Nhận diện: Đoàn kết đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, với biết bao thăng trầm, bản sắc dân tộc, truyền thống văn hóa của các dân tộc Việt Nam đã không ngừng được vun đắp, hun đúc qua các thế hệ; với giá trị cốt lõi là tinh thần đoàn kết, lòng yêu nước nồng nàn. Tinh thần đó được thể hiện rõ nét trong những lúc khó khăn, thử thách như đại dịch COVID-19 hay trong phòng, chống và khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 vừa qua. Hiện nay, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử vô cùng quan trọng, là thời điểm định hình tương lai của chúng ta, củng cố và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc có ý nghĩa quyết định để đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Một cây làm chẳng nên non/Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Những câu tục ngữ trên được cha ông đúc kết từ hàng nghìn đời nay, đã đi vào tâm thức của mỗi người dân, trở thành lẽ sống, chất keo kết dính, gắn bó các thành viên trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, làm nên sức mạnh của giải đất hình chữ S, đưa nước ta vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang trong lịch sử dân tộc.

Đó là giá trị của đoàn kết dân tộc – di sản vô giá, truyền thống quý báu, được hun đúc qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước.

Đến thời đại Hồ Chí Minh, xây dựng ý chí và tinh thần đoàn kết được xác định là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/Thành công, thành công, đại thành công” là giá trị cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối cách mạng, là động lực và là nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thế và lực bước vào kỷ nguyên mới

Thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước ta đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, tích lũy thế và lực để sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh: Chúng ta xác định Đại hội XIV là đại hội đánh dấu thời điểm đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Kỷ niệm 70 năm ngày Tập kết

Kỷ niệm 70 năm sự kiện Tập kết ra Bắc - năm 1954, tối 16/11, Đài Truyền hình Việt Nam và Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp thực hiện chương trình cầu truyền hình Tập kết ra Bắc với chủ đề Tình sâu nghĩa nặng" tại 3 điểm cầu: Cà Mau, Hải Phòng và Thanh Hóa.

Rút ngắn khoảng cách giữa chính quyền và doanh nghiệp

Với mong muốn tạo môi trường cởi mở với tinh thần cầu thị, không khí gần gũi, thân thiện giữa chính quyền và doanh nhân, nhà đầu tư trên địa bàn, tỉnh Bắc Ninh đã chọn 1 ngày trong tháng là ngày doanh nhân. Qua đó, góp phần củng cố niềm tin của các doanh nhân về quyết tâm và hành động thực tiễn của các cấp chính quyền.

Nỗ lực "làm sạch" không gian mạng

Sự phát triển không ngừng nghỉ và sức lan tỏa mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội xuyên biên giới thời gian qua đã kéo theo không chỉ những lợi ích mà còn cả không ít nỗi lo ở nhiều quốc gia trên toàn cầu. Đặc biệt là hậu quả khôn lường từ tin giả, thông tin xấu độc, kích động bạo lực, vi phạm đạo đức, trái với thuần phong mỹ tục được phát tán từ các nền tảng xuyên biên giới. Thực tế cho thấy ở nhiều quốc gia đã ban hành các đạo luật để tăng cường quản lý, hạn chế mặt trái, phát huy những điểm tích cực, làm sạch không gian mạng.

Đơn giản hóa thủ tục hành chính khi khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế

Sáng 15/11, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Theo chương trình, sáng 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp, xem xét một số nghị quyết để triển khai thi hành Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2024; cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi).

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 3: Chung tay vì nguồn sống phong phú

Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) xác định rằng, chống đánh bắt cá IUU, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và phát triển ngành thủy sản bền vững là một vấn đề toàn cầu cần có sự hợp tác quốc tế để giải quyết. Nhận thức được tầm quan trọng của nhiệm vụ này, cộng đồng quốc tế đã tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực; chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, phối hợp thực thi pháp luật và hỗ trợ lẫn nhau. Không đứng ngoài nỗ lực chung này, Việt Nam đã hợp tác cùng nhiều chính phủ để đấu tranh chống IUU và bảo vệ nguồn sống phong phú từ đại dương.

Tương lai Xanh cho nghề cá - Bài 2: Những nỗ lực bền bỉ

Là một quốc gia ven biển có số lượng tàu đánh bắt xa bờ lớn, Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong sản xuất và xuất khẩu cá trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5% sản lượng thủy sản toàn cầu. Việc ngăn chặn, loại trừ, tiến tới xóa bỏ tình trạng IUU là nhiệm vụ bắt buộc để gỡ cảnh báo “thẻ vàng” mà Ủy ban châu Âu (EC) đã áp dụng, qua đó phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và hội nhập quốc tế. Đây là chủ trương xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta, điều này đã được thể chế hóa thông qua Luật Thủy sản năm 2017.