Để xuất khẩu tôm giữ vững vị thế
Các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu tôm cũng cần nhiều động lực mới về nguồn vốn, cũng như trình độ kĩ thuật để giữ được vị thế như những năm qua.
Tôm càng xanh là vật nuôi chủ lực vùng U Minh Thượng của tỉnh Kiên Giang với sản lượng thu hoạch hơn 20.000 tấn mỗi năm. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Để tăng sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm tôm trong năm 2025, các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục nỗ lực hơn nữa, tạo xung lực mạnh mẽ trong mở rộng, tiếp cận thị trường mới; nghiên cứu cho ra sản phẩm mới để giữ vững thị trường hiện có. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp ngành chế biến xuất khẩu tôm cũng cần nhiều động lực mới về nguồn vốn, cũng như trình độ kĩ thuật để giữ được vị thế như những năm qua.

Nhìn lại hành trình của con tôm Việt Nam, trong năm 2024 tôm Việt đã đối mặt với nhiều thách thức cạnh tranh, biến động thị trường. Tuy nhiên, đây là một ngành hàng thực phẩm mang tính thiết yếu nên cũng đã nhanh chóng vượt qua được nhiều biến động đó.

Theo bà Phùng Thị Kim Thu, chuyên gia thị trường tôm Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, thời gian qua đã có giai đoạn giá tôm chạm đáy so với các năm, đã khiến nhiều hộ nuôi phải cầm chừng hoặc thậm chí “treo ao”. Trong khi giá tôm giảm mạnh, chi phí thức ăn lại tăng, nông dân rơi vào tình trạng nuôi tôm không có lãi hoặc thua lỗ. Đặc biệt, nửa đầu năm 2024, giá tôm tiếp tục lao dốc ở hầu hết các kích cỡ, đúng vào thời điểm cao điểm thả giống của người nuôi tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, lĩnh vực nuôi tôm cần được tạo động lực như người nuôi có thể được thế chấp, vay vốn ngân hàng một cách bình thường, cấp giấy phép mặt nước cho người dân để người dân có thể vay vốn từ các quỹ hoặc ngân hàng, kiểm tra chặt hơn việc lưu thông, tiêu thụ tôm giống kém chất lượng.

Tuy nhiên, dù chịu nhiều tác động nhưng hoạt động chế biến và xuất khẩu tôm vẫn duy trì được mức tăng trưởng. Điển hình như xuất khẩu tôm sang Nhật Bản vẫn ổn định, các thị trường như Nga, Canada, Australia, Anh, Đài Loan (Trung Quốc) vẫn duy trì nhập khẩu tôm Việt Nam, thị trường Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc tăng vọt nhập khẩu tôm Việt trong những tháng tháng cuối năm 2024. Điều đó cho thấy, nhu cầu tiêu dùng tôm Việt của khách hàng thế giới vẫn giữ đà ưu tiên.

Để cơ thể tiếp tục hướng phát triển ổn định này, ngành hàng tôm Việt Nam rất cần nhiều động lực mới, bởi sự cạnh tranh của thị trường thế giới ngày càng gay gắt. Theo ông Trương Đình Hoè, Tổng thư kí Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, muốn ngành hàng tôm phát triển ổn định, hiệp hội đã đề xuất Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Công Thương tập trung các hoạt động ngoại giao kinh tế, đàm phán song phương và xúc tiến thương mại có mục tiêu tại các thị trường quan trọng để khơi thông lợi thế cho xuất khẩu tôm Việt Nam. Thị trường Nhật Bản nhập khẩu nhiều nhất tôm từ Việt Nam trong năm 2024, nhưng có thể sẽ bị tôm Indonesia soán ngôi đầu do Indonesia bị áp thuế cao ở Mỹ và sẽ tìm cách chuyển đổi qua Nhật Bản.

Vì vậy, các doanh nghiệp ngành hàng tôm phải nỗ lực nhiều để giữ được thị trường này, cùng với các chính sách thương mại mà Bộ Công Thương đưa ra để tạo điều kiện cho ngành hàng tôm. Tại thị trường Hàn Quốc, Hiệp hội Chế biến xuất và khẩu thuỷ sản Việt Nam cũng kiến nghị Bộ Công Thương thúc đẩy việc đàm phán với Hàn Quốc để bãi bỏ hạn ngạch đối với tôm Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc trong khuôn khổ Hiệp định VKFTA nhằm điều chỉnh thuế suất về 0% cho tôm Việt Nam.

Dù phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm qua, ngành tôm Việt Nam vẫn kiên cường vượt qua khó khăn nhờ nỗ lực và quyết tâm, cùng với các chiến lược hợp lý. Trong thời gian tới, ngành tôm cần chuyển đổi tư duy: thay vì chỉ chú trọng vào sản lượng và công nghệ cao, cần ưu tiên bền vững và hiệu quả, tập trung vào chất lượng, bảo vệ môi trường, sức khỏe và giá trị sản phẩm.

Truy xuất nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, phúc lợi động vật, sản xuất xanh… là những quy định mà thị trường nhập khẩu lớn yêu cầu ngành hàng tôm phải đạt được nếu muốn giữ vững vị thế. Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm Sao Ta, mặc dù kim ngạch xuất khẩu tôm 2024 đạt mục tiêu nhưng không ít doanh nghiệp và người nuôi tôm vui mừng vì điều này. Bởi cho đến thời điểm này, vẫn còn rất nhiều hộ nuôi tôm nhỏ lẻ và vấn đề giá thành nuôi tôm cao. Để hoá giải vấn đề giá thành thì chỉ có hoạt động nuôi tôm quy mô lớn cùng giải pháp kĩ thuật tiên tiến mới giảm được rủi ro, tăng năng suất, giảm giá thành và dễ dàng truy xuất nguồn gốc.

Chính vì sự cạnh tranh về giá thành đã tác động mạnh đến con tôm Việt Nam, nên con tôm Việt Nam không thể có những cơ hội bứt phá. Tuy nhiên, con tôm Việt vẫn có cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do ưu tiên về thuế khi vào các thị trường kí hiệp định thương mại tự do với Việt Nam. Ông Hồ Quốc Lực nhấn mạnh, nhờ các Hiệp định thương mại tự do và sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp thuỷ sản, con tôm Việt Nam hiện chiếm vị trí hàng đầu tại các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc, đứng thứ 2 tại thị trường châu Âu.

Hiệp định thương mại tự do trở thành bệ đỡ cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam khi con tôm Việt đứng đầu tại thị trường Australia với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Ngành hàng tôm cũng đang chắt chiu các cơ hội hợp tác thương mại để giữ vững vị thế trên thị trường thế giới, nhất là sắp tới, sau khi hiệp định CEPA ký kết với UAE có hiệu lực, các sản phẩm Halal của Việt Nam có thêm cơ hội lớn thâm nhập thị trường Trung Đông rộng lớn. Từ đó, các hiệp định thương mại tự do giúp củng cố thêm cho vị thế của con tôm Việt Nam.

Bên cạnh việc tận dụng các lợi thế hiệp định thương mại tự do, ngành tôm Việt Nam nói chung, các doanh nghiệp chế biến tôm cũng tập trung vào giải pháp kiểm soát, hạn chế, hướng đến trung hòa khí thải trong chuỗi giá trị sản xuất tôm xuất khẩu, ông Hồ Quốc Lực nhấn mạnh.

Hiện tôm Việt Nam đang bước vào vụ mới năm 2025, cả doanh nghiệp và người nuôi tôm chỉ mong thời tiết ôn hòa, con tôm nước lợ đạt năng suất và chất lượng cao thì con tôm mang về giá trị như kỳ vọng. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, diện tích tôm nước lợ cả nước ước đạt hơn 700.000 ha, sản lượng ước đạt 1,2 triệu tấn. Dự kiến, năm 2025, diện tích nuôi tôm nước lợ sẽ đạt 750.000 ha, tăng 1,8% và sản lượng đạt 1,29 triệu tấn, tăng 2% so với năm trước đó./.

Tin liên quan

Dự báo năm 2024, xuất khẩu tôm thu về 4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 4 tỷ USD.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ kiều bào tại Séc

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc, tối 18/1, theo giờ địa phương, tại thủ đô Praha, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và cộng đồng người Việt tại Séc.

Chủ tịch nước cùng đại biểu kiều bào dâng hương tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 19/1, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân cùng với cùng gần đại diện lãnh đạo bộ, ban, ngành Trung ương, thành phố Hà Nội và gần 100 đại biểu kiều bào thực hiện nghi lễ dâng hương tại điện Kính thiên ở Hoàng thành Thăng Long để thành kính tưởng nhớ đến các thế hệ cha ông đã chiến đấu, hy sinh để gìn giữ, bảo vệ non sông nước Việt.

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm CH Séc

Sau khi kết thúc tốt đẹp thăm chính thức Cộng hoà Ba Lan, chiều 18/1, chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng Phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18-20/1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng Hoà Séc Petr Fiala.

Chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”

Tối 18/1, tại Nhà hát Hồ Gươm, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự Chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”. Cùng dự chương trình có: Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; một số đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ngành, đoàn thể và các gương điển hình, tiêu biểu Công an xã, thị trấn và Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Ba Lan

Thủ tướng chúc mừng Adamed đầu tư hiệu quả tại Việt Nam và mở rộng quy mô đầu tư, phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư của Việt Nam đối với ngành nghề công nghệ cao, phục vụ chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng đời sống dân sinh của Việt Nam.

Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có "cơ hội vàng" để tham gia vào "cuộc chơi" này, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành "sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu…

Thủ tướng phát biểu chính sách tại Đại học Warsaw, Ba Lan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Ba Lan, sáng 17/1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biêu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw - nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu

Trao quà cho công đoàn viên, người lao động khó khăn tại TTXVN

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm tiếp tục chia sẻ khó khăn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, động viên đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, chiều 16/6, tại Công ty TNHH Một thành viên ITAXA (Hà Nội), Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Chương trình tặng quà của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn hiện đang công tác tại Thông tấn xã Việt Nam.