Làng nghề bánh tráng nhộn nhịp sản xuất phục vụ Tết
Không khí làng nghề bánh tráng tại xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết.
Bánh tráng được phơi dưới ánh nắng tự nhiên giúp cái bánh có được độ giòn, ngon. 
Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Đến với xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang những ngày cuối năm, không khí của làng nghề bánh tráng đang vô cùng nhộn nhịp, người dân tất bật vào vụ Tết. Đây là một trong những làng nghề đã tồn tại lâu đời, nổi tiếng ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Làng nghề truyền thống làm bánh tráng ở xã Hậu Thành có 40 hộ, giải quyết việc làm thường xuyên cho hàng trăm lao động trong xã với thu nhập từ 300-500 nghìn đồng/người/ngày. Việc tráng bánh diễn ra quanh năm, nhưng vào dịp Tết, sản lượng bánh tăng lên gấp đôi do nhu cầu khách hàng đặt bánh nhiều hơn.

Bánh tráng sau khi phơi khô, được xếp vào bao để giao cho đại lý thu mua. 
Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Ông Phạm Phương Bình, cán bộ xã Hậu Thành cho biết, làng nghề bánh tráng xã Hậu Thành đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang công nhận là làng nghề truyền thống vào năm 2003, tập trung ở các ấp Hậu Hòa và Hậu Thuận. Bánh tráng Hậu Thành có 2 loại: bánh tráng dừa làm từ gạo, mè và nước cốt dừa, nướng bằng lửa than trước khi ăn; bánh tráng trắng để phục vụ cho các bữa ăn dân dã như cuốn với cá, thịt cùng rau sống… để làm các món cuốn.

Tại ấp Hậu Thuận, gia đình chị Nguyễn Thị Kim Yến đang hối hả tráng bánh, phơi khô để kịp giao cho khách. Khi hơi nóng trong chiếc nồi nước đặt trên lò bốc lên, chị Yến thoăn thoắt đổ bột vào khuôn, trải đều ra thành hình tròn, rồi đậy kín bằng nắp hình nón được làm bằng lá dừa nước.

Khâu tráng bột được người thợ làm nhanh, đều tay để bánh đảm bảo có độ mòng vừa phải. 
Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Để tạo ra được những chiếc bánh thơm ngon, đòi hỏi người làm nghề phải thật sự khéo tay từ khâu pha bột, tráng bánh và phơi bánh. Theo những người có thâm niên nghề bánh trong làng, bí quyết làm nên thành công một chiếc bánh là lượng bột để tráng bánh phải được pha trộn với nước cùng các nguyên liệu khác một cách hợp lý, tránh bánh bị nhão hoặc quá khô.

Khi tráng bánh, người thợ dùng một cái gáo nhỏ múc bột, trải đều lên tấm vải mùng được quấn trên miệng nồi nước sôi. Bột được tán ra đều tay, động tác phải nhanh, chuẩn và chính xác. Bánh được hấp bằng hơi nước tầm khoảng 1 phút là chín. Bánh sau khi tráng xong được xếp đều trên vỉ đan bằng tre hoặc lá dừa để phơi nắng. Để bánh đảm bảo độ giòn và không bị vỡ, người phơi phải canh thời gian. Nếu nắng đẹp thì chỉ phơi khoảng 30 phút là bánh đã khô, nếu phơi quá khô thì bánh trở nên giòn, dễ vỡ.

Chị Yến cho biết, nghề tráng bánh này cha truyền con nối, đã nuôi sống cả gia đình chị trong suốt nhiều năm qua. Vì đây là nghề chính nên lò bánh của chị hoạt động quanh năm, trừ chi phí, mỗi người thợ làm bánh có thu nhập từ 300 - 500 nghìn đồng/ngày.

Để kịp giao bánh cho khách hàng, người thợ tráng bánh bắt đầu công việc từ 1-2 giờ hằng ngày chuẩn bị bột, đun bếp tráng bánh đến sáng. Mỗi kg gạo sẽ cho ra 1kg bánh tráng thành phẩm, với mức giá dao động từ 40.000 đến 45.000 đồng/kg bánh. Chị Yến tâm sự: "Nghề tráng bánh tuy nhẹ nhàng nhưng đòi hỏi sự khéo léo. Vào dịp Tết hằng năm, nhu cầu tiêu thụ tăng nên người đặt hàng nhiều, thợ tráng bánh hầu như phải làm suốt ngày đêm, không có thời gian nghỉ ngơi".

Ông Huỳnh Văn Cuội, ấp Hậu Thuận, xã Hậu Thành, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang kiểm tra bánh tráng thành phẩm. 
Ảnh: Hữu Chí – TTXVN

Ông Huỳnh Văn Cuội, ấp Hậu Thuận chia sẻ, nghề làm bánh tráng đã gắn bó với gia đình ông suốt 36 năm qua. Nghề này đã giúp vợ chồng ông nuôi các con khôn lớn, phát triển kinh tế gia đình khá giả hơn. Do nhu cầu tiêu thụ trong dịp Tết tăng cao, nên hiện gia đình ông đã tăng gấp đôi sản lượng so với ngày thường. Hai vợ chồng ông mỗi ngày làm được khoảng 50 kg bánh, được thương lái đến tận nhà thu mua.

Ông Nguyễn Văn Em, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hậu Thành cho biết, bánh tráng Hậu Thành được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh ưa chuộng bởi chiếc bánh mịn, đều, thơm ngon. Làng nghề hoạt động quanh năm nhưng vào dịp Tết thì nhu cầu tăng gấp đôi, gấp ba nên các lò sản xuất bánh hoạt động hết công suất mới đủ bánh cung ứng cho thị trường. Làng nghề cung ứng cho các thương lái ở các nơi khác đến cũng như bán lẻ cho một số người dân ở địa phương khác đến mua về làm món ăn các ngày Tết và đã tạo việc làm, giúp người dân tăng thu nhập, góp phần vào xây dựng xã Hậu Thành đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao../.

Tin liên quan

Tiền Giang giảm tỷ lệ hộ nghèo còn 0,87%

Tiền Giang phấn đấu tạo thêm công ăn việc làm cho khoảng 20.000 lao động, đưa 550 lao động đi làm việc ở nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị xuống dưới 4%.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các doanh nghiệp hàng đầu Ba Lan

Thủ tướng chúc mừng Adamed đầu tư hiệu quả tại Việt Nam và mở rộng quy mô đầu tư, phù hợp với chủ trương khuyến khích đầu tư của Việt Nam đối với ngành nghề công nghệ cao, phục vụ chăm sóc sức khoẻ, nâng cao chất lượng đời sống dân sinh của Việt Nam.

Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế: Cơ hội vàng cho Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, các trung tâm tài chính mới nổi như Việt Nam có "cơ hội vàng" để tham gia vào "cuộc chơi" này, thông qua việc thiết lập hành lang pháp lý mở, ban hành các chính sách ưu đãi vượt trội, phù hợp với thông lệ quốc tế để trở thành "sân chơi" cho các nhà đầu tư tài chính hàng đầu…

Thủ tướng phát biểu chính sách tại Đại học Warsaw, Ba Lan

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức tới Ba Lan, sáng 17/1, tại thủ đô Warsaw, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và phát biêu chính sách tại Đại học Tổng hợp Warsaw - nhấn mạnh về việc đưa quan hệ Việt Nam – Ba Lan lên tầm chiến lược, vì hòa bình và phát triển của hai khu vực Đông Nam Á và Trung Đông Âu

Trao quà cho công đoàn viên, người lao động khó khăn tại TTXVN

Nhân dịp Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhằm tiếp tục chia sẻ khó khăn, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, động viên đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn, chiều 16/6, tại Công ty TNHH Một thành viên ITAXA (Hà Nội), Thông tấn xã Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Công đoàn Viên chức Việt Nam tổ chức Chương trình tặng quà của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho đoàn viên, công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn hiện đang công tác tại Thông tấn xã Việt Nam.

Việt Nam - Ba Lan đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy kinh tế song phương

Tại cuộc họp tham vấn kinh tế song phương lần thứ 2 tại Warsaw, Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế và Công nghệ Krystof Paszyk cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác song phương trong bối cảnh kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Ba Lan.

Chung tay cùng mọi nhà đón Tết

Khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”, nhiều chương trình ý nghĩa được thực hiện nhằm chăm lo hơn nữa cho các hộ nghèo, công nhân, người lao động… được đón cái Tết an vui, đầm ấm.

Di tích Trung đoàn Tây Tiến – Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng

Di tích lịch sử lưu niệm Trung đoàn 52 Tây Tiến được xây dựng tại đồi Nà Bó, thị trấn Mộc Châu (huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La) là một điểm đoàn quân Tây Tiến tập kết rồi tỏa đi các mặt trận Tây Bắc, biên giới Việt - Lào. Với truyền thống uống nước nhớ nguồn, huyện Mộc Châu đã trùng tu, tôn tạo khu di tích hoành tráng, trở thành địa chỉ đỏ để thế lớp lớp các hệ trẻ tìm về cội nguồn, tri ân sự hy sinh của những người lính Trung đoàn 52 Tây Tiến cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm, chúc tết tại Quân khu 9

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại các tỉnh phía Nam, sáng 16/1, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn công tác Trung ương đã tới thăm, chúc Tết lực lượng vũ trang Quân khu 9, cũng như dâng hương, dâng hoa tại Khu lưu niệm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng và tại Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt tại tỉnh Vĩnh Long.