Ưu tiên nguồn lực để bứt phá
Nghị quyết 136/2024/QH15 (Nghị quyết 136) về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Đây là tiền đề để thành phố Đà Nẵng tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng trả lời phóng vấn phóng viên TTXVN.
Ảnh: Thành Trung/TTXVN

Thành phố Đà Nẵng đã tận dụng tiềm năng và lợi thế để triển khai thực hiện Nghị quyết 136 như thế nào? Để làm rõ vấn đề này phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hồ Kỳ Minh, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Phóng viên: Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, vậy thành phố đã chuẩn bị triển khai Nghị quyết này như thế nào, thưa ông?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Sau khi Nghị quyết 136/2024/QH15 về tổ chức mô hình chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách ưu đãi để phát triển thành phố Đà Nẵng được ban hành, thành phố đã tập trung triển khai nhằm sớm đưa Nghị quyết 136 đi vào thực tiễn.

Ngày 22/7/2024, Ban Thường vụ Thành ủy đã ban hành Chỉ thị số 44 về việc lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết 136; trong đó cũng đồng thời ban hành các quyết định thành lập Ban chỉ đạo, các thành viên Ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho các thành viên cũng như là tổ giúp việc của Ban chỉ đạo. Bên cạnh đó, Hội đồng nhân dân thành phố đã ban hành Nghị quyết số 57 ngày 30/7/2024 về việc triển khai Nghị quyết 136 và thành phố Đà Nẵng cũng đã ban hành Quyết định số 1800 ngày 20/8/2024 về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 136.

Để triển khai quán triệt Nghị quyết 136 một cách đồng bộ, toàn diện, thành phố Đà Nẵng đã mời Thủ tướng Chính phủ dự Hội nghị công bố Nghị quyết 136 cũng như tuyên truyền, phổ biến những nội dung chủ yếu của Nghị quyết 136 theo hình thức trực tiếp và trực tuyến đến tất cả các quận, huyện, phường, xã cũng như là các Đảng bộ trực thuộc Thành ủy Đà Nẵng.

Phóng viên: Vậy đâu là những nhiệm vụ trọng tâm mà thành phố sẽ triển khai trong thời gian tới, thưa ông?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Đà Nẵng sẽ tập trung vào hai nhóm vấn đề trong Nghị quyết 136. Nhóm vấn đề thứ nhất liên quan đến tổ chức thực hiện mô hình chính quyền đô thị và nhóm vấn đề thứ hai là các cơ chế, chính sách ưu đãi phát triển thành phố Đà Nẵng.

Đối với nhóm vấn đề thứ nhất về mô hình chính quyền đô thị, thành phố sẽ tập trung sớm trình Hội đồng nhân dân thành phố ban hành nghị quyết về thành lập Sở An toàn Thực phẩm. Bên cạnh đó, triển khai những cơ chế chính sách cho các quận, phường khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị và đặc biệt chú ý đến chế độ chính sách cho các cán bộ, công chức làm ở khối quận, phường.

Đối với nhóm vấn đề thứ hai liên quan đến các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố, thành phố sẽ ưu tiên cho một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: tập trung phát triển lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo; phát triển hạ tầng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển những dự án trọng điểm có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thành phố như cảng Liên Chiểu, Khu thương mại tự do, Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng.

Phóng viên: Xin ông cho biết những ngành nào sẽ được hưởng lợi khi Nghị quyết 136 được triển khai?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Khi Nghị quyết 136 được triển khai và đi vào thực tiễn, những nhóm ngành đã được đề cập trong Nghị quyết 136 như: vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo ở khu thương mại tự do, các dịch vụ logistics gắn với cảng biển, cảng hàng không sẽ có tốc độ phát triển bứt phá và sẽ có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới.

Phóng viên: Để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược khi Nghị quyết 136/2024/QH15 có hiệu lực, thành phố đã có kế hoạch gì cho vấn đề này, thưa ông?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Để thu hút và phát triển những ngành, những dự án quan trọng đã được đề cập trong Nghị quyết 136, một việc rất quan trọng là phải ưu tiên thu hút được các nhà đầu tư chiến lược. Đối với vấn đề này, thành phố đã ban hành một danh mục các ngành, lĩnh vực, dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào thành phố Đà Nẵng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xây dựng những kế hoạch gặp gỡ, xúc tiến đầu tư, tuyên truyền quảng bá về môi trường đầu tư đến các nhà đầu tư chiến lược ở các thị trường trọng điểm.

Ví dụ đối với lĩnh vực bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, chúng tôi ưu tiên cho các thị trường để thu hút đầu tư như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Còn đối với việc phát triển cảng biển Liên Chiểu, chúng tôi ưu tiên cho những doanh nghiệp hàng đầu trong các lĩnh vực và đầu tư hạ tầng cũng như khai thác cảng biển đẳng cấp quốc tế ở châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương.

Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, Khu thương mại tự do sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho Đà Nẵng. Vậy ông đánh giá như thế nào về vấn đề này?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Một điểm đột phá trong Nghị quyết 136 là Khu thương mại tự do, trong Nghị quyết cũng đã nêu Khu thương mại tự do sẽ bao gồm ba phân khu: phân khu sản xuất, phân khu thương mại dịch vụ và phân khu logistics. Tôi nghĩ rằng khi Khu thương mại tự do được triển khai sẽ tạo ra một cú hích cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng. Ví dụ, đối với lĩnh vực logistics sẽ gắn với cảng biển Liên Chiểu. Như vậy, toàn bộ vấn đề về hàng hóa xuất nhập khẩu, phân phối sẽ gắn qua cảng biển Liên Chiểu là cảng quốc tế.

Đối với phân khu sản xuất, chúng tôi cũng sẽ ưu tiên thu hút những nhà đầu tư chiến lược để vừa đầu tư hạ tầng các phân khu sản xuất, vừa đầu tư trực tiếp sản xuất ra những sản phẩm thuộc những danh mục, những lĩnh vực mà thành phố ưu tiên thu hút đầu tư như: vi mạch, bán dẫn trí tuệ nhân tạo, công nghệ cao, công nghệ hàng không vũ trụ. Nếu làm được như này thì không chỉ Khu thương mại tự do sẽ đóng góp quan trọng cho sự phát triển của thành phố Đà Nẵng mà còn đóng góp cho kinh tế cả nước.

Phóng viên: Để Nghị quyết 136/2024/QH15 mang lại hiệu quả và đi vào cuộc sống, Đà Nẵng sẽ ưu tiên nguồn lực cho các vấn đề nào, thưa ông?

Phó Chủ tịch Hồ Kỳ Minh: Để Nghị quyết 136 nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy được hiệu quả, thành phố sẽ dành tất cả các nguồn lực về con người, tài chính, cơ chế chính sách… để ưu tiên phát triển. Ví dụ đối với cơ chế chính sách, hiện nay chúng tôi đang tập trung xây dựng những nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố để ban hành những nội dung liên quan đến các lĩnh vực, các ngành, các dự án đã được đề cập trong Nghị quyết 136 nhưng thuộc thẩm quyền của thành phố.

Bên cạnh đó, đối với những dự án quan trọng chúng tôi sẽ bổ sung các nguồn lực vào trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của giai đoạn 2022 - 2025 cũng như kế hoạch đầu tư hàng năm và tiếp tục báo cáo với Trung ương để xem xét đầu tư cho những dự án trọng điểm mang tầm quốc gia, có ảnh hưởng đến tác động lan tỏa đến sự phát triển liên vùng và của toàn bộ đất nước.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông!

Tin liên quan

Sắp xếp đơn vị hành chính 21 tỉnh, thành phố

Dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, chiều nay 24/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua các nghị quyết về việc sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Thuận, Cà Mau, Đà Nẵng, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Kiên Giang, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Long An, Quảng Bình, Quảng Nam, Nghệ An, Thái Nguyên, Thanh Hóa và Yên Bái với 100% đại biểu có mặt tán thành. Các Nghị quyết của các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng Nam, Thanh Hóa, Bà Rịa - Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025; các nghị quyết khác có hiệu lực từ ngày 1/12/2024.

Tin cùng chuyên mục

Nét đẹp văn hóa Việt Nam qua múa rối nước dưới góc nhìn của truyền thông Trung Quốc

Với dòng tít “‘Những câu truyện cổ tích dưới nước’ - chủ đề vĩnh cửu dẫn dắt con người hướng thiện”, bài viết trên trang Thời báo Hoàn Cầu- một ấn phẩm của Nhân dân nhật báo - Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ca ngợi nét đẹp văn hóa của Việt Nam thông qua múa rối nước đã được lưu truyền hàng nghìn năm nay.

Truyền thông Mexico đánh giá cao vai trò của Việt Nam trên các diễn đàn đa phương

Những sáng kiến và đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế quan trọng như Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Hội nghị thượng đỉnh của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) một lần nữa khẳng định uy tín và vị thế ngày càng tăng của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vun đắp quan hệ hữu nghị – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

80 năm Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Cách đây 80 năm, cùng với sự ra đời Đội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, Ban công tác chính trị của Đội cũng được thành lập, đánh dấu sự ra đời của cơ quan chính trị trong Quân đội. Nhằm ôn lại chặng đường lịch sử vẻ vang và đúc rút bài học kinh nghiệm, vào chiều 18/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức Hội thảo khoa học “Tổng cục Chính trị - 80 năm vững bước dưới cờ Đảng”.

Tổng Bí thư dự gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Sáng 18/11, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; trao Huân chương Lao động hạng Ba cho Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo.

Đổi mới mạnh mẽ tổ chức bộ máy làm công tác dân vận

Chiều 18/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì buổi làm việc với Ban Dân vận Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng đến nay và nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến Đại hội 14 của Đảng.

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, từ ngày 16 – 19/11, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva. Nhân dịp này phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ đã có cuộc trao đổi với nhà báo Pedro Oliveira, Tổng thư ký Hội hữu nghị Brazil-Việt Nam.

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Trả lời phóng viên TTXVN tại Trung Quốc về bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam, cho rằng bài viết đã trình bày sâu sắc và toàn diện về một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Nam cần thực hiện khi đứng trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, đó là nhiệm vụ chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.