Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Người dân Tràng Cát tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết

Những ngày cuối năm, làng lá dong Tràng Cát (Thanh Oai, Hà Nội) ngập tràn sắc xanh và không khí tất bật chuẩn bị lá dong vụ Tết. Đây là thời vụ cao điểm nhà nhà người người thu hoạch, làm sạch và phân loại lá dong để cung cấp cho các tỉnh thành, phục vụ nhu cầu gói bánh chưng dịp tết Nguyên đán. Lá dong Tràng Cát là giống dong nếp, với lá bầu tròn, dai, màu xanh non và cuống dài. Từ những chiếc lá xanh mướt nơi đây, hương vị bánh chưng truyền thống thêm phần trọn vẹn, mang đậm dấu ấn Tết Việt. Ảnh: Phạm Tuấn Anh - TTXVN
Điểm trường mầm non của đồng bào Chứt “thay áo mới” đón trẻ

Điểm trường mầm non của đồng bào Chứt “thay áo mới” đón trẻ

Nằm ở xã vùng cao, vùng khó khăn của huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh, điểm trường Mầm non bản Rào Tre (xã Hương Liên) có lớp ghép 15 trẻ dân tộc Chứt trong khoảng từ 2 - 5 tuổi. Cuối năm 2022, Điểm trường được khởi công xây dựng với tổng kinh phí 1,8 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và các nguồn lồng ghép hợp pháp trên diện tích 500m², quy mô một dãy nhà kiên cố gồm phòng học, phòng giáo viên, bếp, kho và khu vực vệ sinh, đủ đáp ứng nhu cầu giáo dục cho 12-20 trẻ em dân tộc Chứt. Việc hoàn thiện điểm trường mới này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc Chứt, mà còn mang đến niềm vui và hy vọng cho cộng đồng, khi các em nhỏ được tiếp cận môi trường học tập tốt hơn để phát triển toàn diện. Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, điểm trường đang được tu bổ, sửa chữa lại một số hạng mục, đảm bảo điều kiện dạy và học của cô trò nơi đây. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Ngày Quốc khánh

Ngày Quốc khánh

Ngày Quốc khánh là ngày hội lớn có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng, đánh dấu bước ngoặt trong hành trình đấu tranh giải phóng dân tộc. Vào ngày này, các tỉnh thành trên khắp Việt Nam đều treo cờ hoa và tổ chức nhiều sự kiện chào mừng. Ảnh: TTXVN
Lễ thượng cờ mừng Quốc khánh

Lễ thượng cờ mừng Quốc khánh

Chào mừng ngày Quốc khánh 2-9, hằng năm, Lễ thượng cờ cấp quốc gia được tổ chức trọng thể tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội). Ảnh: TTXVN
Hồng treo gió - đặc sản thu hút khách du lịch Đà Lạt

Hồng treo gió - đặc sản thu hút khách du lịch Đà Lạt

Hồng treo gió được coi là một trong những loại mứt ngon nhất của vùng đất Đà Lạt (Lâm Đồng). Đến nơi đây, du khách có cơ hội khám phá cách tạo ra sản phẩm và thưởng thức món ngon nức tiếng của vùng cao nguyên. Phương pháp chế biến hồng gió người dân Đà Lạt tiếp nhận từ Nhật Bản đã khiến quả hồng trở thành đặc sản địa phương, kích cầu du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Ảnh: TTXVN
Điện Biên: Mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh

Điện Biên: Mùa vàng trên cánh đồng Mường Thanh

Cánh đồng Mường Thanh (Điện Biên) là vựa lúa lớn nhất Tây Bắc với diện tích trên 140km2, trải dài hơn 20km. Ngoài giá trị về kinh tế, cánh đồng Mường Thanh còn mang giá trị về lịch sử khi gắn liền với chiến dịch Điện Biên Phủ. Vào vụ lúa, trên khắp cánh đồng Mường Thanh nhuộm màu vàng rực, người dân tất bật thu hoạch lúa. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN
Khám phá vẻ đẹp đồi cát Nam Cương – Ninh Thuận

Khám phá vẻ đẹp đồi cát Nam Cương – Ninh Thuận

Đồi cát Nam Cương (xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) có độ cao từ 20 - 30m, có nơi đến 100m so với mực nước biển, trải rộng trên diện tích khoảng 700 ha với những trảng cát dài nhấp nhô, uốn lượn. Đồi cát Nam Cương được ví như một tiểu sa mạc của Ninh Thuận nói riêng và vùng duyên hải miền Trung nói chung. Ảnh: TTXVN
Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông (Yên Bái)

Độc đáo nghệ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong của người Mông (Yên Bái)

Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) đã được vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật tri thức dân gian. Đây là một nghề thủ công truyền thống gắn bó bao đời với bà con người Mông ở vùng cao Yên Bái. Ảnh: TTXVN
Mùa chim di trú trên đầm Vân Long (Ninh Bình)

Mùa chim di trú trên đầm Vân Long (Ninh Bình)

Đầm Vân Long, huyện Gia Viễn (Ninh Bình) là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước lớn nhất vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ. Từ lâu, nơi đây trở thành khu bảo tồn thiên nhiên, được ghi trong danh sách khu rừng đặc dụng Việt Nam. Mỗi độ đông về, đầm Vân Long bắt đầu xuất hiện những đàn chim di cư với đủ chủng loại, đặc biệt có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam. Vào dịp này, khi du khách về tham quan quần thể di tích Tràng An-Bái Đính không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vĩ, mà còn có cơ hội ngắm nhiều loài chim với đủ màu sắc hòa đang bay lượn giữa vùng thiên nhiên xanh biếc. Ảnh: Minh Đức-TTXVN
Chiếc khăn Piêu của người Thái Tây Bắc

Chiếc khăn Piêu của người Thái Tây Bắc

Khăn Piêu là loại thổ cẩm nổi tiếng của người Thái, một đặc trưng văn hóa chứa đựng những giá trị tinh thần, vật chất được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Khăn Piêu được phụ nữ Thái dệt từ bông vải, nhuộm chàm kỹ, thêu thùa 2 đầu. Chiếc khăn không chỉ phục vụ cuộc sống hàng ngày mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa tâm linh sâu sắc, là vật trừ đuổi tà ma, bảo vệ linh hồn cho người đội khăn; là tiêu chuẩn để đánh giá tài năng, khéo léo và phẩm hạnh một người phụ nữ; còn trong đời sống tình cảm của người Thái, chiếc khăn Piêu là minh chứng đặc biệt cho tình yêu đôi lứa. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN
Ngắm san hô biển tuyệt đẹp ở Hòn Yến (Phú Yên)

Ngắm san hô biển tuyệt đẹp ở Hòn Yến (Phú Yên)

Hòn Yến là địa điểm du lịch thu hút sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước của tỉnh Phú Yên,  bởi biển nơi đây vẫn còn giữ được nét nguyên sơ với hệ sinh thái san hô biển tuyệt đẹp, đa dạng và gần bờ. Quần thể Hòn Yến (xã An Hòa, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được công nhận là Danh thắng cấp quốc gia vào tháng 4/2018. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Phát triển thanh long theo hướng công nghệ cao

Phát triển thanh long theo hướng công nghệ cao

Thanh long là một trong những cây ăn quả chủ lực của Việt Nam. Những năm gần đây, diện tích cây thanh long phát triển mạnh và được trồng tại nhiều tỉnh trong cả nước, trong đó tập trung chủ yếu tại Bình Thuận, Long An và Tiền Giang. Để phát triển cây thanh long theo hướng công nghệ cao, nông dân trồng thanh long đã và đang áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần làm giảm giá thành và nâng cao chất lượng sản phẩm. Ảnh: TTXVN
Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau

Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau gồm các xã Đất Mũi, Viên An và Đất Mới của huyện Ngọc Hiển, cách thành phố Cà Mau khoảng 120km và cách thành phố Hồ Chí Minh gần 400km về phía Tây Nam. Nơi đây có tổng diện tích tự nhiên hơn 41.000ha, là một hệ sinh thái rừng ngập mặn tự nhiên có giá trị rất cao về đa dạng sinh học, cảnh quan thiên nhiên, môi trường, văn hóa, lịch sử và là một phần của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau. Ảnh: TTXVN
Hòa Bình giữ vững thương hiệu cam Cao Phong

Hòa Bình giữ vững thương hiệu cam Cao Phong

Cây cam đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho huyện Cao Phong, là sản phẩm nông nghiệp đầu tiên của tỉnh Hòa Bình được cấp văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý năm 2014; năm 2016, được Viện Sở hữu trí tuệ quốc tế cấp chứng thư "Top 10 thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng lần thứ 5". Nhiều năm qua, chính quyền huyện Cao Phong đã thực hiện nhiều giải pháp định hướng, hỗ trợ người dân phát triển cây cam, giống cây chủ lực. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn thường được tổ chức vào dịp đầu năm mới. Theo quan niệm của đồng bào Pà Thẻn: lửa giúp mang lại sự ấm áp và mừng cho một vụ thu hoạch lúa mới; cũng là để cầu thần linh phù hộ cho bà con dân bản có được cuộc sống ấm no, con cháu người Pà Thẻn có đủ sức mạnh để chiến thắng bệnh tật, xua đuổi tà ma. Đây là một nét sinh hoạt tinh thần phong phú và độc đáo của dân tộc Pà Thẻn, chứa đựng những giá trị văn hóa mang đậm nét hoang sơ của miền sơn cước. Ảnh: TTXVN
Nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ huyện Lâm Bình (Tuyên Quang)

Nghề dệt thổ cẩm của người Dao đỏ huyện Lâm Bình (Tuyên Quang)

Nghề dệt thổ cẩm củangười Dao đỏ đã có mặt trong đời sống của người dân huyện vùng cao Lâm Bình(tỉnh Tuyên Quang) từ nhiều đời nay. Đôi bàn tay khéo léo của người phụnữ Dao đỏ đã dệt nên những họa tiết, hoa văn độc đáo, mang đến màu sắc riêng cho trang phục truyền thống. Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm ở Lâm Bình không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho pháttriển du lịch, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Ảnh: Nam Sương-TTXVN
Văn Miếu-Quốc Tử Giám góp phần cho sự phát triển của du lịch Hà Nội

Văn Miếu-Quốc Tử Giám góp phần cho sự phát triển của du lịch Hà Nội

Với định hướng phát triển du lịch, phấn đấu thu hút 25,6 triệu du khách đến với Thủ đô trong năm 2024, Khu Di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu-Quốc Tử Giám đã và đang tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng công tác giáo dục tuyên truyền, đổi mới tư duy quản lý, đẩy mạnh các sản phẩm du lịch sử dụng công nghệ, chuyển đổi số mang lại trải nghiệm mới cho du khách, hướng đến phát triển bền vững trong khai thác và phát huy giá trị di tích nhằm đưa Văn Miếu – Quốc Tử Giám thành điểm đến hàng đầu của cả nước về phát triển du lịch thông minh. Ảnh: TTXVN
Tiềm năng du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Tiềm năng du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư (An Giang)

Rừng tràm Trà Sư thuộc xã Văn Giáo, huyện Tịnh Biên (An Giang) có diện tích gần 850ha, là nơi sinh sống của nhiều quần thể chim, cá, loài lưỡng cư, loài bò sát và côn trùng quý hiếm nằm trong "sách đỏ", là khu rừng ngập nước tiêu biểu của vùng Tây sông Hậu. Tỉnh An Giang đang chú trọng việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở Khu bảo vệ cảnh quan rừng tràm Trà Sư, nhằm góp phần bảo tồn rừng đặc dụng và phát triển bền vững kinh tế - xã hội của địa phương. Ảnh: TTXVN