Đoàn cứu hộ Việt Nam tại Myanmar về nước an toàn
Tối 8/4, chuyến bay cất cánh từ Yangon (Myanmar) đã đưa lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar trở về nước, hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đón lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tại sân bay Nội Bài có Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.   

Ngày 30/3 vừa qua, Bộ Quốc phòng cử Đoàn công tác gồm 80 quân nhân, do Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ, Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn đảm nhiệm vai trò Tổng Chỉ huy các lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar. Đoàn công tác mang theo các trang thiết bị, vật chất, thuốc men cần thiết, 6 chó nghiệp vụ và nhiều tấn hàng hóa. Các quân nhân tham gia nhiệm vụ lần này được lựa chọn từ nhiều cơ quan, đơn vị, là lực lượng nòng cốt của các đội hỗ trợ nhân đạo, cứu trợ thảm họa quốc tế của Bộ Quốc phòng. 

Bắt đầu triển khai công tác cứu hộ cứu nạn vào sáng sớm 31/3, trong thời gian thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Myanmar, Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, góp phần giúp nước bạn Myanmar giảm bớt nỗi đau thương, mất mát do thảm hoạ động đất. Cụ thể, tại Naypyidaw, Đoàn triển khai nhiệm vụ tìm kiếm các nạn nhân tại 3 vị trí: Khu chung cư Bala Tidi, bệnh viện Ottara Thiri và khách sạn Aye Chan Thar. Tại 3 vị trí này, Đoàn đã sử dụng chó nghiệp vụ cùng các thiết bị tìm kiếm chuyên dụng để phát hiện 32 vị trí có nạn nhân mắc kẹt dưới đống đổ nát, và trực tiếp tổ chức tìm kiếm ở 20 vị trí, đưa ra ngoài 21 thi thể nạn nhân.

Đặc biệt, Đoàn đã phối hợp với lực lượng cứu hộ của Myanmar và Thổ Nhĩ Kỳ cứu sống 1 nam thanh niên 26 tuổi. Ngoài ra, trong quá trình làm nhiệm vụ, Đoàn đã tìm thấy nhiều tài sản, trang thiết bị có giá trị, sau đó bàn giao lại cho bệnh viện Ottara Thiri và người dân.Bên cạnh đó, Đoàn còn tổ chức khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho hơn 200 lượt người dân địa phương, trong bối cảnh các bệnh viện ở Naypyidaw bị tàn phá bởi động đất, thiếu thuốc men, trang thiết bị y tế. Các thành viên trong Đoàn quyên góp được 5.000 USD để hỗ trợ gia đình các nạn nhân; trao tặng 40 tấn lương khô cho phía Myanmar để hỗ trợ người dân ở các khu vực bị ảnh hưởng bởi động đất và tặng một số lều bạt. 

Kết quả thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ nhân dân Myanmar khắc phục hậu quả động đất của lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam đã thể hiện tinh thần quốc tế cao cả, góp phần khẳng định vị thế, uy tín, tinh thần trách nhiệm và năng lực của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng.  

Đoàn cứu hộ Việt Nam tại Myanmar về nước an toàn

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài. Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, ngành Công an và thành phố Hà Nội; các hội viên Ban Liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam tham dự.

Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, song không bằng mọi giá

Chiều 8/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới điểm cầuUBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Trung tâm thông tin chỉ huy Công an Phú Thọ

Sáng 7/4, nhân dịp về dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hoá du lịch đất Tổ năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu đồng chí Khamtay Sinphandone

Ngày 07/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp, tiếp kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Sonexay Siphandone

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương. Tham dự Lễ dâng hương còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố. Hàng nghìn đồng bào trong và ngoài nước cũng đã có mặt để dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, TP Sài Gòn, lên tàu Admiral Latouche Treville hướng về nước Pháp. Hơn một năm sau, từ bến cảng Nhà Rồng, Tôn Đức Thắng, lên tàu La Coóc và cũng sang Pháp. Hai thanh niên nước Việt, Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, từ những con sông quê hương - dòng sông Lam xanh mát ở Nghệ An và dòng sông Hậu hiền hòa êm ả trên đất An Giang đã vượt trùng dương, đến những bến bờ để mở tầm mắt, tìm cho được chân lý.

Trở về với tiếng gọi cội nguồn

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày19/9/1954, lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 90% dân số chưa biết đọc, biết viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu việc cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ".