Chuyên gia Trung Quốc: Chuyến thăm đạt kết quả vượt kỳ vọng
Chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam lần này vô cùng thành công. Hai bên đã đạt được kết quả hết sức phong phú, nhiều nhất từ trước đến nay trong các chuyến thăm của lãnh đạo Trung Quốc tới Việt Nam. Đây là chia sẻ của Giáo sư Hứa Lợi Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược toàn cầu và châu Á-Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh.

Giáo sư Hứa Lợi Bình cho rằng Việt Nam đã dành sự đón tiếp trọng thị đối với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, qua đó thể hiện rõ tình cảm hữu nghị mà nhân dân Việt Nam dành cho Trung Quốc. Bên cạnh đó, đây là chuyến thăm Việt Nam thứ tư của đồng chí Tập Cận Bình trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và là chuyến thăm lần thứ hai trong nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đại hội XX của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Vì vậy, có thể nói, chuyến thăm này tiếp tục thúc đẩy cơ chế giao lưu giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước, thể hiện rõ tính chiến lược và sự dẫn dắt cấp cao trong quan hệ Trung-Việt.

Đối với hợp tác giữa hai Đảng, ông Hứa Lợi Bình cho biết trong các thỏa thuận được ký kết lần này cũng bao hàm nội dung về trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành đất nước. Đặc biệt là trong lĩnh vực giao lưu nhân văn, lần này cũng nhấn mạnh việc phát huy vai trò của “tài nguyên đỏ” trong giao lưu giữa hai Đảng. Phía Trung Quốc mời thanh niên Việt Nam đến Trung Quốc triển khai Chương trình “hành trình đỏ nghiên cứu, học tập”, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tình cảm hữu nghị nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ hai nước, đồng thời cũng để thanh niên Trung Quốc tới Việt Nam giao lưu, qua đó thể hiện rõ việc kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng của hai nước. Thời gian tới, hoạt động trao đổi và hợp tác giữa hai Đảng cũng sẽ tiếp tục được làm sâu sắc thêm.

Về kết quả chuyến thăm, ông Hứa Lợi Bình đánh giá chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thành công tốt đẹp, hai bên đã ký kết 45 văn bản thỏa thuận hợp tác với phạm vi bao trùm lớn, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kết nối cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là hợp tác về đường sắt, mà còn mở rộng sang các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo, đào tạo nhân lực, đơn giản hóa thủ tục cửa khẩu, kinh tế số, kinh tế xanh, các lĩnh vực xã hội, văn hóa…

Việc Trung Quốc và Việt Nam ký kết thỏa thuận hợp tác về đường sắt, đồng thời chính thức khởi động cơ chế hợp tác đường sắt Việt-Trung là một thành quả mới. Do hợp tác về đường sắt liên quan đến rất nhiều bộ/ngành khác nhau, không chỉ ở cấp trung ương mà còn ở cả cấp địa phương, và liên quan đến rất nhiều lĩnh vực, phát huy vai trò của Ủy ban liên hợp về hợp tác đường sắt Việt - Trung là cần thiết để thực hiện công tác điều phối tổng thể, đảm bảo cho hợp tác đường sắt giữa Trung Quốc và Việt Nam được triển khai suôn sẻ và hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, ủy ban này tạo ra một cơ chế vận hành rõ ràng, giúp cho hợp tác đường sắt song phương có thể được thúc đẩy một cách bài bản, tuần tự theo đúng kế hoạch.

Theo ông Hứa Lợi Bình, một khi tuyến đường sắt này được kết nối, không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc và Việt Nam, mà còn tác động tích cực đến toàn bộ khu vực. Ví dụ, khi tuyến đường sắt này vận hành, hàng hóa của Việt Nam có thể dễ dàng vận chuyển vào Trung Quốc hoặc xuất khẩu sang châu Âu qua tuyến đường sắt Á-Âu, từ đó tiết kiệm rất nhiều về thời gian, chi phí vận chuyển và giá thành logistics. Không những vậy, tuyến đường sắt còn thúc đẩy mạnh mẽ giao lưu nhân dân. Trong tương lai, khi tuyến đường sắt cao tốc này đưa vào khai thác, du khách Trung Quốc có thể trực tiếp đi tàu cao tốc tới Việt Nam du lịch, thậm chí tiếp tục di chuyển từ Việt Nam sang Thái Lan, Malaysia, Singapore. Như vậy, tuyến đường sắt này sẽ đóng vai trò kết nối giao thông huyết mạch của cả khu vực, tạo động lực quan trọng cho liên kết hạ tầng, giao lưu nhân dân và phát triển kinh tế khu vực.

Chuyên gia Hứa Lợi Bình nhấn mạnh rằng, với vai trò là quốc gia nằm ở vị trí chiến lược then chốt của bán đảo Đông Dương, một khi đường sắt cao tốc Việt-Trung chính thức vận hành, vị thế chiến lược của Việt Nam trong khu vực sẽ tiếp tục được nâng lên. Ví dụ, du khách từ Thái Lan, Malaysia, Singapore nếu muốn đến Trung Quốc du lịch, nhiều khả năng sẽ lựa chọn trung chuyển qua Việt Nam. Điều này giúp Việt Nam trở thành một trung tâm logistics và du lịch quan trọng. Tương tự, hàng hóa trong khu vực cũng sẽ có xu hướng trung chuyển qua Việt Nam, biến Việt Nam trở thành một mắt xích chiến lược trong chuỗi logistics liên Á-Âu./.

Quang Hưng - Công Tuyên

Tin cùng chuyên mục

50 năm Thống nhất đất nước: “Hình mẫu duy nhất” dưới góc nhìn của Giáo sư Nga

Chỉ duy nhất Việt Nam thay đổi được biên giới tại một trong những mặt trận nóng của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chỉ có Việt Nam thống nhất được đất nước vào năm 1975. Đây là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ khoa học lịch sử Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh, Đại học quốc gia Saint Petersburg, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Liên bang Nga nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của dân tộc Việt Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện tính chiến lược và chiều sâu lịch sử của quan hệ Việt-Trung

Nhân chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam từ ngày 14-15/4, Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã đăng toàn văn bài viết quan trọng với tiêu đề “Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới của quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.

50 năm Thống nhất đất nước: Chiến thắng 30/4 tạo động lực lớn cho phong trào cách mạng thế giới

Chiến thắng 30/4 đã tạo nên động lực to lớn cho phong trào cách mạng thế giới và chỉ cho thế giới thấy rằng khi một dân tộc quyết định chiến đấu vì độc lập và chủ quyền, họ có thể đánh bại mọi thế lực thù địch, dù mạnh đến đâu. Đây là nhận định của ông Fredesmán Turró González - nguyên Đại sứ Cuba tại Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Cuba-Việt Nam.

Tôn vinh tiếng Việt: Lan tỏa tiếng Việt và hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè Mỹ

Dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau song cả Giáo sư Kiều Linh Caroline Valverde ở bang California và doanh nhân Katherine Lam ở bang Oregon đều có chung một mục tiêu là gin giữ tiếng Việt và quảng bá hình ảnh Việt Nam hiện đại tới bạn bè quốc tế để người Mỹ có cái nhìn sâu sắc, toàn diện và tích cực hơn về Việt Nam ngày nay.

Tạo động lực, truyền cảm hứng cả dân tộc bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng để đánh giá tình hình thực hiện các nhiệm vụ thời gian qua và thúc đẩy triển khai các nhiệm vụ thời gian tới; đồng thời xem xét việc tặng, truy tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân", "Anh hùng Lao động" cho các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Ngày 17/4/2025: Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất khai thác chuyến bay đầu tiên

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025), nhà ga hành khách T3 sân bay Tân Sơn Nhất - công trình trọng điểm mang tính biểu tượng của Thành phố Hồ Chí Minh chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác, đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong hạ tầng giao thông đô thị. Ngày 17/4/2025, sân bay khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3.

Hội nghị Thượng đỉnh P4G lần thứ tư năm 2025: Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

Hội nghị Thượng đỉnh diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư năm 2025 với chủ đề “Chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 14 -17/4/2025. Đây là hội nghị cấp cao đa phương về tăng trưởng xanh quy mô lớn nhất do Việt Nam đăng cai tổ chức trong giai đoạn 2021-2026, thể hiện cam kết mạnh mẽ, vai trò chủ động và trách nhiệm quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ P4G, cũng như trong nỗ lực toàn cầu nhằm thúc đẩy tăng trưởng xanh và phát triển bền vững. Dự kiến Hội nghị sẽ thông qua 2 văn kiện: Tuyên bố Hà Nội về tăng trưởng xanh, lấy con người làm trung tâm và Tuyên bố về tăng cường hợp tác giữa P4G và các tổ chức, cơ chế đa phương nhằm thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia

Sáng 16/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã thân mật tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun nhân dịp tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu toàn cầu (P4G) lần thứ tư tại Hà Nội.

Thống nhất về nhận thức, tư tưởng vì lợi ích chung của đất nước

Sáng 16/4, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến 21.000 điểm cầu tại các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương; các ban, bộ, ngành, đơn vị sự nghiệp Trung ương và các điểm cầu cấp huyện, cấp xã, quân khu, quân đoàn, quân binh chủng trong toàn quốc. Hội nghị cũng được Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh và truyền hình trực tiếp nhằm lan tỏa mạnh mẽ các nội dung đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.