Xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp phù hợp thực tiễn
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang nhấn mạnh, việc chuyển đổi số trong hệ thống chính trị là rất quan trọng, thúc đẩy việc đưa các dịch vụ công trực tuyến và cần tăng tỷ lệ này lên để phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Một góc thành phố Đồng Hới (Quảng Bình). 
Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Tại tỉnh Quảng Bình, các địa phương đã trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã lên cấp có thẩm quyền. Tỉnh cũng đề nghị xây dựng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp phù hợp yêu cầu thực tiễn và bám sát chỉ đạo của Trung ương.

Đơn cử, thành phố Đồng Hới vừa trình các cấp có thẩm quyền phương án sắp xếp đơn vị hành chính, từ 15 đơn vị hành chính xuống còn 3 phường, kết hợp mở rộng địa giới hành chính. Trong đó, phường thứ nhất, dự kiến hợp nhất các xã, phường: Đồng Hải, Đồng Phú, Hải Thành, Đức Ninh, Đức Ninh Đông, Phú Hải, Bảo Ninh và đề xuất mở rộng địa giới ra thị trấn Quán Hàu, xã Lương Ninh (huyện Quảng Ninh).

Phường thứ 2, dự kiến hợp nhất các xã, phường: Nam Lý, Bắc Lý, Lộc Ninh, Quang Phú và đề xuất mở rộng địa giới ra xã Nam Trạch và một phần xã Nhân Trạch (huyện Bố Trạch). Phường thứ 3, dự kiến hợp nhất các xã, phường: Nghĩa Ninh, Đồng Sơn, Bắc Nghĩa, Thuận Đức và đề xuất mở rộng địa giới ra xã Vĩnh Ninh (huyện Quảng Ninh).

Trước đó, Quảng Bình đã đề nghị các địa phương tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phù hợp mô hình tổ chức mới, trong đó bám sát nội dung Kết luận số 127 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28/2/2025 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, lấy ý kiến tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tỉnh tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao về nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhất là với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Thành phố Đồng Hới trình phương án sắp xếp đơn vị hành chính, từ 15 đơn vị hành chính xuống còn 3 phường, kết hợp mở rộng địa giới hành chính. 
Ảnh: Tá Chuyên - TTXVN

Thực tế cho thấy, trong bối cảnh công nghệ thông tin ngày càng phát triển, ứng dụng chuyển đổi số, các thủ tục hành chính được giải quyết trên môi trường mạng, trình độ cán bộ nâng lên thì chủ trương tổ chức lại mô hình chính quyền địa phương từ 3 cấp thành 2 cấp (cấp tỉnh và cấp cơ sở) là cần thiết. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình Lê Ngọc Quang nhấn mạnh, để các đơn vị hành chính cấp xã mới hoạt động hiệu lực, hiệu quả sau khi sắp xếp, tỉnh sẽ đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan Đảng, chính quyền, tập trung xây dựng “Đảng bộ số - Chính quyền số”. Việc chuyển đổi số trong hệ thống chính trị là rất quan trọng, thúc đẩy việc đưa các dịch vụ công trực tuyến và cần tăng tỷ lệ này lên để phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Ông Lê Ngọc Quang cũng cho rằng, sắp tới sẽ tổ chức chính quyền cấp cơ sở, không tổ chức cấp huyện nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và chuyển đổi số trong quản lý rất quan trọng. Quản lý về hệ thống chính trị, cán bộ đảng viên, công chức viên chức đến tận cấp cơ sở, từ trên xuống dưới, các sở ngành đều được tích hợp liên thông đồng bộ và dữ liệu phải cập nhật thường xuyên, liên tục./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Lan tỏa phong trào thi đua yêu nước

Ngày 20/3, tại Ninh Bình, Khối thi đua các Tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức Liên hiệp trực thuộc Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam đã tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua năm 2024.

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 3: Chủ động ứng phó với đà giảm giá

Giá gạo xuất khẩu vẫn tiếp tục giảm trong khi vụ Đông Xuân đang thu hoạch rộ gây áp lực lên toàn bộ chuỗi cung ứng từ nông dân, doanh nghiệp thu mua lẫn xuất khẩu. Làm gì để giải quyết bài toán thu mua lúa gạo với giá mà cả nông dân và doanh nghiệp đều có lãi, ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu gạo?

Tái cấu trúc ngành lúa gạo - Bài 2: “Con chip” giống lúa và giải pháp đồng bộ cho gạo Việt

Gạo thơm và gạo đặc sản Việt Nam đã giữ được lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế nhờ hội nhập kinh tế và chính sách hỗ trợ sản xuất bền vững. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng, gia tăng giá trị và mở rộng thị trường xuất khẩu cần triển khai giải pháp đồng bộ từ nghiên cứu giống lúa, cải thiện hạ tầng đến đẩy mạnh chế biến và thương mại.

Hơn 560 doanh nghiệp được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2025

Sáng 18/3, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao công bố kết quả cuộc khảo sát Người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao 2025, ghi nhận hơn 121.000 lượt bình chọn các doanh nghiệp, qua đó có 562 doanh nghiệp chính thức đạt nhãn hiệu chứng nhận này do người tiêu dùng bình chọn.