HỌC BÁC MỖI NGÀY: Quảng Bình xây dựng quê hương “Hai giỏi” ngày càng giàu đẹp
Cách đây 57 năm, khi nhận được tin Quảng Bình bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 400, ngày 9/4/1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi thư khen quân và dân Quảng Bình. Trong thư Bác viết: “Quảng Bình là tỉnh đầu tiên bắn rơi 100, 200, 300 máy bay Mỹ, nay lại là tỉnh đầu tiên bắn rơi 400 máy bay Mỹ. Quảng Bình cũng dẫn đầu về thành tích bắn chìm, bắn cháy tàu chiến và tàu biệt kích địch… Quảng Bình đã lập được chiến công lớn, lại có thành tích xuất sắc trong mọi công tác phục vụ tiền tuyến”.
HỌC BÁC MỖI NGÀY: Quảng Bình xây dựng quê hương “Hai giỏi” ngày càng giàu đẹp

Là tỉnh có địa bàn chiến lược quan trọng, ở vị trí tuyến đầu của miền Bắc trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Quảng Bình bị máy bay Mỹ bắn phá dữ dội. Không một thôn, xã nào của Quảng Bình không phải hứng chịu bom đạn của đế quốc Mỹ. Thế nhưng, bom đạn của đế quốc Mỹ không làm nhụt ý chí chiến đấu mà chỉ hun đúc thêm tinh thần quyết thắng của quân và dân Quảng Bình. Quảng Bình đã bắn rơi chiếc máy bay Mỹ thứ 400.

Chính vì vậy, trong thư khen quân và dân Quảng Bình ngày 9/4/1968, Bác căn dặn: “Quân và dân Quảng Bình hãy phát huy thắng lợi, ra sức học tập và thi đua với đồng bào miền Nam anh hùng,… góp phần xứng đáng vào sự nghiệp thiêng liêng bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất nước nhà”.

Khắc ghi lời Bác dạy, Quảng Bình - quê hương “hai giỏi” (vừa chiến đấu giỏi vừa sản xuất giỏi), luôn hiên ngang trước mưa bom bão đạn trong chiến tranh năm nào giờ đã trở thành một tỉnh giàu đẹp. Quảng Bình giờ đây có thể tự hào là một trong những tỉnh có hệ thống đường giao thông vào loại tốt nhất cả nước.

Với những lợi thế về điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học và những giá trị văn hóa phi vật thể được thế giới công nhận, như: Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, hay hang Sơn Đoòng được ví như “thiên hạ đệ nhất động”, du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Năm 2024, Quảng Bình đón 5,2 triệu lượt khách trong nước và quốc tế, tăng 15,3% so với năm 2023, khẳng định thương hiệu du lịch “Quảng Bình” trên bản đồ du lịch quốc tế.

Và người Quảng Bình hôm nay vẫn đêm ngày kiên cường vươn khơi bám biển. Những đội tàu đánh bắt xa bờ, với trang thiết bị ngày càng hiện đại, mỗi ngày rẽ sóng ra khơi, mang về sản vật, đồng thời góp phần cùng cả nước giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Bằng bàn tay và khối óc của mình, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Quảng Bình đã và đang xây dựng quê hương “hai giỏi” ngày càng giàu đẹp, phấn đấu trở thành “địa phương xanh”, là địa chỉ hấp dẫn của các nhà đầu tư, đạt “thành tích xuất sắc trong mọi công tác” như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khen tặng./.

Hoàng Yến (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Đoàn cứu hộ Việt Nam tại Myanmar về nước an toàn

Tối 8/4, chuyến bay cất cánh từ Yangon (Myanmar) đã đưa lực lượng cứu hộ, cứu nạn của Quân đội nhân dân Việt Nam tham gia khắc phục hậu quả động đất tại Myanmar trở về nước, hạ cánh an toàn tại Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội). Đón lực lượng cứu hộ, cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam tại sân bay Nội Bài có Thượng tướng Vũ Hải Sản, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Trung tướng Nguyễn Trọng Bình, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam cùng đại diện lãnh đạo một số cơ quan, đơn vị của Bộ Quốc phòng.   

Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), chiều 8/4, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Cùng dự buổi gặp mặt có Ủy viên Bộ Chính trị: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Đại tướng Lương Tam Quang, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài. Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung, lãnh đạo các ban, bộ, ngành cơ quan Trung ương, ngành Công an và thành phố Hà Nội; các hội viên Ban Liên lạc cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam tham dự.

Hội nhập để bắt kịp, tiến cùng và vượt lên, song không bằng mọi giá

Chiều 8/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do (FTA Index) của các địa phương năm 2024, được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ và trực tuyến tới điểm cầuUBND 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm cán bộ chiến sĩ Trung tâm thông tin chỉ huy Công an Phú Thọ

Sáng 7/4, nhân dịp về dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương, Chủ tịch nước Lương Cường đã đến thăm Trung tâm thông tin chỉ huy Công an tỉnh Phú Thọ đặt tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, động viên cán bộ chiến sĩ làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần văn hoá du lịch đất Tổ năm 2025.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ truy điệu đồng chí Khamtay Sinphandone

Ngày 07/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Việt Nam viếng và dự Lễ truy điệu đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có các cuộc gặp, tiếp kiến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Thongloun Sisoulith và Thủ tướng Chính phủ Sonexay Siphandone

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (tức 10/3 năm Ất Tỵ), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thay mặt đồng bào, chiến sĩ cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, tổ chức trọng thể Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng. Chủ tịch nước Lương Cường tới dự và dâng hương. Tham dự Lễ dâng hương còn có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Văn Chính, Phó thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng; lãnh đạo các ban, bộ, ngành; lãnh đạo tỉnh Phú Thọ và các tỉnh, thành phố. Hàng nghìn đồng bào trong và ngoài nước cũng đã có mặt để dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: Bác Hồ - Bác Tôn, biểu tượng cao đẹp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Ngày 5/6/1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng, TP Sài Gòn, lên tàu Admiral Latouche Treville hướng về nước Pháp. Hơn một năm sau, từ bến cảng Nhà Rồng, Tôn Đức Thắng, lên tàu La Coóc và cũng sang Pháp. Hai thanh niên nước Việt, Nguyễn Tất Thành và Tôn Đức Thắng, từ những con sông quê hương - dòng sông Lam xanh mát ở Nghệ An và dòng sông Hậu hiền hòa êm ả trên đất An Giang đã vượt trùng dương, đến những bến bờ để mở tầm mắt, tìm cho được chân lý.

Trở về với tiếng gọi cội nguồn

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương không chỉ là một ngày lễ truyền thống mà còn là một biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết và sự tôn trọng cội nguồn của dân tộc Việt Nam.

HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước"

Ngày19/9/1954, lần đầu tiên Bác thăm khu Đền Tổ Hùng Vương ở Phú Thọ. Tại Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, gặp gỡ cán bộ chiến sĩ Đại đoàn Quân Tiên phong (Sư đoàn 308, Quân đoàn 1) đang trên đường chuẩn bị về tiếp quản Thủ đô, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Bác cháu ta gặp nhau ở đây trong tình cờ nhưng lại rất có ý nghĩa. Ngày xưa các vua Hùng đã có công dựng nước, ngày nay Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước... Trải qua bao thời đại đấu tranh, ông cha ta mới giữ được Thủ đô, tám chín năm nay, do quân ta kiên quyết kháng chiến nên mới có thắng lợi trở về Hà Nội. Vì thế các chú được Trung ương và Chính phủ giao cho nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô là được nhận một vinh dự lớn...”