Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Những ngày cuối năm, làng lá dong Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội) ngập tràn sắc xanh và không khí tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết. Đây là thời vụ cao điểm nhà nhà người người thu hoạch, làm sạch và phân loại lá dong để cung cấp cho các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán. Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, với lá bầu tròn, dai, màu xanh non và cuống dài. Từ những chiếc lá xanh mướt nơi đây, hương vị bánh chưng truyền thống thêm phần trọn vẹn, mang đậm dấu ấn Tết Việt. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Người Chăm ở An Giang

Người Chăm ở An Giang

Tỉnh An Giang có khoảng 30.000 người dân tộc Chăm sinh sống tập trung thành những ấp hay liên ấp xen kẽ với người Kinh từ biên giới Campuchia ven theo sông Hậu thuộc các huyện: An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Châu Phú. Tập tục văn hóa của người Chăm ở An Giang có nét riêng so với người Chăm Bình Thuận, Ninh Thuận, đặt biệt là hòa quyện chặt chẽ với đặc điểm văn hóa sông nước miền Tây Nam Bộ… Ảnh: Mạnh Linh-TTXVN
Gìn giữ nghề thêu truyền thống dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

Gìn giữ nghề thêu truyền thống dân tộc Lô Lô ở Hà Giang

Với phụ nữ dân tộc Lô Lô ở huyện vùng cao Mèo Vạc (Hà Giang), việc gìn giữ và phát triển nghề thêu thổ cẩm truyền thống đã trở thành nét văn hóa đặc sắc trong đời sống, góp phần không nhỏ vào việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương. Hoa văn trang trí trên sản phẩm thổ cẩm của người Lô Lô được sắp đặt rất sáng tạo, chỉ bằng những mảnh vải nhỏ hình tam giác, các họa tiết… được ghép với nhau đã tạo ra những hình thể mới đa dạng... Bên cạnh đó, khăn quấn đầu cũng được trang trí bằng các mô típ hoa văn và các tua vải màu sắc sặc sỡ càng nổi bật bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô. Ảnh: Nam Thái - TTXVN
Yên Bái: Độc đáo ngôi Nhà ngô ở Màng Mủ

Yên Bái: Độc đáo ngôi Nhà ngô ở Màng Mủ

Vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) là điểm đến yêu thích của nhiều du khách trong mùa lúa chín (từ tháng 9 đến tháng 10 hàng năm). Đặc biệt, khi đến với thôn Màng Mủ, xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, du khách sẽ được chiêm ngưỡng ngôi Nhà ngô độc đáo nổi tiếng được anh Giàng A Súa, 1 người Mông chính gốc sinh sống tại địa phương, dựng lên vào năm 2017. Anh Súa đặt tên cho ngôi nhà này là Nhà ngô Màng Mủ bởi nét văn hóa đặc trưng của người đồng bào nơi đây, với hàng nghìn bắp ngô vàng óng được buộc cẩn thận treo lên khắp nhà. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện Bắc Yên (Sơn La)

Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện Bắc Yên (Sơn La)

Huyện Bắc Yên (Sơn La) là địa phương có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây sơn tra (táo mèo). Những năm qua, UBND huyện đã rà soát, cải tạo, lai ghép giống cây sơn tra, hướng tới hình thành vùng nguyên liệu tập trung tại các xã vùng cao: Tà Xùa, Làng Chếu, Xím Vàng, Hang Chú, Háng Đồng. Qua đó, từng bước đưa sơn tra thành cây trồng chủ lực, hướng tới mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng, giá trị quả, sản phẩm sơn tra. Hiện huyện Bắc Yên có khoảng 2.600ha diện tích sơn tra, trong đó có hơn 1.500ha cho thu hoạch, sản lượng ước đạt khoảng 1.900 tấn/năm. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN
Giữ

Giữ "lửa nghề" đậu bạc truyền thống Định Công (Hà Nội)

Nghề kim hoàn - đậu bạc Định Công (Hà Nội) có từ thời Tiền Lý, do 3 ông Tổ nghề là Trần Điền, Trần Điện và Trần Hòa truyền lại cho dân làng, viết lên những câu chuyện đầy tự hào về những người thợ tài hoa nơi đây. Sản phẩm đậu bạc của Định Công nức danh khắp đất kinh kỳ xưa, nhiều nghệ nhân được vào làm việc cho triều đình, nghề đậu bạc phát triển và trở thành 1 trong 4 nghề tinh hoa nhất kinh thành Thăng Long. Qua nhiều thăng trầm, hiện chỉ còn lại số ít người còn làm nghề, giữ lửa, truyền nghề để các thế hệ mai sau, từ những sợi bạc nhỏ như sợi tóc, ghép, chế tác các sản phẩm tinh xảo hình hoa, lá, cây, cỏ, động vật, những bức tranh lớn đến những sản phẩm nhỏ như nhẫn, vòng, hoa tai, mang đặc điểm riêng, không nơi nào có được, được khách hàng, cũng như các chuyên gia đánh giá rất cao cả về kỹ thuật và mỹ thuật. Ảnh: TTXVN
Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 10/10/2024, Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hà Nội). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành trung ương, thành phố Hà Nội; đại biểu quốc tế và các tỉnh, thành phố trên cả nước; đại biểu lão thành cách mạng, Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động tham dự buổi lễ. Ảnh: TTXVN
Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội - Công trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Khánh thành Bệnh viện Nhi Hà Nội - Công trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô

Sáng 9/10/2024, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khánh thành và gắn biển Công trình kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) cho Bệnh viện Nhi Hà Nội. Bệnh viện Nhi Hà Nội có địa chỉ tại phố Nguyễn Trác, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; là một trong những công trình trọng điểm của thành phố, đánh dấu cột mốc quan trọng trên chặng đường phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô nói chung, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân nói riêng. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Vẻ đẹp hồ Pá Khoang (Điện Biên)

Vẻ đẹp hồ Pá Khoang (Điện Biên)

Hồ Pá Khoang nằm trên địa bàn 2 xã Mường Phăng và Pá Khoang (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên). Pá Khoang là hồ chứa có dung tích thiết kế 41 triệu m3, là hồ chứa nước lớn nhất trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Toàn bộ hồ nằm trong rừng đặc dụng Mường Phăng với hàng chục hòn đảo lớn nhỏ rải rác giữa lòng hồ. Hồ Pá Khoang nằm giữa vùng thiên nhiên hùng vĩ, khí hậu trong lành, thảm thực vật phong phú rất phù hợp cho việc phát triển du lịch khám phá thiên nhiên, nghỉ dưỡng. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN
Thực hiện hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Thực hiện hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia

Ngày Chuyển đổi số Quốc gia giúp nâng cao nhận thức của toàn dân về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung. Tại Việt Nam, tiến trình chuyển đổi đang diễn ra rất mạnh mẽ, sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, tạo bứt phá phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: TTXVN
Hoa tam giác mạch ở Hà Giang

Hoa tam giác mạch ở Hà Giang

Từ tháng 10 đến đầu tháng 11 hàng năm, hoa tam giác mạch nở rộ trên những cánh đồng ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc và Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Khi mới nở, hoa có màu trắng và tím nhạt, sau có chuyển sang màu hồng, tím đậm. Người dân địa phương dùng bột của quả tam giác mạch để làm bánh hoặc trộn với hạt ngô để nấu rượu, tạo nên hương vị đặc biệt. Những cách đồng hoa tam giác mạch tạo cảnh quan tươi đẹp cho vùng cao nguyên đá, thu hút đông đảo khách du lịch. Ảnh: TTXVN
Nét văn hóa đặc sắc ở chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Nét văn hóa đặc sắc ở chợ nổi Đồng bằng sông Cửu Long

Đến các chợ nổi ở Đồng bằng sông Cửu Long, du khách luôn bị thu hút bởi nét văn hóa sinh động, nhiều sắc màu đầy hương vị cuộc sống mà chỉ ở vùng quê sông nước Nam bộ mới có. Đây là nét văn hóa truyền thống độc đáo đã và đang ngày càng tạo sức hút mạnh trong việc khai thác, phát triển du lịch. Ảnh: TTXVN
Làng nho Thái An (Ninh Thuận) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách

Làng nho Thái An (Ninh Thuận) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách

Làng nho Thái An (xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải) có tổng diện tích khoảng 200ha, đây là một trong những vùng trồng nho nổi tiếng nhất của Ninh Thuận. Để đáp ứng nhu cầu tham quan của du khách, các trang trại, nhà vườn đang tích cực chăm sóc các vườn nho xanh mướt, trĩu quả với nhiều giống nho khác nhau như. Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm chế biến từ quả nho và sắp xếp các loại hình dịch vụ sẵn sàng phục vụ du khách. Ảnh: Nguyễn Thành - TTXVN
Tưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An Giang năm 2024

Tưng bừng Hội đua bò Bảy Núi An Giang năm 2024

Hội đua bò Bảy Núi là lễ hội truyền của tỉnh An Giang nhân dịp Lễ Sene Dolta (lễ cúng ông bà) của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Hội năm 2024 được tổ chức tại sân đua bò xã Vĩnh Trung (gần chùa Thơ Mít), thị xã Tịnh Biên, An Giang. Tham gia Hội đua bò Bảy Núi năm nay có 64 đôi bò đến từ các huyện Tri Tôn, Thoại Sơn, Châu Phú, Châu Thành, thị xã Tịnh Biên (An Giang) và các đôi bò đến từ huyện Giang Thành (Kiên Giang). Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai

Phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ hai

Sáng 29/9/2024, tại Nhà Quốc hội đã diễn ra Phiên họp giả định "Quốc hội trẻ em" lần thứ hai. Phiên họp có sự tham dự của 306 đại biểu trẻ em đến từ 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tiếp tục với phần chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào hai chủ đề quan trọng: “Phòng, chống bạo lực học đường” và “Phòng, chống tác hại của thuốc lá và chất kích thích, đặc biệt trong môi trường học đường”; tiếp tục triển khai thực hiện các hoạt động thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề về trẻ em. Ảnh: TTXVN
Lớp học xóa mù chữ ở bản vùng cao Tam Đường (Lai Châu)

Lớp học xóa mù chữ ở bản vùng cao Tam Đường (Lai Châu)

Huyện Tam Đường (Lai Châu) có trên 80% là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống với trình độ dân trí không đồng đều giữa các vùng. Nhiều người dân tại các thôn, bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa vẫn còn chưa biết chữ, hoặc không được đến lớp học đầy đủ, dẫn đến tình trạng tái mù chữ. Những năm qua, huyện Tam Đường đã tuyên truyền, vận động người dân đến các Trung tâm học tập cộng đồng để xóa mù chữ. Năm 2022 - 2023, huyện đã mở được 17 lớp với hơn 300 học viên tham gia lớp học xóa mù chữ. Nhờ đó, giúp người dân có vốn từ phổ thông để tự tin hơn trong cuộc sống, không bị kẻ xấu lợi dụng và hiểu được các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Gia Lai: A Ngưi K'bang - kết nối cộng đồng để lưu giữ văn hóa dân tộc

Gia Lai: A Ngưi K'bang - kết nối cộng đồng để lưu giữ văn hóa dân tộc

Chứng kiến những giá trị tinh thần của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên ngày một phai mờ, chàng trai người Bahnar A Ngưi (làng K'giang, xã Kông Lơng Khơng, huyện K'bang) đã nung nấu ý tưởng về việc kết hợp phát triển du lịch và bảo tồn văn hóa cộng đồng vừa để tăng thu nhập cho bản thân, cho cả người dân trong vùng, đồng thời gìn giữ được văn hóa dân tộc Bahnar. Từ đó, Homestay A Ngưi K'bang ra đời, quy tụ được sự đoàn kết cộng đồng, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài địa phương. Ảnh: Hồng Điệp - TTXVN
Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm sắc màu Tây Nguyên

Nhà thờ Gỗ Kon Tum hơn 100 năm tuổi mang đậm sắc màu Tây Nguyên

Nhà thờ chánh tòa Kon Tum (hay còn gọi là nhà thờ gỗ), nằm trên đường Nguyễn Huệ, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum, do các linh mục người Pháp khởi dựng năm 1913 được hoàn thành năm 1918. Nhà thờ gỗ Kon Tum với hơn 100 năm tuổi đời được làm bằng gỗ cà chít (sến đỏ) (trần và tường được xây bằng đất trộn rơm) theo kiến trúc Roman, phối hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na từ đường nét, họa tiết đến những điểm nhấn trên chất liệu tạo nên sắc thái văn hóa, tín ngưỡng riêng của người Tây Nguyên. Ảnh: Thành Đạt - TTXVN
Bạn bè quốc tế và tình nguyện viên nước ngoài chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3  

Bạn bè quốc tế và tình nguyện viên nước ngoài chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3  

Cơn bão số 3 (Bão Yagi) đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các tỉnh phía Bắc. Bên cạnh sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân, các lực lượng chức năng, bạn bè quốc tế và tình nguyện viên nước ngoài cũng chung tay khắc phục hậu quả cơn bão số 3, giúp nhân dân các tỉnh phía Bắc nhanh chóng ổn định cuộc sống. Ảnh: TTXVN
Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền tại Hòa Bình

Gìn giữ nghề dệt thổ cẩm, bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của người Dao Tiền tại Hòa Bình

Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã gắn liền với cuộc sống người Dao Tiền ở bản Sưng của xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Những mảnh vải thổ cẩm được bàn tay khéo léo của phụ nữ gửi gắm vào đó những nét đẹp của văn hóa của đồng bào dân tộc Dao Tiền. Hiện, người Dao Tiền ở bản Sưng vẫn giữ thói quen tự nhuộm, dệt cho mình những bộ trang phục truyền thống. Đồng thời, gìn giữ nghề dệt thổ cẩm gắn liền với phát triển du lịch tạo thêm thu nhập cho người dân địa phương. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN