50 năm Thống nhất đất nước: Việt Nam - niềm hy vọng của những người cách mạng trên thế giới
Ngày 30/4/1975, ngày đại thắng của dân tộc Việt Nam, đã khơi dậy niềm hy vọng và tinh thần đấu tranh của những người cách mạng trên thế giới. Đây là nhận định của Chủ tịch Hội hữu nghị Chile - Việt Nam, bà Patricia Abarzúa Muñoz.

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, bà Patricia Abarzúa hồi tưởng lại không khí ngày chiến thắng 30/4 cách đây 50 năm với sự xúc động sâu sắc. Bà Patricia Abarzúa kể lại: “Khi đó ở Chile, chúng tôi vẫn sống dưới sự đàn áp của chế độ độc tài quân sự và các phương tiện truyền thông chính thống đưa rất ít về tình hình chiến sự ở Việt Nam. Tuy vậy, thông tin về chiến thắng 30/4 nhanh chóng được lan truyền từ người này sang người khác. Niềm vui vỡ òa được chúng tôi ăn mừng trong nhà và cố gắng nghe thêm thông tin qua Đài phát thanh Moskva, phương tiện truyền thông nước ngoài duy nhất có thể nghe được, nhưng cũng rất khó khăn”. Tin vui chiến thắng cũng nhanh chóng lan đến một số nơi, khi nhận được tin này, tiếng reo mừng đã vang lên như “Hồ – Hồ – Hồ Chí Minh… chúng ta sẽ chiến đấu đến cùng” hay như “Dân tộc đoàn kết sẽ không bao giờ bị đánh bại”.

Bà Patricia Abarzúa nhấn mạnh dân tộc Việt Nam không chỉ giành được độc lập và thống nhất đất nước mà còn chứng minh cho thế giới thấy tầm quan trọng của tinh thần đoàn kết toàn dân và niềm tin vào các nguyên tắc của mình để tiến hành một cuộc đấu tranh chính nghĩa, cho phép họ giành được tự do, độc lập và chủ quyền. Bà Patricia Abarzúa cho rằng các nhà lãnh đạo thời đó vô cùng ngưỡng mộ khả năng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành nguồn cảm hứng và tấm gương cho các phong trào giải phóng ở Mỹ Latinh và cho nhân dân thế giới, những người đấu tranh vì hòa bình của Việt Nam.

Theo Chủ tịch Hội hữu nghị Chile - Việt Nam, hình ảnh về một vùng đất bị bom đạn tàn phá, ký ức về hàng nghìn chiến sĩ đã hy sinh, nạn nhân chiến tranh và nạn nhân chất độc da cam, cùng nhiều hiện thực khác, là sự khởi đầu đầy thách thức mà dân tộc Việt Nam phải đương đầu sau chiến tranh. Quá trình Đổi mới sau đó tại Việt Nam là bước ngoặt lớn trên con đường tái thiết đất nước đầy khó khăn sau chiến tranh. Với chính sách Đổi mới từ năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, cuộc sống của người dân được cải thiện, tiến bộ trong hệ thống giáo dục, du lịch phát triển. Việt Nam mở cửa kinh tế với thế giới và người dân rất phấn khởi với quá trình này. Những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được thật đáng ngưỡng mộ. Việc gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tái lập quan hệ ngoại giao với Mỹ vào năm 1995 và gia nhập Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 1998 mở đường cho Việt Nam phát triển quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới, thực hành ngoại giao dựa trên đối thoại và giải quyết hòa bình các tranh chấp, tìm kiếm những cách tốt nhất để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ngày nay, Việt Nam duy trì quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, ký khoảng 170 hiệp định hợp tác trên nhiều lĩnh vực và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó hiệp định với Chile được ký vào năm 2011.

Năm 2025 này được Việt Nam xác định là "năm tăng tốc và bứt phá", sẽ tiếp tục mở đường cho những nỗ lực ngoại giao của Việt Nam, mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, đóng góp hiệu quả vào sự ổn định, phát triển và tăng trưởng kinh tế, đưa Việt Nam sớm đạt được vị thế nước phát triển, hội nhập khu vực và toàn cầu.

Bà Patricia Abarzúa cũng nhắc lại phong trào phản chiến và ủng hộ của nhân dân Chile trong những năm 60 và 70 của thế kỷ trước, khơi dậy những hành động đoàn kết lớn ở Mỹ Latinh và trên toàn thế giới. Tại Chile, công nhân và sinh viên đã hưởng ứng hành động đoàn kết trên khắp đất nước để đòi hòa bình cho Việt Nam. Nổi tiếng nhất trong lịch sử Chile đó là cuộc tuần hành của hàng nghìn sinh viên Chile đi bộ hơn 200 km từ cảng Valparaíso đến Santiago để phản đối cuộc chiến tại Việt Nam. Cuộc tuần hành này đã được sử sách Chile ghi lại.

Theo bà Patricia Abarzúa, dân tộc Chile ủng hộ Việt Nam bằng rất nhiều hình thức kể cả trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật như sân khấu, âm nhạc, thơ ca, hội họa. Các họa sĩ đã biến những bức tường thành không gian thiết yếu để truyền bá các hoạt động đoàn kết với Việt Nam. Ca sĩ - nhạc sĩ Víctor Jara đã đạo diễn vở nhạc kịch mang tên “Viet Rock” do nhà biên kịch và diễn viên người Mỹ Megan Terry sáng tác. Víctor Jara cũng sáng tác bài hát "Quyền được sống trong hòa bình" dành tặng cho Chủ tịch Hồ Chí Minh và cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Ngày nay, bài hát này được hát bằng tiếng Tây Ban Nha ở Chile và tiếng Việt ở Việt Nam, đây là cây cầu văn hóa cho thấy lịch sử lâu dài của tình anh em giữa hai dân tộc.

Đề cập tới quan hệ song phương, bà Patricia Abarzúa nhắc lại vào những năm 60 của thế kỷ trước, qua những người bạn Việt Nam đầu tiên đến Chile để tham dự Hội nghị Liên đoàn Công nhân Thống nhất (CUT), người dân Chile bắt đầu có mối liên hệ và thông tin trực tiếp về những gì đang xảy ra ở Việt Nam. Nhà báo Fernando Murillo Viaña là người duy trì mối quan hệ ban đầu và cùng với cựu Tổng thống Salvador Allende và chính trị gia Clodomiro Almeyda, đã định hình việc thành lập một nhóm hữu nghị với Việt Nam, sau này được biết đến với tên gọi Viện Văn hóa và Hữu nghị Chile-Việt Nam. Hiện nay, tổ chức này vẫn đang tích cực đóng góp vào các hoạt động đoàn kết với Việt Nam. Bà Patricia Abarzúa bày tỏ: “Ngày nay với tên gọi Hội hữu nghị Chile - Việt Nam, chúng tôi vẫn tiếp tục tập hợp những người bạn cũ từng tham gia vào phong trào phản chiến, đoàn kết với Việt Nam. Chúng tôi cũng tạo ra các mối quan hệ và hoạt động mới để tuyên truyền về những tiến bộ và phát triển của Việt Nam ngày nay tại Chile, cũng như tuyên truyền về sự phát triển và tiến bộ của Chile tới nhân dân Việt Nam”./.

Diệu Hương

Tin cùng chuyên mục

50 năm Thống nhất đất nước: Xúc động hồi ức về tinh thần dũng cảm, hy sinh của bộ đội Việt Nam

Chiến tranh thật tàn khốc, nhiều chiến sĩ bộ đội Việt Nam dù bị mất chân, mất tay, mất tai, mất nửa má… nhưng họ vẫn rất lạc quan. Chúng tôi không chỉ khâm phục họ về tinh thần dũng cảm, hy sinh quên cả thân mình cho tổ quốc, mà còn học được nhiều phẩm chất tốt đẹp từ họ: chịu khó, lễ phép, yêu học hỏi… Đó là những hồi ức sâu sắc của bà Vu Thục Huệ, nguyên nhân viên y tế Bệnh viện Nam Khê Sơn (Quế Lâm, Quảng Tây, Trung Quốc), nhân sĩ hữu nghị Trung-Việt khi kể về những ngày chữa trị cho các chiến sĩ bộ đội Việt Nam.

Đoàn cứu hộ Bộ Công an hoàn thành tốt nhiệm vụ tại Myanmar

Sau 10 ngày thực hiện nhiệm vụ cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ người dân Myanmar bị ảnh hưởng bởi động đất, đoàn công tác Bộ Công an đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Tối 8/4, đoàn đã về tới Sân bay quốc tế Nội Bài. Toàn bộ 26 thành viên của đoàn và 02 chó nghiệp vụ đều có sức khỏe tốt, không gặp phải chấn thương hoặc tai nạn nào. Lãnh đạo Bộ Công an đã ra tận Sân bay đón và chúc mừng.

2 đoàn công tác của Việt Nam hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar

Tối 8/4/2025, hai đoàn công tác của Việt Nam tham gia hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar, gồm lực lượng của Quân đội nhân dân và Bộ Công an đã về đến Hà Nội, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn tại Myanmar sau thảm họa động đất có độ lớn 7,7 xảy ra ngày 28/3/2025 tại quốc gia này.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Quảng Bình xây dựng quê hương “Hai giỏi” ngày càng giàu đẹp

Cách đây 57 năm, khi nhận được tin Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 400, ngày 9/4/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen quân và dân Quảng Bình. Trong thư Bác viết: “Quảng Bình là tỉnh đầu tiên bắn rơi 100, 200, 300 máy bay Mỹ, nay lại là tỉnh đầu tiên bắn rơi 400 máy bay Mỹ. Quảng Bình cũng dẫn đầu về thành tích bắn chìm, bắn cháy tàu chiến và tàu biệt kích địch… Quảng Bình đã lập được chiến công lớn, lại có thành tích xuất sắc trong mọi công tác phục vụ tiền tuyến”.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tại Myanmar về nước an toàn

Tối 8/4, chuyến bay cất cánh từ Yangon (Myanmar) đã đưa lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar trở về nước, hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đón lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tại sân bay Nội Bài có Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.   

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài. Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, ngành Công an và thành phố Hà Nội; các hội viên Ban Liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam tham dự.

Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, song không bằng mọi giá

Chiều 8/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới điểm cầuUBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Trung tâm thông tin chỉ huy Công an Phú Thọ

Sáng 7/4, nhân dịp về dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hoá du lịch đất Tổ năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu đồng chí Khamtay Sinphandone

Ngày 07/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp, tiếp kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Sonexay Siphandone