Đắk Lắk đưa Nghị quyết HĐND đi vào cuộc sống
HĐND tỉnh tổ chức Kỳ họp để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, cùng với UBND tỉnh giải quyết các công việc phát sinh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn


Đại biểu thông qua dự thảo Nghị quyết tại Kỳ họp. 
Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Ngày 20/6, HĐND tỉnh Đắk Lắk khóa X nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề lần thứ 13 để xem xét, quyết định các nội dung thuộc thẩm quyền, cùng với UBND tỉnh giải quyết các công việc phát sinh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Tại Kỳ họp, đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành miễn nhiệm Ủy viên UBND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2016 - 2021 đối với bà H’ Yâo Knul, Bí thư Huyện ủy Krông Ana, nguyên Trưởng Ban Dân tộc, lý do đã chuyển công tác; bầu bổ sung Ủy viên UBND tỉnh Đắk Lắk khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Nguyễn Kính, Trưởng Ban Dân tộc với tỷ lệ tán thành cao.

Kỳ họp cũng đánh giá, xem xét, thông qua các Nghị quyết liên quan đến chế độ, chính sách: Quy định tiêu chí thành lập, tiêu chí số lượng thành viên Tổ bảo vệ an ninh, trật tự và chế độ hỗ trợ, bồi dưỡng cho lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh; quy định mức hỗ trợ tiền ăn thêm cho cán bộ, chiến sĩ đội K51 trực tiếp làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ ở nước ngoài; quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Hàng năm, tỉnh Đắk Lắk tổ chức đào tạo nghề cho khoảng 3.000 lao động nông thôn. 
Ảnh: Nguyên Dung - TTXVN

Kỳ họp cũng xem xét, thông qua các Nghị quyết đặt tên đường, điều chỉnh giới hạn một số tuyến đường trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột (đợt 5) và bãi bỏ Nghị quyết số 07 ngày 20/4/2023 của HĐND tỉnh về việc bố trí ngân sách tỉnh tham gia Dự án đầu tư xây dựng đường Hồ Chí Minh đoạn tránh phía Đông thành phố Buôn Ma Thuột.

Theo các đại biểu, việc ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định nội dung, mức chi thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030”, hỗ trợ người dân tham gia học xóa mù chữ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là cần thiết, đảm bảo cơ sở pháp lý. Theo Nghị quyết, thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021 - 2030” gồm có các mức chi như: chi công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao nhận thức, trách nhiệm về mục đích, ý nghĩa, vai trò và ích lợi của học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; chi bồi dưỡng cho báo cáo viên, hướng dẫn viên tham gia giảng dạy tại Trung tâm học tập cộng đồng; chi kiểm tra, đánh giá, xếp loại, công nhận các mô hình học tập; chi cho công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục…

Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa phát biểu bế mạc Kỳ họp. 
Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Phát biểu khai mạc kỳ họp, Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk Huỳnh Thị Chiến Hòa nhấn mạnh, để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết đã được HĐND tỉnh thông qua, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương theo chức năng nhiệm vụ được giao sớm tổ chức triển khai đưa Nghị quyết đi vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực và báo cáo kết quả thực hiện để HĐND tỉnh giám sát. UBND tỉnh tích cực phối hợp với Thường trực HĐND tỉnh hoàn tất các nội dung, tài liệu, hồ sơ và điều kiện khác chuẩn bị cho Kỳ họp thường kỳ thứ 8, HĐND tỉnh khóa X dự kiến tổ chức từ ngày 10 - 12/7/2024.

Chủ tịch HĐND tỉnh Đắk Lắk cũng đề nghị Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chủ trì, phối hợp thông tin, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi bằng nhiều phương tiện, hình thức để các cấp, các ngành, cán bộ, công chức và nhân dân tiếp cận, theo dõi, giám sát quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết. Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu và đại biểu HĐND tỉnh tăng cường công tác khảo sát, giám sát việc triển khai thực hiện các Nghị quyết./.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục

Cần thiết xây dựng chính sách, pháp luật về AI

Việc phát triển và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo đang đặt ra nhiều thách thức cho công tác quản lý. Phóng viên báo Tin tức đã có cuộc trao đổi với TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) về vấn đề này.

Học giả Campuchia đề cao mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời với Việt Nam

Trong không khí hướng tới kỷ niệm 57 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Campuchia (24/6/1967-24/6/2024), ngày 19/6, hãng Thông tấn quốc gia Campuchia (AKP) và một số cơ quan báo chí truyền thông sở tại như FRESH News, AMS đồng loạt đăng tải bài viết của Tiến sĩ Kin Phea, Viện trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế Campuchia thuộc Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), trong đó phân tích và đề cao việc tuân thủ nguyên tắc láng giềng tốt đẹp và mối quan hệ truyền thống láng giềng tốt đẹp lâu đời Việt Nam-Campuchia.

Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Việt Nam dự diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+

Từ ngày 16-19/6 tại Vladivostok, Liên bang Nga, trong khuôn khổ chương trình năm Nga làm Chủ tịch BRICS 2024, đảng Nước Nga Thống nhất đã tổ chức Diễn đàn liên đảng quốc tế BRICS+ với chủ đề “Đa số toàn cầu vì một thế giới đa cực” và Hội nghị bàn tròn bên lề diễn đàn này với chủ đề “Vai trò của các lực lượng chính trị có trách nhiệm của Nga và các nước Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong việc bảo đảm an ninh tài chính - kinh tế của các quốc gia có chủ quyền”. Tham dự diễn đàn có khoảng 150 đại biểu đến từ 32 nước và các chính đảng.

Đằng sau 'cây kim trong bọc'

Vừa bị mất số tiền lớn vào tay tội phạm, vừa bị mất chức, đó là một câu chuyện “bi hài” mới xảy ra ở Đồng Nai. Qua đây, vấn đề kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên và xử lý tài sản bất minh một lần nữa lại được xới lên.

Lan tỏa dòng tiền đến doanh nghiệp

Nhu cầu hấp thụ vốn trong nền kinh tế vẫn còn tương đối yếu, do đó Ngân hàng Nhà nước cũng như các ngân hàng thương mại đã đưa ra nhiều giải pháp kích thích nhu cầu vay vốn của người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng. Từ đó, lan tỏa dòng tiền đến người dân, doanh nghiệp góp phần tăng trưởng kinh tế.

Đại sứ Đặng Minh Khôi: Quan hệ Việt Nam - LB Nga tiếp nối xứng đáng truyền thống tốt đẹp

Quan hệ Việt Nam - LB Nga đã có những bước tiến mạnh mẽ, tiếp nối xứng đáng truyền thống quan hệ tốt đẹp giữa hai dân tộc. Hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2001 và đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2012. Nhìn lại hơn hai thập kỷ qua, hai nước có thể tự hào về những thành tựu đã đạt được khi quan hệ ngày càng phát triển toàn diện, cả về chiều rộng lẫn chiều sâu