đãi đối với các trường chuyên và trường phổ thông dân tộc nội trú…/.


Tin liên quan

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giảm còn 6,19%; có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

“Bệ đỡ” cho người dân thoát nghèo bền vững

Đến cuối năm 2024, Sóc Trăng có 16.600 hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế, với dư nợ cho vay đạt 2.606 tỷ đồng, chiếm 45,4% tổng dư nợ.

Tin cùng chuyên mục

Đồng hành cùng Bộ đội Biên phòng bảo vệ an ninh biên giới

Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới dài hơn 49km giáp với Vương quốc Campuchia. Những năm qua, bên cạnh nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, các đơn vị Bộ đội Biên phòng tỉnh đặc biệt chú trọng công tác vận động quần chúng và nhận được sự hưởng ứng tích cực tham gia của các tổ chức, cá nhân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.

Phối hợp bảo đảm chất lượng nội dung trình Kỳ họp thứ 9

Chiều 22/4, tại Nhà Quốc hội, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã tổ chức Hội nghị thảo luận về Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì Hội nghị.

Lan tỏa mái ấm nghĩa tình - Bài cuối: Phát huy truyền thống ‘lá lành đùm lá rách’

Chương trình chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát không chỉ mang lại chốn an cư bền vững mà còn thắp lên tinh thần đoàn kết, sẻ chia trong cộng đồng. Tại TP Hồ Chí Minh, nơi những tòa cao ốc vươn mình giữa đô thị sôi động lại có những ngôi nhà tình thương giản dị đã trở thành biểu tượng đẹp cho một Thành phố nhân ái, nghĩa tình và luôn chung sức, đồng lòng vì người nghèo.

Lan tỏa mái ấm nghĩa tình - Bài 1: Yên tâm an cư trong ngôi nhà mới

Từ những căn nhà dột nát đến mái ấm kiên cố, từ những đêm trằn trọc lo mưa gió đến giấc ngủ bình yên trong căn nhà mới… hàng trăm hộ dân khó khăn tại TP Hồ Chí Minh đã bước qua hành trình nhiều nước mắt để chạm tay vào niềm vui tưởng chừng xa vời. Đó là thành quả đầy cảm xúc từ các công trình sửa chữa, xây mới nhà tình thương - một dấu ấn nhân văn đậm nét để hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bí thư Chi bộ tâm huyết với chuyển đổi số dành cho người cao tuổi

Xuất phát từ tấm lòng của một nhà giáo, mấy chục năm qua, ông Đinh Ngọc Sơn - Bí thư Chi bộ khu dân cư số 9 phường Dịch Vọng Hậu (Cầu Giấy, Hà Nội) luôn đau đáu làm thế nào để giúp người cao tuổi tiếp cận và có thể hòa nhập được với dòng chảy công nghệ như chủ trương của Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Tổng hợp luyện Lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 30-4

Tối 22/4, tại trục đường Lê Duẩn, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã tổ chức tổng hợp luyện lần cuối trước khi sơ duyệt và tổng duyệt cấp nhà nước.