Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong trường học

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk đã tích cực phối hợp cùng ngành Văn hóa triển khai nhiều chương trình, giải pháp với các hoạt động đa dạng, phong phú, mang đến cho học sinh nhiều kiến thức về nét đẹp truyền thống, giúp các em biết trân trọng, giữ gìn và lan tỏa. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Hiệu quả từ mô hình trồng nấm hương tại Yên Bái

Hiệu quả từ mô hình trồng nấm hương tại Yên Bái

Nấm hương là một trong những loại nấm được ưa chuộng trên thịtrường với hương vị tự nhiên thơm ngon, đặc biệt bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Nhậnthấy được tiềm năng của sản phẩm nấm hương, đặc biệt là hiện nay khi nguồn cungcòn ít, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã tạo mọi điều kiện để Công ty TNHH Sảnxuất nấm ăn nấm dược liệu Mù Cang Chải nuôi trồng nấm hương tại xã vùng cao NậmKhắt (nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm, là điều kiện thuận lợi cho cây phát triển),tạo việc làm cho lao động địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống của ngườidân. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lễ hội Vía Bà chúa xứ Núi Sam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Lễ hội Vía Bà chúa xứ Núi Sam được UNESCO công nhận là Di sản thế giới

Vào hồi 9h47’ ngày 4/12/2024 giờ địa phương (19h47’ giờ Hà Nội), tại kỳ họp thứ 19 của Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO diễn ra tại Paraguay, di sản Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam của Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: TTXVN
Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Tỉnh Đắk Lắk đang thực hiện lộ trình đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới. Để hiện thực hóa mục tiêu trên, Buôn Ma Thuột cần tập trung vào các dòng cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản để định vị thương hiệu và khiến thị trường cao cấp trên thế giới chú ý. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức được 5 “Cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam – Vietnam Amazing Cup” với sự thẩm định của những chuyên gia hàng đầu về cà phê đặc sản trong nước và quốc tế. Trong đó, có gần 200 mẫu cà phê đạt tiêu chuẩn cà phê đặc sản với nhiều mẫu có hương vị đặc sắc. Ảnh: Tuấn Anh – TTXVN
Không gian xanh tại nhiều quán cà phê Hà Nội

Không gian xanh tại nhiều quán cà phê Hà Nội

Nhiều quán cà phê tại Hà Nội hiện nay xuất hiện với thông điệp xanh, giảm phát thải, thân thiện môi trường đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khách hàng. Không gian quán được bố trí nhiều cây xanh, bàn ghế và đồ trang trí từ những đồ vật cũ như lốp xe, chai nhựa, thuỷ tinh... biến thành các đồ vật hữu ích, có giá trị sử dụng cao. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Công nghệ chắp cánh tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số

Công nghệ chắp cánh tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số

Nhờ chủ động ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số huyện miền núi khó khăn tỉnh Thanh Hóa từng bước đến gần với ước mơ tiếp cận tri thức thời đại 4.0. Học sinh dân tộc thiểu số được học công nghệ thông tin trên máy tính, tra cứu tài liệu thư viện điện tử, trực quan sinh động và tăng tính tương tác qua tiết học do giáo viên sáng tạo thiết kế bài giảng điện tử. Ảnh: Việt Hoàng - TTXVN
Tự do tín ngưỡng - Sợi dây kết nối giữa chính quyền và đồng bào thiểu số tại Cao Bằng

Tự do tín ngưỡng - Sợi dây kết nối giữa chính quyền và đồng bào thiểu số tại Cao Bằng

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có ba tôn giáo là Công giáo, Phật giáo và Tin lành với 23.500 tín đồ, trong đó Tin lành chiếm tỷ lệ lớn nhất với trên 21.300 tín đồ. Hoạt động của các tổ chức tôn giáo diễn ra cơ bản ổn định, thuần tuý tôn giáo, tuân thủ pháp luật, đúng theo hiến chương, điều lệ và tôn chỉ mục đích. Với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số tại Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững. Ảnh: Nhật Anh - TTXVN
Cuộc sống người dân Bản Bo (Lai Châu) đổi thay nhờ trồng chè

Cuộc sống người dân Bản Bo (Lai Châu) đổi thay nhờ trồng chè

Các chính sách hỗ trợ của tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường và sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, hợp tác xã để bao tiêu sản phẩm đã khuyến khích người dân xã Bản Bo mở rộng diện tích trồng chè, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững. Hiện nay, xã Bản Bo có 867ha chè (trong đó hơn 800ha chè kinh doanh). Nhiều gia đình có thu nhập ổn định từ 100 - 300 triệu đồng/năm, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều tại địa phương giảm xuống dưới 20%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/năm. Ảnh: Quý Trung – TTXVN
Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Kinh lá buông - “báu vật” của đồng bào Khmer An Giang

Là một trong Tam bảo của Phật giáo Nam Tông Khmer, kinh lá buông được xem như “báu vật” linh thiêng, có giá trị đặc biệt trong đời sống tâm linh của cộng đồng Khmer vùng Bảy núi An Giang. Trải qua nhiều thế kỷ, kinh lá buông không chỉ là tài liệu ghi chép về các nghi lễ tôn giáo mà còn là kho tàng tri thức về văn học, y học, lịch pháp, cũng như những câu chuyện dân gian phản ánh cuộc sống của cả cộng đồng. Ảnh: Công Mạo-TTXVN
Đồi cỏ đẹp như tranh ở Hạ Lang, Cao Bằng

Đồi cỏ đẹp như tranh ở Hạ Lang, Cao Bằng

Tại xã Vinh Quý, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng có một khu vực đồi núi trập trùng, đẹp như tranh vẽ, được người dân địa phương gọi là Đồi cỏ Ba Quáng. Mùa Xuân và Hạ, những đồi cỏ có màu xanh mướt như những thảo nguyên ở Mông Cổ và chuyển màu vàng cháy vào mùa Đông. Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí trời trong lành đã thu hút rất nhiều khác du lịch yêu thích thiên nhiên đến tận hưởng vẻ đẹp hoang sơ của nơi này. Ảnh: Quốc Đạt - TTXVN
Hòa Bình: Đảng viên, người có uy tín góp sức giữ gìn an ninh trật tự cơ sở tại xã Hang Kia

Hòa Bình: Đảng viên, người có uy tín góp sức giữ gìn an ninh trật tự cơ sở tại xã Hang Kia

Ông Sùng A Dếnh là đảng viên, người có uy tín, đồng thời là trưởng dòng họ Sùng của xóm Thung Mặn, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Nhiều năm qua, ông cùng với những người uy tín trong xã, trong các dòng họ và chính quyền xã Hang Kia đi đến từng nhà vận động hàng chục người nghiện tự giác đi cai nghiện, nhiều đối tượng truy nã nguy hiểm ra đầu thú, tuyên truyền để người dân hiểu và tránh xa các tệ nạn, hủ tục lạc hậu góp phần mang lại sự ổn định, bình yên cho xóm bản. Ông Sùng A Dếnh đã được UBND huyện Mai Châu và UBND tỉnh Hòa Bình tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen vì những đóng góp xây dựng đời sống văn hóa và giữ gìn an ninh trật tự tại địa phương. Ảnh: Trọng Đạt-TTXVN
Nỗ lực phục hồi “vành đai xanh” rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu ở Nam Trung bộ

Nỗ lực phục hồi “vành đai xanh” rừng ngập mặn ứng phó với biến đổi khí hậu ở Nam Trung bộ

Tuy chỉ chiếm hơn 1% tổng diện tích rừng của Việt Nam (14,4 triệuha) nhưng rừng ngập mặn đóng một vai trò quan trọng trong giảm nhẹ tác động củabiến đổi khí hậu. Chính quyền địa phương; các tổ chức trong nước, quốc tế vàngười dân Nam Trung bộ đang nỗ lực phục hồi lại vành đai rừng ngập mặn, bước đầumang lại hiệu quả, góp phần phục hồi hệ sinh thái bờ biển, tạo sinh kế bền vững;hướng đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái từ rừng. Ảnh: TTXVN
Mô hình Làng thông minh ở Đồng Tháp tạo đột phá cho xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Mô hình Làng thông minh ở Đồng Tháp tạo đột phá cho xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nhằm tạo đột phá cho việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, tỉnh Đồng Tháp chủ trương phát triển mô hình Làng thông minh gắn liền với hội quán, hợp tác xã hoặc tổ hợp tác. Đến nay, hệ thống quan trắc và điều khiển tưới thông minh của mô hình đang phát huy hiệu quả, hỗ trợ tưới cho trên 500ha diện tích trồng xoài. Mục tiêu đến năm 2025, Đồng Tháp phấn đấu xây dựng 7 làng thông minh và đến năm 2030, xây dựng được 14 làng thông minh. Ảnh: Minh Hưng – TTXVN
Nghề thêu của người Dao Tiền ở Cao Bằng

Nghề thêu của người Dao Tiền ở Cao Bằng

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong truyền thống của người Dao Tiền ở xã Hoa Thám (Nguyên Bình, Cao Bằng) đã có từ lâu đời, được gìn giữ và phát triển đến ngày nay. Nguyên liệu chính để làm ra sản phẩm thêu thổ cẩm là sợi cây đay, lanh. Sản phẩm thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong được dùng chủ yếu để may quần áo, khăn và các vật dụng trong gia đình như chăn, địu, tấm trải gối, trải giường... Tỉnh Cao Bằng đang xây dựng thương hiệu, tìm thị trường cho sản phẩm, góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Ảnh: Chu Hiệu - TTXVN
Người thầy thuốc quân hàm xanh nơi biên giới huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Người thầy thuốc quân hàm xanh nơi biên giới huyện Hướng Hóa, Quảng Trị

Với phương châm “dân khỏe, biên giới vững”, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã xây dựng và duy trì nhiều trạm xá quân - dân y, chăm sóc sức khỏe cho người dân và nhân dân nước bạn Lào khu vực biên giới. Thiếu tá Nguyễn Hồng Dũng là cán bộ quân y Đồn Biên phòng Hướng Lập phụ trách địa bàn bản Cù Bai thuộc xã Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, nơi người dân Vân Kiều sinh sống bên sườn Tây Trường Sơn hùng vĩ. Thấu hiểu khó khăn địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt với người dân, Thiếu tá Dũng không ngại trèo đèo, vượt suối đến với bà con để điều trị, cấp thuốc và hướng dẫn phòng, tránh bệnh. Bằng những việc làm thường xuyên và thiết thực, những người thầy thuốc quân hàm xanh như Thiếu tá Nguyễn Hồng Dũng góp phần bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho người dân, giúp cho thế trận Biên phòng toàn dân ngày càng vững chắc. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Đảo Cồn Cỏ –

Đảo Cồn Cỏ – "Viên ngọc xanh" ở vùng đất lửa Quảng Trị

Cồn Cỏ (còn gọi là Hòn Cổ, Con Hổ hay Thảo Phù, Hòn Mệ) là hòn đảo thuộc vùng biển tỉnh Quảng Trị, cách đất liền khoảng 15 hải lý về phía Đông. Đảo có diện tích 2,3km2 với 24 hộ dân. Với vị trí đặc biệt quan trọng là cửa ngõ phía Nam của Vịnh Bắc bộ, Cồn Cỏ là tiền đồn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia, có vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng thủ lãnh hải, lãnh thổ và phát triển kinh tế xã hội của hệ thống đảo và hải đảo Việt Nam. Đảo Cồn Cỏ sở hữu vẻ đẹp hoang sơ và thanh bình với cảnh quan tuyệt đẹp, cách biệt với nhịp sống ồn ào chốn đô thị. Vì vậy, đây là địa chỉ du lịch được rất nhiều du khách lựa chọn để nghỉ ngơi, tham quan, khám phá và hòa mình vào với thiên nhiên kỳ vĩ. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
“Cô đỡ thôn bản” nơi địa đầu của Tổ quốc

“Cô đỡ thôn bản” nơi địa đầu của Tổ quốc

Đề án "Cô đỡ thôn bản" được triển khai tại tỉnh Hà Giang từ năm 2008, đến nay đã đào tạo được 139 cô đỡ. Đội ngũ này như những hạt nhân trong việc vận động các bà mẹ mang thai và đang nuôi con nhỏ đi tiêm chủng; khám, phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp thai nhi to, tiền sản giật, băng huyết… Bên cạnh đó, các cô đỡ sẽ tuyên truyền giúp người dân bỏ dần các hủ tục, tiếp cận với điều kiện chăm sóc sức khỏe cho người mẹ và trẻ trong cả quá trình mang thai và sinh đẻ. Chính vì vậy, mô hình cô đỡ thôn bản là người dân tộc cần được nhân rộng và duy trì bền vững, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối

Lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối

Lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối, huyện Trần Văn Thời, cách thị trấn Sông Đốc của tỉnh Cà Mau gần 20 hải lý, do thầy giáo, Thiếu tá Trần Bình Phục, Đồn Biên phòng 704 (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Cà Mau) đứng lớp, từ lớp 1 đến lớp 5, trong đó có nhiều học sinh là con em đồng bào Khmer, Kinh được các thầy giáo "quân hàm xanh" tận tâm dạy chữ, rèn nết làm người. Đến nay, điểm trường đặc biệt này vẫn chỉ có 1 lớp học duy nhất và đã được xây dựng kiên cố. 16 năm qua, lớp của thầy Phục đã đón hơn 50 học sinh. Lớp học tình thương trên đảo Hòn Chuối đã được công nhận là một điểm trường trong hệ thống giáo dục của thị trấn Sông Đốc. Ảnh: Viết Tôn - TTXVN
Những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người của Thủ đô

Những nhà giáo tâm huyết với sự nghiệp trồng người của Thủ đô

Những năm qua, nhiều công trình đổi mới, sáng tạo, thực tiễn đã được các nhà giáo Hà Nội đưa vào vận dụng tại trường học, mang lại hiệu quả tích cực trong dạy và học, góp phần xây dựng nhà trường thân thiện và thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 được tốt hơn. Họ là những nhà giáo vừa được vinh danh Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo Hà Nội năm 2024. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Lâm Đồng: Trồng hoa xuất khẩu công nghệ cao

Lâm Đồng: Trồng hoa xuất khẩu công nghệ cao

Lâm Đồng thuộc vùng kinh tế trọng điểm, có tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa nhất là những nông sản, đặc sản có ưu thế. Hơn nữa, đây cũng là địa phương thu hút nguồn vốn FDI trong nông nghiệp khá lớn, tạo cơ hội cho nông dân tiếp cận và ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Ảnh: TTXVN