Trở về với tiếng gọi cội nguồn
Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

Cứ đến ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm, hàng triệu người con đất Việt ở trong cũng như nước ngoài hướng về đất Tổ - nơi có đền thờ 18 đời Vua Hùng, nằm ở vùng đất trung du Phú Thọ, cảm nhận sự thiêng liêng từ mảnh đất cội nguồn. Đây là dịp để mỗi người dân đất Việt "con cháu Lạc Hồng" tưởng nhớ và biết ơn công lao của các Vua Hùng đã khai sơn, phá thạch, mở mang, bồi đắp xây dựng nên Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử Việt Nam.

Đoàn dâng hương khởi hành lên núi Nghĩa Lĩnh. 
Ảnh: Quốc Khánh - TTXVN

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là ngày lễ trọng truyền thống mà còn là biểu tượng của lòng yêu nước, giá trị văn hóa tinh thần vô cùng độc đáo và sâu sắc, thể hiện tinh thần đại đoàn kết, đạo lý truyền thống tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn" cũng như tinh thần tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

*Hướng về nguồn cội dân tộc


Giỗ Tổ Hùng Vương luôn có vị thế đặc biệt trong tâm thức của người Việt. Đối với nhiều người dân, được đến Đền Hùng chính là niềm mong mỏi, khát khao và là cuộc hành hương trở về cội nguồn dân tộc.

Chị Nguyễn Thị Huyền Trang (ở huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ) cho biết, mỗi dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, gia đình chị đều đến dâng hương tại đền Hùng vào ban ngày. Năm nay, gia đình chị quyết định tham gia tour đêm đền Hùng để hưởng trọn vẹn không gian linh thiêng, bình yên nơi mảnh đất linh thiêng này.

Chị Hoàng Thị Xuân, du khách đến từ Hà Nội chia sẻ: "Tôi đã đi Đền Hùng vài lần nhưng đây là lần thú vị nhất bởi được hành hương lên đền Thượng vào buổi tối để kính lễ các vua Hùng. Điều đó giúp tôi cảm nhận trọn vẹn không gian linh thiêng của di tích và ý nghĩa của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương khi cả nước đều hướng về nguồn cội".

Cùng chung tâm trạng phấn khởi, ông Nguyễn Huy Thắng (kiều bào ở Cộng hòa liên bang Đức) bày tỏ, hành hương về nguồn chính là dịp hòa mình vào bản sắc văn hóa đất nước, giáo dục truyền thống cho con cháu sau này, dù có đi khắp bốn phương trời thì cũng biết đâu là tổ tông, nguồn cội để tìm về.

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Nguyễn Mạnh Đông, Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong những ngày Quốc lễ của Việt Nam, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương luôn nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Hằng năm, các cơ quan đại diện, Hội đoàn người Việt khắp nơi trên thế giới đều tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn này của dân tộc.

Chương trình Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu vua Hùng toàn cầu năm 2025 dự kiến được tổ chức ngày 7/4 (tức 10/3 âm lịch) theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Dự án được khởi xướng từ năm 2015, có quy mô quốc tế, do một số kiều bào Việt Nam ở nước ngoài sáng lập.

Đoàn kiều bào về dâng hương nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương

Trải qua 10 năm, Dự án đã phối hợp với các Hội đoàn, bà con kiều bào, cơ quan, ban, ngành của Việt Nam, chính quyền nước sở tại và bạn bè quốc tế tổ chức lễ an vị tượng Vua Hùng ở hơn 10 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu là sự kiện văn hóa có ý nghĩa đặc biệt, không chỉ với cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, học tập, nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài mà còn thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị hòa bình giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế…

Ngay từ những ngày trước đó, không chỉ trong nước mà tại nhiều quốc gia trên thế giới, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cũng lập đền thờ các Vua Hùng hoặc các điểm thờ tự có đặt bàn thờ, bài vị và tượng Hùng Vương để kiều bào cùng dâng hương, nhớ về nguồn cội, tổ tiên. Việc thờ cúng các Vua Hùng đã ăn sâu, lan tỏa rộng khắp, nơi đâu có người Việt sinh sống là có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên - thờ các Vua Hùng.

*Hoạt động văn hóa gắn với phát triển du lịch

Chương trình nghệ thuật “Âm vang nguồn cội” mở màn cho chuỗi các sự kiện Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa-Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ 2025.
Ảnh: Tạ Toàn - TTXVN

Hiện Phú Thọ có 345 di tích thờ Hùng Vương, trong đó Khu di tích lịch sử Đền Hùng với hơn 800 ha được quy hoạch để trở thành công viên văn hóa tâm linh lớn nhất cả nước. Nơi đây cũng là tâm điểm thực hành Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương lớn nhất cả nước với những hoạt động lễ, hội diễn ra trang nghiêm, thành kính. So với năm trước, quy mô sự kiện Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025 lớn hơn và dự kiến Phú Thọ sẽ đón khoảng 4 triệu lượt khách.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ Nguyễn Huy Ngọc, Giỗ Tổ Hùng Vương cũng là "cơ hội vàng" để quảng bá, thu hút khách từ mọi miền đất nước về với đất Tổ. Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm nay có nhiều hoạt động đặc sắc, mang hào khí của thời đại Hùng Vương và được kế thừa, tiếp nối từ những tinh hoa trong xã hội đương đại.

Phần lễ được tổ chức trang nghiêm, trọng thể, thành kính theo truyền thống văn hóa dân tộc. Phần hội sẽ gồm nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch nhằm tạo bầu không khí vui tươi, lành mạnh, mang đậm bản sắc văn hóa cội nguồn.

Nổi bật là: Chương trình nghệ thuật Khai mạc Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm 2025; Hội sách đất Tổ; Trưng bày chuyên đề giới thiệu về tư liệu, hiện vật thời kỳ Hùng Vương; Hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; Trình diễn hát Xoan làng cổ... cùng nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phục vụ đồng bào và du khách.

Ông Nguyễn Đắc Thủy, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh, Ban tổ chức đảm bảo lễ hội được tổ chức chu đáo, an toàn, tạo sức lan tỏa rộng rãi và sự hài lòng cho đồng bào, du khách thập phương.


Một điểm nhấn của phần hội là chương trình biểu diễn của “Hát Xoan làng cổ” phục vụ du khách thập phương trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2025. Ông Nguyễn Đắc Thủy chia sẻ, từ năm 2013, Sở đã xây dựng chương trình “Hát Xoan làng cổ” gắn với các tour, tuyến du lịch phục vụ đoàn khách về tham dự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng hằng năm. Sau hơn 10 năm thực hiện, đến nay, “Hát Xoan làng cổ” đã trở thành món ăn tinh thần độc đáo, hấp dẫn du khách trong và ngoài nước mỗi khi về với Phú Thọ.

Chị Bùi Thị Hằng, thành viên của phường Xoan Phù Đức, xã Kim Đức chia sẻ, để chuẩn bị cho chương trình hát Xoan làng cổ dịp Giỗ Tổ năm nay, các chị em trong phường Xoan đã và đang cố gắng luyện tập kể cả buổi tối, những lúc rảnh rỗi với mong muốn mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn, góp phần quảng bá hình ảnh, con người đất Tổ thân thiện, mến khách…

Việc tổ chức chương trình hát Xoan dịp Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội đền Hùng hằng năm nhằm gìn giữ, bảo tồn, phát huy cũng như giới thiệu, quảng bá di sản Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ.

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Ất Tỵ diễn ra trong 10 ngày, từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ 2025) với khoảng 30 nội dung tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.


Các chương trình lễ hội góp phần lan tỏa niềm tự hào dân tộc, nâng cao nhận thức của người dân về trách nhiệm gìn giữ, phát huy truyền thống dựng nước và giữ nước; tăng cường hiểu sâu sắc hơn về bề dày văn hóa, lịch sử của quê hương đất Tổ, từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý thức bảo tồn di sản trong mỗi người dân Việt Nam./.


Tin cùng chuyên mục

HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày19/9/1954, lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 90% dân số chưa biết đọc, biết viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu việc cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ".

Đột phá theo Nghị quyết 57: Chiến lược toàn diện để đưa Việt Nam tiến xa hơn trong kỷ nguyên số

Nghị quyết 57-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, khi đất nước đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhận định của ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) được Hiệp hội Kỹ sư Australia phong danh hiệu Tổng công trình sư (Fellow of Engineers Australia), thành viên Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

50 năm quan hệ Việt Nam - Mexico: Lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Một trong những sứ mệnh cốt lõi của truyền thông Mexico là lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn. Trong quá trình tác nghiệp, người làm báo Mexico luôn thấy những giá trị này mỗi khi viết về Việt Nam, đó là những câu chuyện của một dân tộc anh hùng, một đất nước giàu tiềm năng cùng khát vọng vươn lên. Đây là chia sẻ của ông Mouris Salloum George, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico khi nhận Giải Nhì Thông tin Đối ngoại Toàn quốc lần thứ 10 do Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải - thay mặt Hội đồng Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại - trao tặng ngày 3/4 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam.

Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn Cách mạng hiện nay

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài-Phát triển bền vững-Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra.

Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Những thay đổi này đang tạo ra một môi trường quốc tế đa chiều hơn, mở ra những vận hội lớn cùng nhiều thách thức lớn cho đất nước. Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết 59 đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao.

Kết quả quan trọng trong 40 năm đổi mới, hội nhập quốc tế

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Trong 40 năm đổi mới, tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam đã đạt những kết quả quan trọng, mang tầm vóc lịch sử. Từ một đất nước bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia trên thế giới, có quan hệ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện với 34 nước, trong đó có tất cả các thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc, các nước lớn; là thành viên tích cực của trên 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ chính trị, quốc phòng, an ninh phát triển sâu rộng, thực chất. Từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, trình độ thấp, bị bao vây, cấm vận, Việt Nam đã trở thành một trong 34 nền kinh tế lớn nhất thế giới, quy mô kinh tế tăng gần 100 lần so với năm 1986, thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 100 USD lên gần 5.000 USD. Việt Nam lọt vào nhóm 20 nước có quy mô thương mại lớn nhất thế giới; nằm trong nhóm 20 nền kinh tế thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất thế giới từ năm 2019 đến nay, là một trong 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất thế giới.

Hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Sự ra đời của Nghị quyết 59-NQ/TW ngày 24/1/2025 của Bộ Chính trị về “Hội nhập quốc tế trong tình hình mới” là “quyết sách đột phá”, đánh dấu bước ngoặt có tính lịch sử trong quá trình hội nhập của đất nước với việc định vị hội nhập quốc tế là động lực quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Trong đó, hội nhập quốc tế chuyển từ tiếp nhận sang đóng góp, từ hội nhập sâu rộng sang hội nhập đầy đủ, từ vị thế một quốc gia đi sau sang trạng thái một quốc gia vươn lên, tiên phong vào những lĩnh vực mới.

Ý nghĩa logo kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố mẫu biểu trưng (logo) tuyên truyền Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025). Logo được thiết kế từ con số 50 cách điệu thể hiện thông điệp về Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Logo có gam màu đỏ làm chủ đạo thể hiện nhiệt huyết cách mạng, lòng dũng cảm, kiên cường, tinh thần đoàn kết, gắn bó sức mạnh hào hùng, là màu của chiến thắng. Màu xanh dương thể hiện cho hòa bình, hạnh phúc. Số 50 gắn kết chặt chẽ thành một khối thể hiện sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, sự quyết tâm bền lòng vững chí, vượt mọi gian khổ, hy sinh của quân và dân ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975. Số 5 mang hình Lá cờ Tổ quốc tượng trưng cho hậu phương miền Bắc, nơi chi viện, cung cấp sức người, sức của, chỗ dựa vững chắc về tinh thần cho đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tiền tuyến miền Nam, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước...