Thác Datanla – điểm đến cho du khách thích cảm giác mạnh

Thác Datanla – điểm đến cho du khách thích cảm giác mạnh

Vừa được vinh danh "Sản phẩm du lịch chất lượng Vàng Việt Nam năm 2025", khu du lịch thác Datanla (thuộc Công ty Cổ phần Du lịch Lâm Đồng – Dalattourist) khẳng định sức hút là 'thánh địa' của du lịch mạo hiểm. Du khách có cơ hội chinh phục 7 tầng thác hùng vĩ, trượt thác tự nhiên, zipline xuyên rừng hay thử thách với canyoning giữa thiên nhiên nguyên sơ của Đà Lạt. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Độc đáo Lễ hội “rước Vua giả” đền Sái

Độc đáo Lễ hội “rước Vua giả” đền Sái

Hằng năm, vào ngày 12 tháng Giêng, làng Thụy Lôi (xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) lại tổ chức Lễ hội đền Sái với những nghi lễ hết sức độc đáo. Theo tục truyền, hằng năm Vua, Chúa và các quan triều đình nhà Thục về bái yết cảm ơn Đức Thánh ngự tại đền Sái đã có công giúp nhà Vua trừ gian, xây thành chống giặc. Sau này nhà Vua không về nữa và ban cho dân làng Thụy Lôi được phép tổ chức Vua, Chúa cùng quan giả sắm lễ lên Đền Sái vào ngày 11 tháng Giêng để tế lễ, biết ơn Đức Thánh Huyền Thiên Trấn Vũ người đã có công giúp Vua hoàn thành việc xây thành Cổ Loa. Lễ hội được đề nghị là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Ảnh: TTXVN
Hát canh - nét đẹp văn hóa Quan họ đầu Xuân

Hát canh - nét đẹp văn hóa Quan họ đầu Xuân

Hát canh Quan họ, tục hát cổ nhất, là hình thức diễn xướng độc đáo nhất của sinh hoạt văn hóa Quan họ, hội tụ những giá trị tinh túy của Dân ca Quan họ Bắc Ninh. Nét đặc trưng của hát canh Quan họ là các liền anh, liền chị ngồi chiếu hát đối đáp. Người hát không cần loa, không nhạc nhưng giọng hát chậm rãi, vang, rền, nền, nảy làm xao động lòng người. Canh quan họ chỉ kết thúc khi hai bên hết câu đối đáp và bên trai không giữ được bên gái ra về. Người Bắc Ninh với tâm hồn dân dã đầy nhiệt huyết đang ngày ngày lưu giữ những làn điệu Quan họ - Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại để lan toả văn hoá và truyền dạy cho thế hệ tương lai. Ảnh: TTXVN 
Nét đẹp trang phục người Dao Tiền xứ Thanh

Nét đẹp trang phục người Dao Tiền xứ Thanh

Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Dao là một trong những dân tộc có nhiều phong tục, tập quán lâu đời, giàu bản sắc với dân số gần 900.000 người, cư trú chủ yếu ở biên giới Việt-Trung, Việt-Lào và ở một số tỉnh trung du và ven biển Bắc bộ. Người Dao gồm nhiều nhóm khác nhau như: Dao Đỏ, Dao Tiền, Dao Quần Chẹt, Dao Thanh Y, Dao Áo dài, Dao Quần Trắng…mỗi nhóm lại mang những nét riêng về văn hoá, phong tục mà thể hiện rõ nét nhất là trên trang phục truyền thống. Trang phục truyền thống của người Dao Tiền (huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hoá) ngoài các đặc điểm chung theo nhóm là một điểm nhấn, phản ánh sinh động đời sống văn hóa của người Dao thì vẫn có những nét riêng độc đáo, khác biệt so với đồng bào Dao Tiền ở các địa phương khác. Ảnh: Khánh Hoà – TTXVN
Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Những nghệ nhân miệt mài gìn giữ sức sống dòng tranh dân gian Đông Hồ

Trong số các dòng tranh dân gian Việt Nam, tranh Đông Hồ, được sáng tạo và phát triển bởi người dân làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh), mang giá trị văn hóa đặc sắc. Trước đây, tranh Đông Hồ còn được gọi là tranh Tết, vì thường được sản xuất vào cuối năm để phục vụ nhu cầu trang trí và thờ cúng của các gia đình mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Các tác phẩm gắn với cuộc sống của người dân, phản ánh rõ nét đời sống của người Việt, thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp với các phong tục, tập quán, lao động, sinh hoạt. Tuy nhiên qua nhiều thăng trầm, hiện chỉ còn rất ít nghệ nhân kiên trì gìn giữ và sản xuất tranh Đông Hồ. Họ không chỉ mong muốn bảo tồn kỹ thuật và tinh hoa của nghề truyền thống mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, duy trì những giá trị nghệ thuật, lịch sử và văn hóa quan trọng, độc đáo; truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và thêm yêu quý di sản văn hóa của cha ông. Ảnh: Hoàng Hiếu - TTXVN
Khách quốc tế đến Hà Nội tăng cao dịp Tết Ất Tỵ

Khách quốc tế đến Hà Nội tăng cao dịp Tết Ất Tỵ

Theo Sở Du lịch Hà Nội, 9 ngày nghỉ Tết (từ 25/1 đến 2/2/2025, tức từ ngày 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ), ước tính Thủ đô Hà Nội đón khoảng 1 triệu lượt khách du lịch, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, lượng khách quốc tế đến Hà Nội dịp này là 142.000 lượt, tăng 15,8%. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn

Đầu Xuân thưởng ngoạn nét văn hóa lịch sử ở Thăng Long tứ trấn

Thăng Long tứ trấn là 4 di tích tiêu biểu, trấn giữ 4 phương Đông, Tây, Nam, Bắc của kinh thành Thăng Long xưa, gồm các đền: Bạch Mã, Voi Phục, Kim Liên và Quán Thánh. Hơn một nghìn năm qua, 4 ngôi đền thiêng luôn giữ vị trí đặc biệt trong không gian văn hóa, lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Đầu Xuân Ất Tỵ, người dân Thủ đô Hà Nội cùng du khách nô nức đến "Thăng Long tứ trấn" để cầu mong hạnh phúc, bình an dịp năm mới, cũng là dịp để thưởng ngoạn nét đẹp văn hóa lịch sử truyền thống lâu đời, hướng về những giá trị tinh thần cao đẹp, nuôi dưỡng thiện lành và tinh thần lạc quan cho hành trình phía trước. Ảnh: Minh Đức – TTXVN
Lễ hội Khai hạ của người Mường ở Hòa Bình

Lễ hội Khai hạ của người Mường ở Hòa Bình

Ngày 5/2/2025 (mùng 8 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) diễn ra Lễ hội Khai hạ. Đây là lễ hội truyền thống lớn nhất của dân tộc Mường, là nét sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu trong dịp Tết đến Xuân về của người Mường ở Hòa Bình. Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân, du khách trong tỉnh và ngoài tỉnh tham gia. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Trang trọng, ý nghĩa buổi sinh hoạt “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

Trang trọng, ý nghĩa buổi sinh hoạt “Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng”

Trong không khí rộn ràng đầu Xuân Ất Tỵ 2025, trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ vào ngày 3/2/2025 với nhiều hoạt động ý nghĩa. Sau lễ chào cờ trang trọng, CLB “Em yêu lịch sử” trường Ams đã tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề "Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng nhân dịp kỉ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025)". Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN
Ngày làm việc đầu tiên của Xuân Ất Tỵ

Ngày làm việc đầu tiên của Xuân Ất Tỵ

Ngày 3/2/2025 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), các cơ quan hành chính, đơn vị, doanh nghiệp trên trên cả nước đã quay trở lại làm việc, bố trí đầy đủ nhân sự, sẵn sàng phục vụ tốt nhất cho người dân và đảm bảo hoạt động sản xuất. Các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm túc giờ giấc làm việc và kỷ luật lao động, tạo khí thế lao động hăng say, tinh thần phấn chấn về một năm mới, thắng lợi mới. Ảnh: TTXVN
Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn (Hà Nam)

Đặc sắc hội thi vẽ trang trí trâu Đọi Sơn (Hà Nam)

Trong khuôn khổ Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn năm 2025, ngày 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng Ất Tỵ) tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, Hà Nam diễn ra hội thi vẽ trang trí trâu với sự tham gia của 20 hoạ sỹ đến từ các tỉnh, thành trong khu vực. Ảnh: Trần Việt - TTXVN
Tết cổ truyền – bản sắc văn hóa người Việt

Tết cổ truyền – bản sắc văn hóa người Việt

Có thể nói Tết Nguyên đán là tết cổ truyền dân tộc quan trọng nhất trong đời sống văn hóa của người Việt. Tết là dịp các gia đình cùng nhau quây quần ôn lại những câu chuyện của năm cũ và mong ước, cầu chúc những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới. "Văn hóa còn thì dân tộc còn”, khi những nét đẹp văn hóa của Tết cổ truyền dân tộc được lan tỏa trong tâm hồn của mỗi người Việt, nó trở thành nguồn lực nội sinh to lớn, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của quê hương, đất nước. Ảnh: Khánh Hòa – TTXVN
Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Hoa mua nhuộm tím nông trường chè B’Lao

Những ngày cuối năm, hoa mua bung nở rực rỡ trên nhiều đồi chè ở thành phố Bảo Lộc và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng), thu hút đông đảo khách tham quan. Ảnh: Nguyễn Dũng – TTXVN
Đi chùa lễ Phật - nét đẹp văn hoá đầu Xuân của người Việt

Đi chùa lễ Phật - nét đẹp văn hoá đầu Xuân của người Việt

Đi lễ chùa đầu năm mới để cầu mọi sự tốt lành là một phong tục truyền thống của người Việt. Ngoài việc đến chùa dâng hương, viết sớ nguyện cầu, với nhiều người, đây còn là dịp để vãn cảnh, du xuân, giúp tâm hồn thanh tịnh, thư thái để bắt đầu một năm mới may mắn và suôn sẻ. Ảnh: Khánh Hoà - TTXVN
Tục xin chữ đầu năm - tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt

Tục xin chữ đầu năm - tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt

Cùng với tục khai bút đầu năm, người Việt còn có tục xin chữ ngày Xuân, chứa đựng những ước vọng về một năm mới thuận hòa, may mắn và bình an đến với mỗi người và mỗi gia đình. Đây là việc làm mang nhiều ý nghĩa văn hóa, bắt nguồn từ sự hiếu học, trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt. Ảnh: TTXVN
Hoa đào trong Ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Hoa đào trong Ngày Tết cổ truyền của người Việt Nam

Hoa đào từ lâu đã trở thành loại hoa truyền thống không thể thiếu vào ngày Tết cổ truyền, đặc biệt là các tỉnh thành phía Bắc. Hoa đào sở hữu vẻ đẹp rực rỡ và mang nhiều ý nghĩa và đến nay, loại hoa này trở thành biểu tượng đặc trưng trong ngày Tết cổ truyền của người Việt, mang ý nghĩa thu hút may mắn, tài lộc. Ảnh: TTXVN
Bánh chưng Tranh Khúc - đặc sản Hà Thành

Bánh chưng Tranh Khúc - đặc sản Hà Thành

Làng Tranh Khúc, nằm ở xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội, đã từ lâu nổi tiếng với nghề gói bánh chưng truyền thống. Người dân nơi đây rất cẩn thận trong việc lựa chọn nguyên liệu: Từ lá dong phải đều đẹp, gạo, đậu cho đến thịt đều phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Sau khi được gói thủ công, bánh sẽ được luộc từ 10 đến 12 tiếng, giúp cho bánh không chỉ dền, dẻo, thơm ngon mà còn bảo quản được lâu. Là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ Tết của người dân Hà Nội và du khách mỗi khi Tết đến Xuân về. Ảnh: TTXVN
Những chuyến tàu mang mùa Xuân ra đảo xa

Những chuyến tàu mang mùa Xuân ra đảo xa

Gần tết Nguyên đán 2025, vượt qua hàng trăm hải lý, Tàu HQ571 mang những món quà đến các đảo ở Trường Sa. Giữa biển khơi dạt dào sóng vỗ, quân và dân Trường Sa cùng đón Xuân trong bầu không khí đầm ấm, vui vẻ, cùng nhau tận hưởng những món ăn truyền thống, làm ấm lòng người nơi đảo xa và thắt chặt thêm tình quân dân, đồng chí. Ảnh: Hữu Quyết - TTXVN
Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát: Hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo

Việc xóanhà tạm nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo luôn được Đảng và Nhà nước taquan tâm và xác định là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Với nhiều cơ chế,chính sách hỗ trợ nhà ở, nhất là nhà ở cho người có công với cách mạng, hộnghèo, hộ cận nghèo khu vực nông thôn, miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số,chương trình cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,sự đồng tình, ủng hộ, tham gia của các bộ, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cánhân nhằm hiện thực hóa ước mơ an cư cho người nghèo. Ảnh: TTXVN
Quất, bưởi Văn Giang sẵn sàng cho Tết Ất Tỵ

Quất, bưởi Văn Giang sẵn sàng cho Tết Ất Tỵ

Chỉ còn một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán, các nhà vườn quất, bưởi cảnh tại huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) đã sẵn sàng để phục vụ Tết. Thời điểm này cũng là lúc nhiều xe tải lớn nhỏ từ khắp nơi về Văn Giang chở "không khí Tết" đi khắp mọi miền. Ảnh: TTXVN
Nghi lễ

Nghi lễ "Tống cựu, nghinh tân" tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 22/1/2025 (23 tháng Chạp năm Giáp Thìn), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội tổ chức nghi lễ “Tống cựu, nghinh tân” (tiễn năm cũ, đón năm mới) trong chương trình "Tết Việt tại Hoàng thành Thăng Long" nhằm thể nghiệm những lễ nghi trong dịp tết Nguyên đán đã từng diễn ra trong cung đình Thăng Long xưa, thể hiện mong muốn hưng thịnh cho quốc gia, sự bình an, no ấm cho nhân dân. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN