Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao
Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn.
Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao. Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn như: Cadence, Intel, Qovor, Apple, Marvell, Samsung, Synopsys. Việt Nam cũng được Hoa Kỳ chọn là 1 trong 6 quốc gia tham gia Đạo luật Chips để phát triển chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

Từ góc độ doanh nghiệp đang tham gia tích cực vào phát triển công nghệ mới và đào tạo nhân sự, Chủ tịch Tập đoàn FPT Trương Gia Bình cho biết, trước nhu cầu khan hiếm nhân lực về công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI), FPT cam kết đến năm 2030 sẽ đào tạo 5.000 người và hiện đã có 1.600 sinh viên theo học ngành bán dẫn.

Cùng với FPT, thời gian qua, hơn chục trường đại học hàng đầu cũng đã nhanh chóng mở chương trình đào tạo về AI, bán dẫn để chuẩn bị sẵn lực lượng cho thế hệ chuyên gia hòa mình vào dòng chảy công nghệ toàn cầu. Đây là một mỏ vàng chờ các doanh nghiệp quốc tế đến khai thác.

“Nếu nhiều năm trước, Việt Nam gần như vô danh trên bản đồ công nghệ thông tin thế giới thì ngày nay, Việt Nam trở thành cái nôi của nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Trương Gia Bình nhấn mạnh.

Ông Trương Gia Bình cho biết, vào giai đoạn COVID-19, hàng nghìn kỹ sư FPT đã rời gia đình để “cắm chốt” trên văn phòng hoàn thành các dự án. Họ đã làm việc quên ngày đêm. Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, chính tinh thần ấy, sự cống hiến không ngừng nghỉ làm nên nét đặc biệt của các kỹ sư Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới.

Chủ tịch Tập đoàn FPT cho rằng, điều kiện hạ tầng công nghệ ở Việt Nam cũng đang rất phát triển. Đặc biệt, lãnh đạo Đảng, nhà nước đã ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW (Nghị quyết 57) ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong việc lựa chọn đổi mới sáng tạo, khoa học công nghệ, trong đó có AI và bán dẫn làm lộ trình phát triển tương lai.

Trong mục tiêu đào tạo 1 triệu nhân lực AI của Việt Nam, FPT cam kết chuyển đổi, đào tạo năng lực AI cho 500.000 người. Kỹ sư FPT thời gian qua ngày đêm học tập, nhận được gần một vạn chứng chỉ NVIDIA.

Theo báo cáo Spotlight của IDC, FPT đã vươn lên vị trí thứ 48 trong bảng xếp hạng các trung tâm nghiên cứu AI trên thế giới, khẳng định sự đầu tư nghiêm túc và vị thế tiên phong của mình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Ông Trương Gia Bình khẳng định, Việt Nam nói chung và FPT nói riêng đang nỗ lực xây dựng hạ tầng AI tiên tiến. Tập đoàn đặt mục tiêu mở rộng quy mô lên 5 nhà máy AI trên toàn cầu vào năm 2030, góp phần đưa Việt Nam trở thành trung tâm AI quan trọng của khu vực và thế giới.

Để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo nguồn nhân lực chất lượng cao là động lực thúc đẩy mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên, tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030, Chính phủ đặt quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất để tổ chức thực hiện Nghị quyết số 03 (Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia) một cách hiệu quả, toàn diện, mang lại những chuyển biến lớn, có tính cách mạng, có tác động rõ nét lên các chỉ số tăng trưởng kinh tế.

Theo đó, các nhiệm vụ, giải pháp Bộ Tài chính đề xuất cần thực hiện ngay đó là: tập trung đẩy mạnh rà soát, loại bỏ các “điểm nghẽn” thể chế ngay trong quý I/2025 đối với các Nghị định và quý II/2025 đối với các Luật. Bên cạnh đó, xác định ngay các dự án trọng tâm về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo gắn với mục tiêu tăng trưởng của ngành, lĩnh vực, địa phương và vùng có thế mạnh để tập trung nguồn lực triển khai trong năm 2025.

Cùng với đó, nhân rộng mô hình thu hút FDI như thu hút Tập đoàn NVIDIA, tập trung vào dự án đầu tư đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, dẫn dắt doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; bổ sung quy định về thủ tục đầu tư đặc biệt, tạo “luồng xanh” cho việc triển khai dự án, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp; sử dụng hiệu quả Quỹ hỗ trợ đầu tư để duy trì sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam.

Ngoài ra, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trước mắt tập trung vào giáo dục đại học, đào tạo ngắn hạn; đồng thời, đẩy mạnh triển khai các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, thúc đẩy kết nối sâu rộng tầm khu vực và quốc tế về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo…/.

Tin liên quan

Những dấu ấn nổi bật trong chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân

Một trong những sứ mệnh quan trọng nhất của ngành y tế là thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân, sức khỏe cộng đồng, mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hạnh phúc cho mọi người dân, tạo được nguồn nhân lực chất lượng tốt cho xã hội. Trải qua 70 năm xây dựng, lao động, cống hiến và trưởng thành (27/2/1955 - 27/2/2025), ngành y tế Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng nhu cầu ngày một cao hơn về chăm sóc y tế, khám chữa bệnh cho người dân. Tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, tăng từ khoảng 60 tuổi (giai đoạn 1975-1980) lên mức trung bình 74,5 tuổi hiện nay. Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đã đạt hơn 94% dân số, góp phần bảo đảm mọi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí hợp lý. Người dân được khám chữa bệnh với dịch vụ, kỹ thuật y học hiện đại không thua kém các nước phát triển như: Ghép tạng, phẫu thuật bằng robot, áp dụng chữa bệnh công nghệ tế bào gốc…

Trí thức Việt kiều Anh tư vấn chính sách phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam có tiềm năng lớn để trở thành một trung tâm tài chính quốc tế quan trọng trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, để hiện thực hóa tiềm năng này, cần một chiến lược phát triển rõ ràng, đảm bảo các yếu tố nền tảng như môi trường kinh doanh minh bạch, nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tài chính hiện đại, thị trường tài chính vững mạnh và thương hiệu quốc tế. Đây là khuyến nghị của Hội trí thức Việt Nam tại Anh và Ireland (VIS) tại cuộc gặp với Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Anh của Phó Thủ tướng.

Tin cùng chuyên mục

Báo Granma ra mắt chuyên trang đặc biệt kỷ niệm 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam – Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cuba và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960-2/12/2025), báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - vừa cho ra mắt chuyên trang đặc biệt tổng hợp những hình ảnh, tư liệu quý giá về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Học giả của Đại học Cambridge chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện nghị quyết, trong đó có dân số trẻ, nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến mới, hình ảnh Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều ngành, có điều kiện hạ tầng như sân bay, bến cảng lớn...

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không đánh trống bỏ dùi

Việc ra đời của Thông tư 29 (Bộ GD&ĐT) khiến cho ngành giáo dục có thêm công cụ để chấn chỉnh vấn nạn học thêm, dạy thêm. Nhưng dư luận vẫn đặt ra câu hỏi, làm sao để việc quản lý học thêm, dạy thêm thực sự giải quyết được tận gốc, tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Cầu Hiền Lương - biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông

Đã có một thời, khi nhắc đến cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nhắc nhớ đến những câu thơ: “Hiền Lương một lạch hai dòng/ Người tuy bên nớ mà lòng bên ni” hay “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”… Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời kỳ lịch sử đau thương mà hào hùng vẫn còn đó. Và cây cầu Hiền Lương, sau nửa thế kỷ từ ngày đôi bờ Bắc - Nam sum họp, vẫn vững vàng như một biểu tượng thiêng liêng của khát vọng hòa bình và thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Bài học kinh nghiệm từ Singapore

Đánh giá về việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng đây là một nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng số trở thành lực lượng sản xuất, có sức mạnh quyết định trong việc giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.

Chủ tịch nước dự lễ kỷ niệm 50 năm chiến thắng Bình Phước

Sáng 23/3, tại Quảng trường 23 tháng 3, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Bình Phước (23/3/1975 – 23/3/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.