Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) và tiến hành một số hoạt động song phương tại Rio de Janeiro, từ ngày 16 – 19/11, theo lời mời của Tổng thống Brazil Lula da Silva. Nhân dịp này phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ đã có cuộc trao đổi với nhà báo Pedro Oliveira, Tổng thư ký Hội hữu nghị Brazil-Việt Nam.

Ông Oliveira nhấn mạnh Việt Nam thường xuyên được mời tham dự các hội nghị G20 và sự hiện diện của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Rio de Janeiro là minh chứng cho thấy vai trò, vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng lớn hơn trên trường quốc tế. Việt Nam luôn đóng góp tích cực và hiệu quả trong thúc đẩy chủ nghĩa đa phương trên thế giới, góp phần xây dựng một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển bền vững.

Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính sau chuyến thăm chính thức vào tháng 9 năm ngoái cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn.

Về quan hệ song phương, ông Oliviera bày tỏ chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính diễn ra vào thời điểm hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 16 năm xác lập quan hệ đối tác toàn diện sẽ góp phần đáng kể cho việc nâng tầm mối quan hệ Việt Nam – Brazil.

Đặc biệt, trong chuyến thăm này, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ khai trương biển kỷ niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Rio de Janeiro, nơi Người đã sinh sống trong 6 tháng trên đường đi tìm đường giải phóng dân tộc Việt Nam vào năm 1912. Nhà báo Oliviera, người có nhiều năm nghiên cứu và viết sách về Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhấn mạnh đây là một hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng tưởng nhớ tới vị anh hùng giải phóng của dân tộc Việt Nam. Sự kiện này cũng có ý nghĩa lớn trong mối quan hệ giữa nhân dân hai nước.

Từ góc độ kinh tế, thương mại, hai nước có nhiều điểm tương đồng. Brazil và Việt Nam là những nước sản xuất cà phê và hạt điều lớn nhất thế giới. Việt Nam hiện đang quan tâm đến việc sản xuất ô tô điện tại Brazil thông qua nhà máy Vinfast, nhà sản xuất ô tô điện lớn của Việt Nam. Trong khi, Brazil rất quan tâm đến việc hợp tác sản xuất linh kiện điện tử, chất bán dẫn. Ông cũng đề cập đến một diễn đàn doanh nghiệp sẽ được tổ chức để thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước.

Brazil hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Mỹ Latinh. Trao đổi thương mại giữa hai nước đạt 7,11 tỷ USD trong năm 2023. Trong đó, Việt Nam nhập khẩu khoảng 4,7 tỷ USD và xuất khẩu 2,4 tỷ USD sang Brazil. Trong 9 tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại song phương đạt gần 5,8 tỷ USD, tăng 14,3% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Brazil đạt gần 2 tỷ USD, nhập khẩu từ Brazil đạt hơn 3,8 tỷ USD.

Ông Oliviera cũng cho biết trong những năm qua Hội hữu nghị Brazil-Việt Nam đã có nhiều đóng góp trong việc tăng cường quan hệ giữa hai nước. Năm 2023, Đại học Hà Nội đã ra mắt từ điển Bồ Đào Nha-Việt Nam. Tại Brazil, cuốn sách "Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp vị lãnh tụ giải phóng dân tộc Việt Nam" bằng tiếng Bồ Đào Nha của nhà báo Oliveira tái bản lần thứ ba cũng đã được ra mắt. Chính với tác phẩm này, ông Oliviera đã giành được Giải nhất Giải thưởng Thông tin tuyên truyền đối ngoại lần thứ VIII năm 2022./.

Diệu Hương

Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm

Trả lời phóng viên TTXVN tại Trung Quốc về bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm được đăng tải gần đây, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu về các vấn đề Việt Nam, cho rằng bài viết đã trình bày sâu sắc và toàn diện về một nhiệm vụ quan trọng khác mà Việt Nam cần thực hiện khi đứng trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, đó là nhiệm vụ chống lãng phí và thực hành tiết kiệm.

Vun đắp quan hệ đoàn kết – Trách nhiệm với các vấn đề toàn cầu

Sáng 18/11, Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới sân bay quốc tế Nội Bài, thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hoà Chile và Cộng hoà Peru, cũng như tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình dương (APEC) 2024.

Sôi nổi Ngày hội Đại đoàn kết tại các khu dân cư

Các khu dân cư trên địa bàn cả nước đang tổ chức "Ngày hội Đại đoàn kết" với nhiều hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, các trò chơi dân gian truyền thống. Qua các hoạt động thiết thực được tổ chức, đã khơi dậy tinh thần đoàn kết, đồng lòng để phát huy tốt hơn nữa trong quá trình thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước tại khu dân cư.

Tổng Bí thư dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Tiếp tục chương trình công tác tại Cà Mau, sáng 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với bà con nhân dân ấp Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Tham gia Đoàn công tác có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến và Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Nguyễn Duy Ngọc.

Nhận diện: Đoàn kết đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, với biết bao thăng trầm, bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp, hun đúc qua các thế hệ; với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn. Tinh thần đó được thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như đại dịch COVID-19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua. Hiện nay, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng, là thời điểm định hình tương lai của chúng ta, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 70 năm ngày Tập kết

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp

Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, không khí gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của các doanh nhân về quyết tâm và hành động thực tiễn của các cấp chính quyền.