Vị thế mới của nông lâm thủy sản Việt trên bản đồ thế giới
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD; giá trị xuất siêu cũng đạt kỷ lục 18,6 tỷ USD, tăng 53% đã đánh dấu mốc phát triển mới khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 đạt kỷ lục mới trên 62 tỷ USD
Ảnh minh họa: Vũ Sinh/TTXVN

Kỷ nguyên mới này, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam vẫn là nền tảng, động lực để đất nước phát triển. Cùng đó, xuất khẩu tiếp tục mở rộng và nông lâm thủy sản Việt Nam kỳ vọng sẽ khẳng định được vị thế mới trên bản đồ thế giới.

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Tập đoàn Intimex đánh giá: Năm 2024 là năm thành công lớn của nông sản Việt Nam. Với trên 62 tỷ USD, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đã vượt xa cả kỳ vọng Chính phủ, ngành nông nghiệp đã đặt ra từ 54-55 tỷ USD. Đóng góp vào thành công chung trên của ngành nông nghiệp đó là các mặt hàng như: gạo, cà phê, rau quả… với những dấu mốc kỷ lục mới.

Dẫn đầu tăng trưởng trong nhóm hàng nông sản là xuất khẩu cà phê tăng 56,9%, hồ tiêu tăng 53,3%, cao su tăng 24,6%, gạo tăng 10,6%. Có 11 mặt hàng tiếp tục duy trì giá trị kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD; có 7 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ 16,1 tỷ USD, rau quả 7,2 tỷ USD, gạo gần 5,8 tỷ USD, cà phê gần 5,5 tỷ USD, hạt điều 4,3 tỷ USD, tôm 3,8 tỷ USD, cao su ước 3,2 tỷ USD).

Riêng về lúa gạo, Việt Nam đã đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu, khoảng 9 triệu tấn với 5,7 tỷ USD. Giá gạo xuất khẩu gạo bình quân cũng đạt mức cao nhất từ trước tới nay với trên 600 USD/tấn. Ông Đỗ Hà Nam chia sẻ, Việt Nam đang tạo dựng ngành hàng lúa gạo với hướng đi khác biệt là tập trung vào gạo thơm, gạo chất lượng cao, giảm dần gạo cấp thấp.

Cũng nhờ đó trong nước, thị trường lúa gạo luôn ở mức cao, nông dân có lãi tốt. Nông dân Trần Văn Ny, ở huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp vui mừng cho biết: Gia đình ông có 8 ha sản xuất lúa chất lượng cao. Vụ Đông Xuân là vụ có sản lượng, chất lượng gạo tốt nhất nên mỗi hecta ông thu lãi 70 triệu đồng.

Việt Nam hiện đang tiến tới sản xuất lúa gạo giảm phát thải với Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang được triển khai mạnh mẽ. Khi đó, gạo Việt Nam không chỉ được có chất lượng, giá trị cao mà còn có nhãn sản xuất xanh đó là minh chứng góp phần cùng cam kết giảm phát thải của Việt Nam.

Nhờ hàng loạt thị trường được mở cửa, như bưởi sang Hàn Quốc, chanh leo sang Australia và đặc biệt là hiệu quả từ các Nghị định thư mới đưa nhiều loại trái cây sang Trung Quốc như: sầu riêng đông lạnh, dừa tươi… đã tạo động lực giúp xuất khẩu rau quả Việt Nam tăng trưởng vượt bậc. Dự báo cả năm, kim ngạch xuất khẩu rau quả sẽ đạt 7,2 tỷ USD, tăng hơn 28% so với 2023; trong số đó, sầu riêng có thể đạt kỷ lục 3,5 tỷ USD. Đây sẽ là cột mốc mới cho ngành rau quả và sầu riêng vẫn đóng vai trò chủ lực.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho hay, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức do biến động thị trường, thiên tai, dịch bệnh, ngành nông nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện. Đặc biệt, xuất khẩu nông lâm thủy sản là một điểm sáng, đánh dấu những cột mốc quan trọng của ngành nông nghiệp khi bước vào kỷ nguyên mới. Giá trị xuất siêu của ngành nông nghiệp thường chiếm 65 - 72% xuất siêu toàn nền kinh tế.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, sự chuyển mình của ngành nông nghiệp là kết quả của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp bền bỉ và thúc đẩy ứng dụng khoa học, công nghệ. Việc khắc phục hạn mặn, khôi phục nhanh chóng sau thiên thai, phát triển vùng nguyên liệu gắn kết với chế biến và mở rộng thị trường xuất khẩu đã tạo động lực cho ngành phát triển bền vững. Bên cạnh đó, việc ký kết các nghị định thư, cam kết mở cửa thị trường tạo nền tảng vững chắc, giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng đột phá.

Đặc biệt, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông thủy sản của Việt Nam. Đây là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các mặt hàng: rau quả, sắn và sản phẩm từ sắn, cao su của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị trường nhập siêu nông sản; trong đó, có thủy sản, trái cây, sản phẩm sữa là những sản phẩm Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu lớn.

Theo ông Nông Đức Lai, Tham tán thương mại Việt Nam tại thị trường Trung Quốc, xu hướng tiêu dùng của thị trường này, nhất là người tiêu dùng ở đô thị đang ngày càng quan tâm đến các sản phẩm tốt cho sức khỏe, chất lượng cao và nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu cần tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch, bao bì đóng gói, truy xuất nguồn gốc và chú trọng xây dựng thương hiệu. Cơ quan chức năng cần tăng cường quản lý, giám sát chất lượng hàng xuất khẩu để khẳng định uy tín, thương hiệu nông sản Việt.

Với thị trường tiêu thụ nông lâm thủy sản lớn thứ 3 thế giới là EU, ông Trần Văn Công, Tham tán nông nghiệp Việt Nam tại thị trường EU nhấn mạnh: Thị trường này liên tục thay đổi quy định mức dư lượng tối đa (MRL) thuốc bảo vệ thực vật trên các loại nông sản, thực phẩm xu hướng ngày càng nghiêm ngặt hơn. EU gia tăng các biện pháp kiểm soát bổ sung đối với một số nông sản, thực phẩm có nguồn gốc từ bên ngoài EU.

Việt Nam đang có một số nông sản, thực phẩm vào EU bị kiểm soát chặt như: thanh long, đậu bắp, ớt và sầu riêng sầu riêng. Để gia tăng xuất khẩu nông sản sang thị trường này, ông Trần Văn Công cho rằng, cần tăng cường các biện pháp kiểm tra và xử lý tháo gỡ các mặt hàng đang trong danh mục tăng tần suất kiểm tra. Các bên cùng phát triển các vùng nguyên liệu đạt chuẩn xuất khẩu sang EU.

Không chỉ tăng tốc xuất khẩu vào các thị trường truyền thống, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết: Việt Nam đang mở cửa ở những thị trường mới, đặc biệt thị trường Halal ở Trung Đông. Đây cũng chính là thị trường mở ra cơ hội, thời cơ mới cho nông thủy sản Việt Nam. Ngành nông nghiệp xác định sẽ đẩy mạnh xúc tiến thương mại đưa sản phẩm nông thủy sản vào thị trường Halal./.

Tin liên quan

Xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD

Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), năm 2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may cán đích 44 tỷ USD như dự kiến. Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành dệt may Việt Nam với kinh ngạch xuất khẩu ước đạt 16,71 tỷ USD, tăng 12,33% và chiếm tỷ trọng 37,98% tổng kinh ngạch xuất khẩu. Tiếp theo là các thị trường Nhật Bản, EU, Hàn Quốc, Trung Quốc, ASEAN.

Dự báo năm 2024, xuất khẩu tôm thu về 4 tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu tôm 11 tháng năm 2024 mang về gần 3,6 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Dự báo cả năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này sẽ đạt 4 tỷ USD.

Hàng Việt Nam từng bước khẳng định vị thế trên thị trường Anh

Với sự hiện diện ngày càng tăng do được người tiêu dùng ưa chuộng, hàng hóa Việt Nam đang từng bước khẳng định vị thế tại Vương quốc Anh khi xuất khẩu sang thị trường khó tính này liên tục duy trì tăng trưởng từ năm 2021. Nhận định này được bà Hoàng Lê Hằng, Bí thư thứ nhất, Thương vụ Việt Nam tại Anh, đưa ra đã phản ánh hàng hóa Việt Nam đang ngày càng tạo nên dấu ấn riêng tại thị trường châu Âu này.

Tin cùng chuyên mục

Thắm thiết nghĩa tình quân - dân

Trong các giai đoạn lịch sử của dân tộc Việt Nam, tình cảm gắn bó máu thịt giữa quân đội và nhân dân đã trở thành một biểu tượng thiêng liêng, là cội nguồn sức mạnh để dân tộc ta vượt qua muôn vàn thử thách, giành được nhiều thắng lợi. Đặc biệt, trong suốt hành trình đấu tranh giành độc lập và bảo vệ Tổ quốc, mối quan hệ quân - dân không chỉ dừng lại ở tình cảm mà còn được hun đúc thành một giá trị văn hóa, tinh thần cao đẹp, in sâu trong từng trang sử vàng của dân tộc.

Bài học cũ, bi kịch mới

Sau một loạt những vụ lừa đảo qua sàn forex thời gian qua, vụ án “Tiktoker Mr. Pips” tiếp tục phơi bày những góc khuất đáng báo động trong hoạt động đầu tư tài chính trực tuyến và để lại những bài học, dù không mới.

Tinh gọn trong mỗi cá nhân

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập hay chấm dứt hoạt động là những từ khóa “hot” trong toàn bộ máy chính trị hiện nay.

"Trụ cột" giúp Việt Nam vươn tầm quốc tế

Là một trong ba trụ cột của nền ngoại giao toàn diện Việt Nam, ngoại giao văn hóa được coi là một lĩnh vực quan trọng trong chính sách đối ngoại. Từ mục tiêu góp phần xây dựng lòng tin và củng cố quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới nhằm nâng cao vị thế quốc gia, trong những năm qua, ngoại giao văn hóa của Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào và để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng bạn bè quốc tế.

2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nhà nghiên cứu Trung Quốc về các vấn đề Việt Nam, khẳng định năm 2024 là "một năm bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam. Theo ông, ngoại giao văn hóa là công việc thường xuyên, liên tục, toàn diện và sẽ mang lại nhiều kết quả theo thời gian.

Nhịp cầu kết nối Việt - Lào

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với phóng viên TTXVN tại Lào, bà Vansy Soukchaleurn, Phó Vụ trưởng Vụ Nghệ thuật-Văn hóa, Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch Lào, đã chia sẻ những đánh giá tích cực về các hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam tại Lào, đồng thời nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong việc vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước.

Quan hệ Việt Nam - Pháp vươn lên tầm cao mới trong năm 2024

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Pháp, khi hai nước nâng cấp lên Đối tác chiến lược toàn diện. Đại sứ Việt Nam tại Pháp Đinh Toàn Thắng đã có cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Paris về những thành tựu nổi bật và các định hướng hợp tác tương lai giữa hai nước.

Nhận diện: Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam

Sau gần 40 năm đổi mới, tích cực và chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc trong bảo vệ, thúc đẩy quyền con người, quyền dân chủ và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Là một quốc gia đa dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định đồng bào tôn giáo là bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân. Chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước là tôn trọng và bảo hộ quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của người dân. Những thành tựu của công tác tôn giáo ở Việt Nam thời gian qua được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao là minh chứng sinh động nhất về việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi tầng lớp nhân dân.

“Chủ Nhật về làng” – Mô hình dân vận gần dân, giữ vững an ninh buôn làng

Mô hình “Chủ Nhật về làng” đã thực sự đi vào cuộc sống, chia sẻ với người dân, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và giữ vững an ninh trật tự địa phương. Tại huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai), một mô hình dân vận độc đáo mang tên “Chủ Nhật về làng” đang được triển khai và nhanh chóng chứng minh được sức lan tỏa trong cộng đồng.