Yên Bái thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia vùng miền núi
Chương trình mục tiêu quốc gia đã hỗ trợ làm mới 1.172 nhà và đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu tại Yên Bái.
Toàn cảnh hội nghị. 
Ảnh: TTXVN phát

Ngày 14/8, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Phó trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia Hầu A Lềnh cùng Đoàn công tác đã làm việc tại tỉnh Yên Bái về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho rằng, mặc dù còn gặp một số khó khăn, nhưng việc triển khai tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia của các cơ quan, địa phương trong tỉnh đã thể hiện tinh thần quyết tâm cao, đạt được những kết quả tích cực. Yên Bái đã có nhiều cách làm hay, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình triển khai thực hiện. Việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, nội dung, danh mục đầu tư thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia được xác định trên cơ sở có sự đồng thuận, đồng lòng của người dân, doanh nghiệp, các cấp, các ngành. Các chương trình mục tiêu quốc gia được thực hiện đảm bảo tiến độ đề ra.

Để hoàn thành các nhiệm vụ triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đề nghị thời gian tới, các sở, ban, ngành của tỉnh cần tiếp thu, bổ sung thông tin trong báo cáo để làm rõ hơn về những kết quả đạt được; bám sát chỉ đạo của Trung ương để triển khai thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao; rà soát các nhóm vấn đề, ban hành các văn bản phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại buổi làm việc. 
Ảnh: TTXVN phát

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh nhấn mạnh, tỉnh Yên Bái cần quyết liệt, nghiêm túc chỉ đạo các địa phương giải ngân đảm bảo tiến độ, đảm bảo quy trình, thủ tục theo quy định; linh hoạt, sáng tạo trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ; tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm, nhân rộng các mô hình điển hình trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Tỉnh cần triển khai đồng bộ các chính sách, phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong cộng đồng, đảm bảo quyền, lợi ích, vai trò tham gia của người có uy tín trong thực hiện công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; quan tâm bố trí sắp xếp đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số phù hợp, đảm bảo cơ cấu, số lượng ở các lĩnh vực, ngành nghề…

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Ban Dân tộc, các sở, ban, ngành hoàn thiện báo cáo trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các thành viên trong Đoàn công tác. Trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục chỉ đạo, nỗ lực, cố gắng hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo lộ trình đề ra.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo các sở, ngành của tỉnh đã báo cáo với Đoàn công tác về kết quả thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh năm 2024; tình hình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, kết quả thực hiện công tác dân tộc năm 2024; hoạt động của Ban đại diện Hội đồng quản trị và Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Yên Bái năm 2023 và 7 tháng đầu năm 2024.

Các đại biểu cũng đã thảo luận, làm rõ một số kết quả nổi bật trong thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2024; nêu lên những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện và đề xuất giải pháp triển khai trong thời gian tới.

Tính đến hết năm 2023, hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Yên Bái còn 12,14%; có 17/28 xã thoát ra khỏi diện đặc biệt khó khăn; 25/27 thôn thoát khỏi diện đặc biệt khó khăn. Từ năm 2021 đến nay, tại Yên Bái, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã hỗ trợ làm mới 1.172 nhà và đầu tư 220 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu. Đến hết ngày 31/12/2023, toàn tỉnh có 28.810 hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được xét duyệt cho vay vốn từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi để phát triển kinh tế với tổng vốn cho vay đạt 1.950,2 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 106 xã đạt chuẩn nông thôn mới; 37 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; 4 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.../.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Mặc dù nhiều địa phương trong cả nước có món phở, nhưng phở gắn bó lâu đời với cuộc sống người dân Hà Nội, trở thành thức quà phổ biến, gắn với tập quán, văn hoá ẩm thực của Hà Nội. Mới đây, phở Hà Nội đã được ghi vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Tri thức dân gian.  

Nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm - Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia

Đan võng ngô đồng là một nghề thủ công truyền thống chứa đựng nhiều giá trị nhân văn của bao lớp cư dân trên đảo gắn bó máu thịt với đất trời, biển rừng, nhẫn nại, kiên trì, mềm mại, chắc chắc. Chiếc võng ngô đồng là một công trình nghệ thuật không chỉ ở hình thái kết cấu mà còn chứa đựng trong đó tình cảm của đất và người giữa đảo xa. Việc công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với nghề đan võng ngô đồng là sự ghi nhận, tôn vinh nghề truyền thống, sự sáng tạo của cư dân địa phương trong việc tạo ra nghề và không ngừng đổi mới, sáng tạo, gìn giữ, lưu truyền, nhất là tạo nên những sản phẩm du lịch; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa, lòng hiếu khách, chân tình của cư dân vùng biển đảo. Tối 6/8/2024, tại xã đảo Tân Hiệp, UBND thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tổ chức khai mạc Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 và đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm do Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch công nhận.

Phở Nam Định - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2326/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian Phở Nam Định tỉnh Nam Định”. Nam Định hiện có khoảng 300 quán phở, nhiều nhất là thành phố Nam Định và huyện Nam Trực. Ba làng Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc ở xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực được xem là quê hương của phở Nam Định. Phở Nam Định có hương vị đậm đà hơn nhờ cốt nước mắm cá. Nước dùng phở được chế biến từ xương bò ninh nhừ với đầy đủ gia vị như hành khô, gừng nướng đập dập, thảo quả, hoa hồi, quế, đinh hương, hạt ngò gai, thanh quế... Phở bò Nam Định đậm hương thịt bò, phong vị mặn mòi từ nước mắm miền biển. Không có nước mắm ngon thì dẫu có cho bao nhiêu gia vị, mì chính cũng không thể cho ra hương vị phở Nam Định đúng điệu.

Mì Quảng - Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 9/8/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “Tri thức dân gian mì Quảng tỉnh Quảng Nam”. Mì Quảng được chế biến từ gạo xay, tráng thành từng chiếc bánh rồi dùng dao thái sợi để chế biến món ăn. Món mì này thường có màu trắng của gạo hoặc màu vàng của hạt dành dành hay nghệ vàng. Sợi mì dẹt, dày hơn so với mì ở các vùng khác. Mì sợi được thái đều và giữ được độ dai mềm khi còn nóng. Người dân xứ Quảng thường lựa chọn các nguyên liệu như thịt gà, heo, tôm, trứng cút, cua, thịt bò, thịt ếch, cá lóc để chế biến. Một bát mì Quảng có thể có một loại nhân thịt hoặc kết hợp của hai hay ba loại để tạo cho dư vị được đậm đà hơn.

“Cầu thang văn hóa” đặc biệt tại Hà Nội

Trong không gian của những nhà tập thể cũ ở phường Nghĩa Tân (Hà Nội), có một khu vực hơn 20 năm nay đã trở thành địa điểm giúp kết nối tình hàng xóm, góp phần nâng cao tri thức cho người dân cũng như bảo vệ khuôn viên cộng đồng. Đó không phải nhà văn hóa cũng không phải thư viện, mà nó có tên gọi rất đỗi thân thuộc - “cầu thang văn hóa”.

Thành tích 50 năm Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế IMO (1974 - 2024)

Năm 1974, ngay lần đầu tiên tham dự kỳ thi Olympic Toán học quốc tế dành cho học sinh trung học tại Cộng hòa Dân chủ Đức, học sinh Việt Nam đã gây bất ngờ lớn với thành tích xuất sắc 1 Huy chương Vàng, 1 Huy chương Bạc và 2 Huy chương Đồng. Kể từ đó đến nay, đội tuyển Việt Nam đã 48 lần tham gia các kỳ thi IMO, với 289 lượt học sinh, mang về 69 Huy chương Vàng, 118 Huy chương Bạc, 84 Huy chương Đồng và 3 Bằng khen.

Ninh Bình và Đà Lạt có tour lọt top trải nghiệm tuyệt vời nhất thế giới

Nền tảng du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Tripadvisor đã công bố giải thưởng Travelers’ Choice Awards Best of the Best Things to Do. Trong đó, tour du lịch Ninh Bình bằng thuyền và xe đạp, tour trải nghiệm vượt thác và tham quan thác nước ở Đà Lạt lọt vào 25 hoạt động hấp dẫn nhất ở hạng mục Thiên nhiên và hoạt động ngoài trời.