Đổi mới học tập lý luận chính trị trong giai đoạn mới

Đổi mới học tập lý luận chính trị trong giai đoạn mới

Ngày 25/7, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ GD-ĐT, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an phối hợp tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Đổi mới việc học tập lý luận chính trị trong hệ thống giáo dục quốc dân đáp ứng yêu cầu phát triển trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
<b>UNESCO phê duyệt Di sản Thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào</b>

UNESCO phê duyệt Di sản Thế giới liên biên giới Việt Nam - Lào

Ngày 13/7, tại Kỳ họp lần thứ 47 của Ủy ban Di sản Thế giới ở thủ đô Paris, UNESCO đã chính thức thông qua quyết định lịch sử: điều chỉnh ranh giới Di sản Thiên nhiên Thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, trong đó bao gồm cả Vườn quốc gia Hin Nam Nô của Lào, tạo nên di sản thế giới liên biên giới đầu tiên mang tên "Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và Vườn quốc gia Hin Nam Nô".
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ: Điểm sáng khắc phục hậu quả chiến tranh

30 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ: Điểm sáng khắc phục hậu quả chiến tranh

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, năm 2025 là cột mốc quan trọng đánh dấu 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (1995–2025), đồng thời đánh dấu 50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam (1975–2025). Đây không chỉ là dịp để kỷ niệm những bước ngoặt lịch sử, mà còn là thời điểm nhìn lại và tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thực chất giữa hai quốc gia, trong đó khắc phục hậu quả chiến tranh là một trong những trụ cột quan trọng nhất. Nỗ lực của hai quốc gia từng là cựu thù này trong việc giải quyết các di sản chiến tranh, bao gồm khảo sát và xử lý bom mìn, xác minh người mất tích trong chiến tranh và xử lý ô nhiễm chất độc da cam/dioxin, đã trở thành nền tảng cho mối quan hệ Việt Nam – Mỹ phát triển lên cấp độ quan hệ đối tác chiến lược toàn diện.
30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương

30 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ: Tin tưởng tương lai tươi sáng của quan hệ song phương

Nhân kỷ niệm 30 năm Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ song phương (11/7/1995 – 11/7/2025 theo giờ Mỹ, tức 12/7/1995 – 12/7/2025 theo giờ Việt Nam), cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David B. Shear (nhiệm kỳ 2011–2014) và các bạn trẻ người Mỹ đã chia sẻ nhận định về những tiến triển ấn tượng của quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ tin tưởng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ này.
Việt Nam - Điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia

Việt Nam - Điểm đến ưa thích hàng đầu của người Australia

Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trang tin Sky News (Australia) mới đây đăng bài viết cho biết khi du khách Australia muốn tìm kiếm “những cuộc phiêu lưu văn hóa có ý nghĩa”, Việt Nam đã được họ đưa vào đầu danh sách bởi du lịch ở quốc gia Đông Nam Á này có chất lượng tốt và giá rẻ hơn so với bất kỳ điểm đến phổ biến nào khác.
Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành “tự giác”, “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”

Bác Hồ đã nhiều lần giải thích rõ về tiết kiệm để mọi người hiểu cho đúng, để thực hiện cho tốt: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn. Khi không nên tiêu xài thì một đồng xu cũng không nên tiêu. Khi có việc đáng làm, việc ích lợi cho đồng bào, cho Tổ quốc, thì dù bao nhiêu công, tốn bao nhiêu của, cũng vui lòng. Như thế mới đúng là kiệm. Tiết kiệm phải kiên quyết chống xa xỉ… Xa xỉ có tội với Tổ quốc, với đồng bào”.
<b>Phát huy vai trò và sức mạnh của kiều bào với quê hương, đất nước </b>

Phát huy vai trò và sức mạnh của kiều bào với quê hương, đất nước

Trong hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Bác đã tích cực tuyên truyền, vận động, thành lập các cơ sở cách mạng ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan và một số nước khác với sự đùm bọc, chở che của bà con Việt kiều để phục vụ cho cách mạng.
Để hàng Việt trụ vững trên “sân nhà”

Để hàng Việt trụ vững trên “sân nhà”

Thị trường nội địa với hơn 100 triệu dân rất tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt trong bối cảnh xuất khẩu bất ổn. Dù vậy, thay vì là vùng đất cho doanh nghiệp bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, khiến không ít doanh nghiệp chân chính đuối sức, không thể cạnh tranh. Tiếp sức trong hành trình chinh phục “sân nhà” của các doanh nghiệp Việt cần biện pháp mạnh làm sạch thị trường, và mở rộng kênh phân phối, giúp hàng Việt tiếp cận người tiêu dùng. Phủ sóng hàng Việt cũng là cách để đẩy lùi hàng giả, hàng nhái
<b>Thế hệ trẻ Việt Nam bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc</b>

Thế hệ trẻ Việt Nam bảo vệ và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Sớm xác định văn hóa là những điều tốt đẹp gắn liền với đời sống của con người, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng, của sự phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với việc xây dựng nền văn hóa nói chung và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc nói riêng.
20h ngày 12/7/2025: Đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

20h ngày 12/7/2025: Đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng

Sau gần 2 tháng tranh tài sôi động, Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ chính thức khép lại bằng đêm chung kết “Đón kỷ nguyên mới” vào tối 12/7/2025 giữa hai đội thi: Z121Vina Pyrotech (Việt Nam) và Jiangxi Yangfeng (Trung Quốc). Đêm chung kết được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam, hứa hẹn mang đến màn trình diễn đỉnh cao của nghệ thuật, ánh sáng và âm nhạc, khép lại mùa pháo hoa dài nhất trong 15 năm tổ chức Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.
Đà Lạt - điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025

Đà Lạt - điểm đến tiết kiệm hàng đầu châu Á mùa Hè 2025

Với khí hậu mát mẻ và không gian núi rừng thơ mộng, Đà Lạt là lựa chọn lý tưởng cho bất cứ tín đồ du lịch nào. Mới đây, Đà Lạt xuất hiện nổi bật trong top 5 điểm đến với chi phí phải chăng nhất châu Á mùa hè, cho thấy sức hút ngày càng lớn của thành phố cao nguyên với vai trò là điểm đến vừa tiết kiệm, vừa giàu trải nghiệm.
AI Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

AI Việt vào top 12 thế giới về nhận dạng văn bản

Trong bối cảnh chuyển đổi số và chuyển đổi ứng dụng trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, công nghệ OCR (Nhận dạng ký tự quang học) ngày càng giữ vai trò quan trọng trong việc số hóa tài liệu, tự động hóa quy trình nghiệp vụ, tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả quản trị. Tuy nhiên, với đặc thù tiếng Việt có dấu và chữ viết tay, bài toán nhận dạng không chỉ dừng lại ở việc 'đọc chữ', mà đòi hỏi mô hình phải có khả năng hiểu ngữ cảnh toàn diện. Trước thách thức đó, Viện Ứng dụng Công nghệ CMC (CMC ATI) đã phát triển mô hình CATI-VLM - một hệ thống hiểu tài liệu bằng thị giác máy tính (Visual Document Understanding). Dựa trên kho dữ liệu lớn tới 5TB, mô hình này vừa được xếp hạng Top 12 thế giới và Top 1 Việt Nam tại cuộc thi quốc tế Robust Reading Competition (RRC), hạng mục Document Visual Question Answering (DocVQA), tổ chức tháng 6/2025.
<b>Nét đặc sắc trong văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh</b>

Nét đặc sắc trong văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là nhà chính trị lỗi lạc mà còn là nhà ngoại giao kiệt xuất, là người sáng lập và định hướng phát triển cho nền văn hóa ngoại giao Việt Nam hiện đại. Văn hóa ngoại giao của Người mang những giá trị đặc sắc được thể hiện qua tư tưởng, hoạt động, tri thức, ngôn ngữ, nghệ thuật và phong cách ứng xử.
Chính quyền địa phương 2 cấp: Sự lựa chọn tất yếu, đột phá vì tương lai thịnh vượng và phát triển của Việt Nam

Chính quyền địa phương 2 cấp: Sự lựa chọn tất yếu, đột phá vì tương lai thịnh vượng và phát triển của Việt Nam

Từ ngày 1/7, Việt Nam bắt đầu triển khai vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên toàn quốc, gồm cấp tỉnh và cấp xã. Đây là một dấu mốc quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Phóng viên TTXVN tại Seoul đã phỏng vấn Chủ tịch Hiệp hội giao lưu kinh tế văn hóa Hàn – Việt (KOVECA) Kwon Sung Taek về chủ đề này.