Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu đồng chí Khamtay Sinphandone
Ngày 07/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp, tiếp kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Sonexay Siphandone

Tại các cuộc hội kiến, thay mặt Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ lòng tiếc thương vô hạn và gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào và gia quyến đồng chí Khamtay Siphandone.Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ khâm phục trước những đóng góp to lớn với những dấu ấn không bao giờ phai mờ trong lịch sử xây dựng và phát triển đất nước Lào và phong trào cách mạng ba nước Đông Dương của đồng chí Khamtay Siphandone, người đảng viên của Đảng Cộng sản Đông Dương.

Thủ tướng nhấn mạnh, đồng chí Khamtay Siphandone đã cùng các bậc tiền bối của Lào lãnh đạo phong trào cách mạng, giành được những thắng lợi liên tiếp, đưa cách mạng Lào đến ngày toàn thắng, đồng thời góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam luôn trân trọng và khắc ghi vai trò, đóng góp của đồng chí Khamtay Siphandone, người bạn lớn, người đồng chí thân thiết, thủy chung, nghĩa tình và có vai trò quan trọng trong việc xây dựng, vun đắp và phát triển mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào.

Thủ tướng tin tưởng chắc chắn rằng, Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sẽ biến mất mát này thành nguồn sức mạnh to lớn để xây dựng và phát triển đất nước Lào ngày càng phát triển vững mạnh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone

Tin cùng chuyên mục

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương. Tham dự Lễ dâng hương còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố. Hàng nghìn đồng bào trong và ngoài nước cũng đã có mặt để dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, TP Sài Gòn, lên tàu Admiral Latouche Treville hướng về nước Pháp. Hơn một năm sau, từ bến cảng Nhà Rồng, Tôn Đức Thắng, lên tàu La Coóc và cũng sang Pháp. Hai thanh niên nước Việt, Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, từ những con sông quê hương - dòng sông Lam xanh mát ở Nghệ An và dòng sông Hậu hiền hòa êm ả trên đất An Giang đã vượt trùng dương, đến những bến bờ để mở tầm mắt, tìm cho được chân lý.

Trở về với tiếng gọi cội nguồn

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày19/9/1954, lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Từ “Bình dân học vụ” đến “Bình dân học vụ số”

Năm 1945, khi đất nước vừa giành được độc lập, hơn 90% dân số chưa biết đọc, biết viết, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra sáu việc cấp bách, trong đó chống nạn mù chữ xếp thứ hai, chỉ sau nạn đói. Bác nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy, tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ".

Đột phá theo Nghị quyết 57: Chiến lược toàn diện để đưa Việt Nam tiến xa hơn trong kỷ nguyên số

Nghị quyết 57-NQ/TW có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giai đoạn phát triển hiện nay của Việt Nam, khi đất nước đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ để bắt kịp với xu hướng cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hội nhập quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh. Đây là nhận định của ông Nguyễn Tuấn Nghĩa, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI) được Hiệp hội Kỹ sư Australia phong danh hiệu Tổng công trình sư (Fellow of Engineers Australia), thành viên Hội Trí thức và Chuyên gia Việt Nam tại Australia (VASEA), trong cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên TTXVN tại Sydney.

50 năm quan hệ Việt Nam - Mexico: Lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Một trong những sứ mệnh cốt lõi của truyền thông Mexico là lan tỏa những giá trị tích cực, nhân văn. Trong quá trình tác nghiệp, người làm báo Mexico luôn thấy những giá trị này mỗi khi viết về Việt Nam, đó là những câu chuyện của một dân tộc anh hùng, một đất nước giàu tiềm năng cùng khát vọng vươn lên. Đây là chia sẻ của ông Mouris Salloum George, Chủ tịch Hiệp hội Báo chí Mexico khi nhận Giải Nhì Thông tin Đối ngoại Toàn quốc lần thứ 10 do Đại sứ Việt Nam tại Mexico Nguyễn Văn Hải - thay mặt Hội đồng Giải thưởng Toàn quốc về Thông tin Đối ngoại - trao tặng ngày 3/4 tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam.

Các hướng triển khai hội nhập quốc tế trong giai đoạn Cách mạng hiện nay

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Chúng ta đang đứng trước yêu cầu phải có một cuộc cách mạng với những cải cách mạnh mẽ, toàn diện cho phát triển. Cùng với “tinh thần đổi mới” về sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị của Nghị quyết số 18; “tư tưởng đột phá” về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Nghị quyết 57; định hướng về hội nhập quốc tế là “cẩm nang hành động” của Nghị quyết 59 sẽ tạo nên “bộ ba chiến lược” trong trọng tâm “Ổn định lâu dài-Phát triển bền vững-Đời sống nâng cao” do Đảng đã vạch ra.

Quan điểm mang tính cách mạng, đột phá, tính thời đại cao về hội nhập quốc tế

Trong bài viết “Vươn mình trong hội nhập quốc tế” ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Giai đoạn từ nay đến năm 2030 là giai đoạn quan trọng nhất để định hình và xác lập trật tự thế giới mới. Những thay đổi này đang tạo ra một môi trường quốc tế đa chiều hơn, mở ra những vận hội lớn cùng nhiều thách thức lớn cho đất nước. Đứng trước thời điểm lịch sử, đất nước cần những quyết sách lịch sử. Kế thừa những giá trị đã được khẳng định, Nghị quyết 59 đã nắm bắt được dòng chảy của sức mạnh thời đại và “nâng tầm” hội nhập quốc tế với những quan điểm mang tính cách mạng, tính đột phá, tính dân tộc, tính khoa học, tính thời đại cao.