Xây dựng một nền giáo dục mở
Để nâng cao chất lượng giáo dục, thành phố Hà Nội đã chủ động tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo hướng đến chuyển đổi số toàn diện.
Chuyển đổi số trong giáo dục là nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. 
Ảnh: Nguyễn Cúc - TTXVN

Giáo dục là một trong những lĩnh vực được ưu tiên trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, hướng đến xây dựng một nền giáo dục mở. Để nâng cao chất lượng giáo dục, thành phố Hà Nội đã chủ động tiên phong ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và đào tạo hướng đến chuyển đổi số toàn diện.

Nhận biết và nắm bắt được xu hướng đó, ngành Giáo dục Thủ đô nói chung và ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm nói riêng đã xác định việc chuyển đổi số trong toàn ngành là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, tập trung vào các nhiệm vụ như: Phát triển nền tảng hỗ trợ dạy và học từ xa, ứng dụng triệt để công nghệ số trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập; số hóa tài liệu, giáo trình; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập theo cả hình thức trực tiếp và trực tuyến... Đặc biệt, với phương châm “Giáo dục thông minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế”, ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm nhiều năm qua đã quan tâm, chú trọng và đẩy mạnh triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, bước đầu đã đạt được những hiệu quả thiết thực.

Trong Tuần lễ Chuyển đổi số của ngành Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm (diễn ra từ ngày 24-31/3), nhiều hoạt động phong phú, bổ ích đã thu hút hàng nghìn cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh tham gia. Tại đây, các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh đã mang đến những ý tưởng mới, sáng tạo và tâm huyết ở nhiều mảng đề tài khác nhau từ các giải pháp quản trị nhà trường, quản lí nguồn nhân lực, theo dõi quá trình học tập và kiểm tra đánh giá học sinh, đến xây dựng kho học liệu số với những tính năng thông minh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo và các phần mềm hiện đại trong dạy và học, đặc biệt là dạy học trực tuyến, E-learning và tự học… Tiêu biểu là các sản phẩm như: Quản lý đánh giá học sinh và kho học liệu số của Trường Mầm non Chim Non; kho học liệu số của nhóm giáo viên khối 5 Trường Tiểu học Thăng Long; sách điện tử Tranh dân gian Hàng Trống của cô giáo Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Trường Tiểu học Tràng An; “Dự án Math Mastery - Website tự học môn Toán” của nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Sĩ Liên; sản phẩm “Hạnh kiểm checker” của nhóm học sinh Trường Trung học cơ sở Trưng Vương…

Học sinh Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trải nghiệm các sản phẩm chuyển đổi số. 
Ảnh: Nguyễn Cúc - TXVN

Tại lễ bế mạc diễn ra chiều 28/3, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm Trịnh Ngọc Trâm cho biết, nhằm hướng tới mục tiêu “Chuyển đổi số - cơ hội đột phá và phát triển, kết nối toàn cầu”, trong Tuần lễ Chuyển đổi số, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận đã tổ chức 2 chương trình tập huấn, 4 hội thảo, 5 chuyên đề, cuộc thi “Giải pháp xây dựng trường học thông minh” dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh cấp Trung học cơ sở và cuộc thi “Đi tìm công dân số tài năng” dành cho học sinh tiểu học cùng các hoạt động trải nghiệm với các đơn vị đồng hành. Trong đó, tâm điểm của Tuần lễ Chuyển đổi số là phần so tài đầy sôi nổi và hào hứng của các ý tưởng, giải pháp xây dựng trường học thông minh.

“Các sản phẩm dự thi giải pháp trường học thông minh không chỉ dừng lại ở ý tưởng mà nhiều sản phẩm đã và đang được ứng dụng trong các nhà trường. Các sản phẩm dự thi đều có tiềm năng phát triển lớn, tính ứng dụng vào thực tế cao và đã giải quyết một hoặc một vài vấn đề thực tiễn trong đời sống”, bà Trịnh Ngọc Trâm chia sẻ.

Qua Tuần lễ Chuyển đổi số, Ban tổ chức đã tuyên dương, khen thưởng các trường học, cá nhân đạt thành tích cao, tích cực tham gia. Trong cuộc thi “Đi tìm Công dân số tài năng” dành cho học sinh tiểu học, các đội thi đến từ 13 trường tiểu học đã xuất sắc giành được 14 giải; cuộc thi “Giải pháp xây dựng trường học thông minh” với 125 sản phẩm dự thi, các thầy cô và các em học sinh đã xuất sắc giành 55 giải.

Học sinh Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) trải nghiệm các sản phẩm chuyển đổi số.
 Ảnh: Nguyễn Cúc - TTXVN

Tại quận Long Biên, ngành Giáo dục quận đã chủ động triển khai mô hình “Trường học điện tử" nay là “Trường học chuyển đổi số” nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý và dạy học. Toàn quận có khoảng 87.000 học sinh của hơn 140 trường công lập và ngoài công lập. Với mục tiêu xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý trường học, xác thực thông tin học sinh, giáo viên trên nền tảng công nghệ số, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu của ngành Giáo dục và các ngành liên quan, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu UBND quận Long Biên ban hành bộ tiêu chí đánh giá “Trường học chuyển đổi số” nhằm cụ thể hóa các tiêu chí đánh giá và thay thế cho bộ tiêu chí đánh giá “Trường học điện tử” đã ban hành trước đây đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế và sự thay đổi của khoa học công nghệ.

Khẳng định về tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, toàn ngành xác định chuyển đổi số là nội dung cần ưu tiên bố trí nguồn lực. Với quy mô lớn nhất cả nước về số lượng trường học và học sinh, việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số của Thủ đô không chỉ là xu thế, mà còn là yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hội thảo Nga-Việt về thúc đẩy phụ nữ tham gia lĩnh vực khoa học công nghệ

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, chiều 27/3 đã diễn ra Hội thảo trực tuyến giữa Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Ủy ban Đối ngoại thành phố Saint Petersburg (Liên bang Nga) "Thúc đẩy vai trò của phụ nữ và trẻ em gái trong Khoa học công nghệ". Hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm trong thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ hai nước vào khoa học.

Quý I/2025: Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách du lịch

Trong 3 tháng đầu năm 2025, Hà Nội ước đón 7,3 triệu lượt khách du lịch, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, khách du lịch quốc tế ước đạt 1,85 triệu lượt khách, tăng 17,4% so với cùng kỳ năm 2024; còn lại là khách trong nước. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 29.930 tỷ đồng, tăng 11,3% so với cùng kỳ năm 2024.

Ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo dự, chỉ đạo lễ phát động. Phong trào "Bình dân học vụ số" được phát động nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia và Nghị quyết số 03/NQ-CP của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW. Phong trào giúp người dân tiếp cận và tận dụng công nghệ trong cuộc sống, hình thành cộng đồng thích ứng với chuyển đổi số; tham gia xây dựng Chính phủ số, xã hội số, kinh tế số, công dân số.

Kinh tế vĩ mô ổn định tạo nền tảng cho thị trường bất động sản

Theo tin từ Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn chuyển giao quan trọng, tiếp nối đà phục hồi từ năm 2024 và dần thiết lập một chu kỳ tăng trưởng mới. Sau khoảng thời gian điều chỉnh kéo dài từ năm 2022 - 2023, những tín hiệu tích cực từ chính sách hỗ trợ và điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định đang tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của thị trường.

Việt Nam – Trung Quốc ký nhiều văn kiện để phát triển đường sắt

Tại cuộc họp song phương giữa Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc Lưu Vỹ trong chuyến công tác của Bộ Xây dựng thăm và làm việc tại Trung Quốc, hai bên tập trung trao đổi thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giao thông vận tải giữa hai nước, đặc biệt đối với việc phát triển đường sắt, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Thanh Bình.

Sức bật từ sự đột phá

Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, được Bộ Chính trị ban hành ngày 22/12/2024, có ý nghĩa quan trọng, mang tính chiến lược cao, phản ánh ý chí chính trị mạnh mẽ và tầm nhìn xa của Đảng và Nhà nước, tạo sức bật phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian tới. Đây là khẳng định của hầu hết các chuyên gia, trí thức người Việt đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Chuyên gia Nga khẳng định hướng đi đúng của chính sách phát triển khoa học, công nghệ

Việt Nam đã lựa chọn hướng đi đúng đắn khi đặt mục tiêu đưa khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo thành động lực chính cho phát triển kinh tế-xã hội. Đây là khẳng định được Tiến sĩ Grigory Trubnikov, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học LB Nga, Giám đốc Viện liên hợp nghiên cứu hạt nhân (JINR), gọi tắt là Viện Dubna, tại thành phố Dubna, đưa ra trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nga về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.