Diện tích rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ bên cạnh những chòi canh ngao ở Cồn Lu. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Cò thìa (tên khoa học là Platalea Minor) được xếp hạng "Nguy cấp" trong Sách đỏ quốc tế, mỗi năm chỉ xuất hiện khoảng 40 cá thể ở Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Người dân khai thác rau câu dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Điều kiện sinh thái rừng ngập mặn thu hút nhiều loài chim di trú. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Đàn chim mòng biển trên bờ biển Giao Hải, thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Người dân khai thác thủy, hải sản dưới tán rừng ngập mặn. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Người dân cào ngao trên bờ biển thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN
Vườn Quốc gia Xuân Thủy - Nơi giao hòa giữa con người và thiên nhiên
Vườn Quốc gia Xuân Thủy thuộc địa bàn huyện Giao Thủy (tỉnh Nam Định), là vùng ngập nước đầu tiên của Đông Nam Á tham gia Công ước Quốc tế RAMSAR; được UNESCO công nhận là vùng lõi của Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới khu vực Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Nơi đây được ví như là nơi "biển giao hòa với rừng", “chim trời, cá nước” giao hòa với hình ảnh con người mưu sinh, tạo nên một bức tranh sinh động về vùng quê ven biển Bắc Bộ. Ảnh: Lâm Khánh – TTXVN