Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, điều tích cực dễ nhận thấy nhất là vốn FDI từ Trung Quốc có sự xuất hiện tên tuổi nhiều tập đoàn có quy mô quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ, điện - điện tử, chế biến, chế tạo, hạ tầng cơ sở, năng lượng tái tạo, xe điện…
Dòng vốn FDI của Trung Quốc đang chảy vào Việt Nam. 
Ảnh minh họa: TTXVN

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đã có 91 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2024. Xét về số vốn đầu tư, Singapore vẫn đang dẫn đầu, nhưng xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới. Dòng vốn FDI Trung Quốc vẫn đang tiếp tục đổ vào Việt Nam.

Cụ thể, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 6,52 tỷ USD, chiếm gần 36,2% tổng vốn đầu tư, tăng 79,1% so với cùng kỳ 2023. Hồng Kông (Trung Quốc) đứng thứ hai với hơn 2,19 tỷ USD, chiếm 12,2% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ. Tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 29,7%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 24,5%) và góp vốn, mua cổ phần (chiếm 26%).

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, điều tích cực dễ nhận thấy nhất là vốn FDI từ Trung Quốc có sự xuất hiện tên tuổi nhiều tập đoàn có quy mô quốc tế trong các lĩnh vực công nghệ, điện - điện tử, chế biến, chế tạo, hạ tầng cơ sở, năng lượng tái tạo, xe điện…

Thực tế cho thấy, vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam trước đây thường tập trung vào các ngành nghề sản xuất, gia công đồ gỗ gia dụng, sắt thép, giày da, may mặc, chế biến thực phẩm, bao bì nhựa… Mấy năm trở lại đây, vốn Trung Quốc chuyển dịch sang các ngành công nghiệp kỹ thuật cao, linh kiện, phụ tùng cho sản xuất công nghiệp, điện tử, ô tô, năng lượng xanh.

Mới đây, Tập đoàn BOE Bắc Kinh đầu tư nhà máy thiết bị đầu cuối thông minh tại KCN Phú Mỹ 3 (Bà Rịa-Vũng Tàu) với tổng vốn 277,5 triệu USD, chuyên lắp ráp và sản xuất màn hình cho máy vi tính, ti vi, bo mạch…, dự kiến hoạt động năm 2026. Năm 2019, BOE Bắc Kinh cũng đưa vào hoạt động nhà máy ở Đồng Nai.

Để trở thành địa phương luôn nằm trong Top đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), ngoài phát huy vị thế của thành phố cửa ngõ cảng biển lớn nhất miền Bắc, Hải Phòng không ngừng cải thiện môi trường đầu tư, thay đổi hình thức xúc tiến, quảng bá.

Theo đó, tiếp nối thành công của các chương trình làm việc và xúc tiến đầu tư tại nước ngoài, mới đây, đoàn công tác của thành phố Hải Phòng do ông Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy làm trưởng đoàn đã tới thăm, làm việc và xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc. Tại đây, thành phố Hải Phòng đã trao 7 giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với vốn đăng ký đạt gần 200 triệu USD và trao 4 biên bản ghi nhớ hợp tác.

Hiện, Hải Phòng đang là điểm đến của các nhà đầu tư hàng đầu thế giới như: Tập đoàn Regina Miracle, Hong Kong (Trung Quốc) với tổng vốn trên 1 tỷ USD; Tập đoàn Pegatron, Đài Loan (Trung Quốc) với tổng vốn trên 800 triệu USD; Tập đoàn SK, Hàn Quốc với tổng vốn trên 500 triệu USD. Ngoài ra còn các tập đoàn khác như: Nipro Pharma và Aeon của Nhật Bản, Tongwei của Trung Quốc.

Ông Jang Jin Ke, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Điện tử Tongwei Việt Nam cho biết, việc thành phố Hải Phòng tổ chức thăm, làm việc, xúc tiến đầu tư tại Trung Quốc có thể nâng cao hiệu suất đầu tư, nhanh chóng nhận diện cơ hội đầu tư, phản ứng nhanh với biến đổi của thị trường, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Cùng với Hải Phòng, Bình Dương cũng là địa phương thu hút mạnh đầu tư FDI trên cả nước. Bình Dương hiện có 4.322 dự án FDI được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 40,9 tỷ USD, chiếm hơn 8,5% tổng vốn đầu tư nước ngoài của cả nước. Và Bình Dương cũng là một trong những địa phương có số dự án đầu tư FDI của Trung Quốc vào rất lớn.

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân cho biết, vốn FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và quy mô các dự án đầu tư tại Bình Dương. Các dự án FDI tập trung vào các khu công nghiệp, với các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn. Điều này không chỉ mang lại nguồn ngoại lực mạnh mẽ mà còn giúp Bình Dương tiếp cận với các công nghệ tiên tiến và thị trường quốc tế.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, với mục tiêu thu hút đầu tư có chọn lọc, tạo sự kết nối lan tỏa giữa khu vực đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế trong nước, Bộ này sẽ khẩn trương rà soát, quyết liệt tháo gỡ, xử lý ngay các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, thủ tục hành chính để tạo động lực bứt phá; đồng thời, tập trung thu hút các dự án FDI có quy mô lớn, chất lượng, công nghệ cao trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, điện tử, bán dẫn; kịp thời xử lý khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp FDI để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án.../.

Tin liên quan

Chuyên gia Trung Quốc: Việt Nam kế thừa và tiếp nối những thành công trong sự nghiệp Đổi mới

Sự nghiệp và di sản chính trị do cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tâm huyết gây dựng cả đời đã có người kế nhiệm, sự nghiệp cách mạng Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh tiên phong khởi xướng chắc chắn sẽ được phát huy hơn nữa. Dưới sự lãnh đạo mạnh mẽ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII với đồng chí Tô Lâm làm nòng cốt, nhân dân Việt Nam chắc chắn sẽ đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp Đổi mới. Đây là nhận định của ông Lăng Đức Quyền (Ling Dequan), nghiên cứu viên Trung tâm nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, nhà nghiên cứu các vấn đề Việt Nam, nguyên Trưởng phân xã Tân Hoa xã tại Hà Nội, khi trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa kiện toàn chức danh Tổng Bí thư cũng như những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục

Gìn giữ phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt tại Hong Kong (Trung Quốc)

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, nhằm gìn giữ phong tục văn hóa tốt đẹp của người Việt, vào mỗi dịp Rằm tháng Bảy, nhiều người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) luôn dành thời gian đến chùa dâng hương lễ Phật để thể hiện sự tri ân, tấm lòng thành kính biết ơn với tổ tiên ông bà, cha mẹ và cầu mong những điều tốt lành nhất đến với gia đình và người thân.

Ấm áp đêm nhạc quyên góp và gắn kết cộng đồng tại Singapore

Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, tối 17/8, tại Band Academy Singapore đã diễn ra buổi hòa nhạc trực tiếp “Hà Nội trong tôi” do Đại sứ quán Việt Nam phối hợp với Cộng đồng người Việt Nam tại Singapore tổ chức. Đêm nhạc là sân chơi giúp tăng cường gắn kết trong cộng đồng, nuôi dưỡng tình cảm hướng về Tổ quốc và đặc biệt ý nghĩa khi số tiền thu được từ bán vé sẽ được đóng góp cho cộng đồng để tổ chức Lễ hội Trung Thu 2024 cho các em nhỏ.

Tạo vành đai sạch ma túy ở các xã biên giới

Sau hơn 2 năm triển khai tại Nghệ An, Đề án "xã biên giới sạch về ma tuý” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, được lãnh đạo Bộ Công an hoan nghênh, chỉ đạo nhân rộng tại 9 tỉnh biên giới Việt - Lào.

Người Việt tại Lào gìn giữ truyền thống lễ Vu Lan

Với truyền thống văn hóa, hiếu nghĩa uống nước nhớ nguồn của dân tộc và tín ngưỡng tâm linh thờ cúng tổ tiên, lễ Vu Lan từ lâu đã trở thành nét đẹp văn hóa của mỗi người dân Việt Nam. Dù sống ở đâu, trong nước hay ngoài nước, cứ đến dịp Rằm tháng 7 âm lịch, người Việt Nam đều mong muốn làm những việc có ý nghĩa thiết thực để tỏ lòng biết ơn, báo hiếu ông bà, cha mẹ. Truyền thống này hiện vẫn luôn được bà con cộng đồng người Việt tại Lào gìn giữ và duy trì.

Học giả Anh khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đang phát huy di sản của các thế hệ lãnh đạo đi trước

Di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng Đảng và đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của tân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh (CPB) đã đưa ra nhận định trên trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh.

Dấu ấn Việt Nam tại lễ hội ẩm thực ở Malaysia

Ngày 18/8, ngày cuối cùng của sự kiện Xúc tiến Đầu tư Du lịch và Thương mại và Lễ hội ẩm thực Malaysia -Việt Nam, hàng trăm du khách vẫn tiếp tục đổ về “MyTOWN shopping Centre” để tìm hiểu thông tin về du lịch giữa hai nước và thưởng thức ẩm thực Việt. Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, sự kiện do Hội Doanh nghiệp Việt Nam tại Malaysia (VMBIZ) và Công ty tổ chức sự kiện “DANG Production Bhd, Malaysia” đồng tổ chức.

Sức mạnh đại đoàn kết dân tộc: Cội nguồn thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Chỉ trong khoảng hai tuần cuối tháng 8/1945, toàn thể dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Mặt trận Việt Minh và lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhất tề nổi dạy giành chính quyền, để tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 là biểu tượng sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Sức mạnh ấy không phải ngẫu nhiên, mà là kết quả hợp thành của nhiều nhân tố.

Vai trò lãnh đạo của Đảng - Nhân tố quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Tháng Tám năm 1945, chớp thời cơ “ngàn năm có một”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta không phân biệt giàu nghèo, giai tầng, không phân biệt tôn giáo, xu hướng chính trị vùng lên tiến hành cuộc Tổng khởi nghĩa “long trời, lở đất”, giành chính quyền trên phạm vi cả nước, mở ra kỷ nguyên mới cho đất nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thắng lợi vĩ đại đầu tiên của nhân dân ta từ khi có Đảng lãnh đạo. Thắng lợi ấy cũng minh chứng cho bản lĩnh và trí tuệ của Ðảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn đường lối đấu tranh cách mạng đúng đắn. 79 năm đã trôi qua, song Cách mạng Tháng Tám năm 1945 vẫn vẹn nguyên tầm vóc và giá trị lịch sử, là niềm tự hào thôi thúc toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.