50 năm Thống nhất đất nước: Học giả Brazil đánh giá thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam
Thắng lợi của dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là thành quả vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đây là đánh giá của nhà báo và nhà sử học Pedro de Oliveira - Tổng Thư ký Hội hữu nghị Brazil - Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), ông Oliveira đánh giá với chiến thắng 30/4/1975, lần đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ phải chịu thất bại trước một quốc gia nhỏ ở Nam Bán cầu. Thắng lợi của Cách mạng Việt Nam đã có tác động to lớn đến tình hình quốc tế thời đó. Chiến thắng của quân và dân Việt Nam đã cổ vũ, động viên và khích lệ các dân tộc đang tiến hành công cuộc giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa đế quốc, mở đầu sự phá sản của chủ nghĩa thực dân mới trên toàn thế giới, đặc biệt là ở châu Phi.

Sau chiến tranh, dân tộc Việt Nam một lần nữa lại nỗ lực quyết tâm xây dựng đất nước và tiến hành công cuộc Đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng từ năm 1986. Sau gần 40 năm, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn về mọi mặt, trong đó lĩnh vực kinh tế là một điểm sáng ấn tượng. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ. Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu lúa gạo và nhiều mặt hàng nông phẩm hàng đầu thế giới. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

Trong công tác đối ngoại, Việt Nam cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho an ninh và phát triển, nâng cao vị thế đất nước, đồng thời thể hiện vai trò chủ động trong việc tạo lập và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới.

Nhớ lại những ký ức khi tham gia vào phong trào phản chiến cuối những năm 60 của thế kỷ trước, nhà báo Pedro Oliveira, người cũng đã gần 80 tuổi, cho biết ông tham gia vào các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh ở Việt Nam khi ông bắt đầu vào học tại Đại học Sao Paulo năm 1968. Ông kể lại: “Khi đó, tôi tham gia phong trào sinh viên, ngoài đấu tranh cho dân chủ và chống chế độ độc tài quân sự ở Brazil, tôi còn ủng hộ hòa bình và phản đối chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương. Chúng tôi tổ chức chiếu những bộ phim do Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam gửi đến, lên án những hành động tàn bạo của quân đội đế quốc Mỹ, bao gồm việc sử dụng bom napalm và chất độc da cam, mà hậu quả của chất độc này hiện vẫn để lại di chứng cho nhiều thế hệ người Việt Nam”. Theo nhà báo Oliveira, các hoạt động và phong trào phản chiến, ủng hộ hòa bình trên toàn thế giới thời đó đã đóng góp đáng kể vào chiến thắng 30/4/1975 của dân tộc Việt Nam.

Ông Oliveira cũng là tác giả cuốn sách "Hồ Chí Minh, cuộc đời và sự nghiệp vị lãnh tụ giải phóng dân tộc Việt Nam" bằng tiếng Bồ Đào Nha. Tác phẩm này, được tái bản 3 lần, đã được trao giải nhất loại hình sách in tại Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ VIII. Cuốn sách này hiện đang được dịch sang tiếng Tây Ban Nha, nhằm cung cấp cái nhìn sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho bạn bè thế giới./.

Diệu Hương

Tin cùng chuyên mục

Chuyến thăm thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Đánh giá về chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này, nhà nghiên cứu Lưu Anh, Viện nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định lãnh đạo hai nước cùng nhau vạch ra kế hoạch mới để xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc. Điều này không chỉ góp phần củng cố hòa bình và ổn định khu vực mà còn thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực và tăng trưởng kinh tế thế giới.

Chuyên gia Trung Quốc: Chuyến thăm đạt kết quả vượt kỳ vọng

Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này vô cùng thành công. Hai bên đã đạt được kết quả hết sức phong phú, nhiều nhất từ trước đến nay trong các chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc tới Việt Nam. Đây là chia sẻ của Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh.

50 năm Thống nhất đất nước: “Hình mẫu duy nhất” dưới góc nhìn của Giáo sư Nga

Chỉ duy nhất Việt Nam thay đổi được biên giới tại một trong những mặt trận nóng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chỉ có Việt Nam thống nhất được đất nước vào năm 1975. Đây là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học lịch sử Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Saint Petersburg, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện tính chiến lược và chiều sâu lịch sử của quan hệ Việt-Trung

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng với tiêu đề “Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

50 năm Thống nhất đất nước: Chiến thắng 30/4 tạo động lực lớn cho phong trào cách mạng thế giới

Chiến thắng 30/4 đã tạo nên động lực to lớn cho phong trào cách mạng thế giới và chỉ cho thế giới thấy rằng khi một dân tộc quyết định chiến đấu vì độc lập và chủ quyền, họ có thể đánh bại mọi thế lực thù địch, dù mạnh đến đâu. Đây là nhận định của ông Fredesmán Turró González - nguyên Đại sứ Cuba tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam.

Tôn vinh tiếng Việt: Lan tỏa tiếng Việt và hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè Mỹ

Dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau song cả Giáo sư Kiều Linh Caroline Valverde ở bang California và doanh nhân Katherine Lam ở bang Oregon đều có chung một mục tiêu là gin giữ tiếng Việt và quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè quốc tế để người Mỹ có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tích cực hơn về Việt Nam ngày nay.

Tạo động lực, truyền cảm hứng cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng để đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ thời gian qua và thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Anh hùng Lao động" cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 17/4/2025: Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị. Ngày 17/4/2025, sân bay khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3.

Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư năm 2025: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 -17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh quy mô lớn nhất do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026, thể hiện cam kết mạnh mẽ, vai trò chủ động và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ P4G, cũng như trong nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dự kiến Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện: Tuyên bố Hà Nội về tăng trưởng xanh, lấy con người làm trung tâm và Tuyên bố về tăng cường hợp tác giữa P4G và các tổ chức, cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.