Đột phá theo Nghị quyết 57: Cầu nối giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội
Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nghị quyết 57 ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.
Ảnh: Đồng Thúy - TTXVN

Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị (Nghị quyết 57) về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đã và đang được Đảng, Nhà nước, nhân dân triển khai mạnh mẽ. Nghị quyết ra đời không chỉ phản ánh tầm nhìn chiến lược mà còn định hướng bước đi cụ thể cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Nghị quyết đặt ra các mục tiêu chiến lược: Tạo ra những đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; xây dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển công nghệ lõi và gia tăng giá trị; đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt trong các lĩnh vực khoa học công nghệ tiên tiến.

Trong bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ của đất nước, nhiều hành động thiết thực đã được triển khai. Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hai cuộc họp triển khai nhiệm vụ. Quốc hội cũng kịp thời phê duyệt Nghị quyết số 193/2025/NQ-QH15 với 12 cơ chế, chính sách thí điểm để thể chế hóa Nghị quyết 57 vào thực tiễn. Chính phủ cũng ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57.

Mới đây nhất, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Cổng thông tin điện tử được xây dựng nhằm tạo lập một nền tảng công khai, minh bạch và hiệu quả để tiếp nhận, tổng hợp, đánh giá và công bố các sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tiêu biểu - bao gồm cả những giải pháp, sản phẩm đã triển khai thành công và những giải pháp, sản phẩm mới, có tiềm năng ứng dụng trong tương lai.

Theo Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Đức Long, đây không chỉ là công cụ hỗ trợ quá trình chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, mà còn là cầu nối quan trọng giữa sáng kiến công nghệ với chính sách phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Cổng thông tin điện tử này được thiết kế để bảo đảm toàn bộ quy trình kết nối, đánh giá và công bố sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đều được thực hiện trực tuyến, công khai, minh bạch và thuận tiện.

Các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có thể dễ dàng đăng ký, cập nhật thông tin sản phẩm, gửi đề xuất đánh giá và theo dõi kết quả phản hồi từ các cơ quan chuyên môn mà không cần qua các thủ tục giấy tờ truyền thống. Bộ Khoa học và Công nghệ tiến hành xử lý, đánh giá online (trừ một số trường hợp đặc biệt phải có thực tế).

"Hơn cả một nền tảng số, Cổng thông tin thể hiện một tinh thần mới trong triển khai Nghị quyết 57. Đó là khơi dậy mạnh mẽ các phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động; cổ vũ tinh thần tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường và tự hào dân tộc - những giá trị cốt lõi giúp chúng ta phát huy trí tuệ Việt Nam để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", Thứ trưởng Phạm Đức Long nói.

Đánh giá về việc xây dựng và vận hành Cổng thông tin điện tử trên, ông Đỗ Bá Dân, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trí Nam cho rằng, đây là bước đột phá để các doanh nghiệp, người dân có thể giới thiệu, tìm kiếm sản phẩm công nghệ phù hợp. Người dân và doanh nghiệp luôn mong muốn những sản phẩm của mình có nơi để giới thiệu đến người sử dụng và được cộng đồng biết đến. “Cổng thông tin đã tạo môi trường kết nối người tạo ra sản phẩm và người có nhu cầu mua sản phẩm. Ở đó, họ có sự kết nối nhanh nhất và các sản phẩm công nghệ đã có sự hỗ trợ thẩm định của nhà nước. Tôi cho rằng toàn bộ những sản phẩm khoa học, công nghệ trong thực tiễn sẽ được đưa lên Cổng thông tin và được ứng dụng rộng rãi nhiều hơn trước đây”, ông Đỗ Bá Dân chia sẻ.

Theo bà Đinh Thị Thúy, Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần MISA, doanh nghiệp làm ra sản phẩm chất lượng nhưng để được người tiêu dùng biết đến và tin dùng, chi phí cho quảng cáo là rất tốn kém. Việc đưa sản phẩm lên Cổng thông tin, nơi có các cơ quan quản lý nhà nước thẩm định giúp tạo độ tin cậy rất lớn cho người tiêu dùng.

Bà Đinh Thị Thúy đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp tiêu chí đánh giá rõ ràng để doanh nghiệp dễ dàng đáp ứng, đồng thời phân loại hồ sơ theo quy mô, ngành nghề... để thuận tiện cho việc tham khảo, tìm kiếm. Đồng thời, các doanh nghiệp phải cam kết trách nhiệm khi đưa các sản phẩm lên Cổng thông tin để tạo niềm tin cho cộng đồng.

Cho rằng việc ra mắt Cổng thông tin không chỉ là bước tiến về mặt truyền thông chính sách, mà còn là nền tảng kết nối chiến lược giữa Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp công nghệ, ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn FPT đánh giá, Cổng thông tin thể hiện một tinh thần mới trong triển khai Nghị quyết 57. Đó là khơi dậy mạnh mẽ các phong trào khởi nghiệp, sáng tạo, cải tiến nâng cao hiệu quả công việc và năng suất lao động.

Thời gian tới, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ xây dựng cụ thể các tiêu chí, trên cơ sở đó, mời các chuyên gia đánh giá thẩm định cùng với các đơn vị liên quan của Bộ để Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành địa chỉ tin cậy hơn của cộng đồng và doanh nghiệp./.

Tin liên quan

Đột phá theo Nghị quyết 57: Hướng đi đúng đắn cho kỷ nguyên phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ

Năm 1956, giữa những bộn bề của đất nước non trẻ vừa bước ra khỏi chiến tranh, Việt Nam đã đưa ra một quyết định mang tính chiến lược: tham gia sáng lập Viện Liên hiệp Nghiên cứu Hạt nhân (Joint Institute for Nuclear Research – JINR) tại Dubna, Liên Xô (nay thuộc Liên bang Nga). Ngay từ những năm 1960 khi chiến tranh còn chưa chấm dứt, Việt Nam đã cử hàng trăm cán bộ sang Dubna học tập và nghiên cứu. Nhiều người trong số họ sau này trở thành các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực vật lý và công nghệ hạt nhân, như GS. Nguyễn Đình Tứ – người tham gia phát hiện phản hạt sigma âm, GS. Nguyễn Văn Hiệu – chuyên gia về lý thuyết đối xứng của các hạt cơ bản và quá trình sinh nhiều hạt ở vùng năng lượng cao, giải thưởng Lenin năm 1986. Đây không chỉ là một hành động mang tính biểu tượng về hội nhập khoa học quốc tế, mà còn là minh chứng cho tầm nhìn của các nhà lãnh đạo trí thức Việt Nam thời kỳ đó, những người tin rằng khoa học và công nghệ – đặc biệt là khoa học cơ bản – sẽ là nền tảng cho sự phát triển bền vững, độc lập và hiện đại của quốc gia.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Nguồn nhân lực - Yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ tại Thái Lan

Xây dựng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt trong phát triển khoa học công nghệ. Đây là nhận định của một số học giả Thái Lan trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bangkok về những kinh nghiệm của Thái Lan trong hành trình chuyển đổi từ một nước được định hướng bởi công nghiệp sang một đất nước được định hướng bởi công nghệ cao.

Tin cùng chuyên mục

Tôn tạo Cột mốc chủ quyền thiêng liêng giữa biển Đông

Từ ngày 24-26/4, Đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Bình Thuận đến thăm, kiểm tra các công trình tại đảo Hòn Hải (thuộc huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận). Đảo Hòn Hải là điểm A6 đánh dấu đường cơ sở Việt Nam; đây được xem như điểm xa nhất của đường viền nội thủy của nước ta ở vùng Nam Biển Đông.

Khởi công đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong năm 2026

Sáng 26/4, kết luận phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo phải “thần tốc, táo bạo hơn nữa”, phát triển ngành công nghiệp đường sắt phục vụ 2 mục tiêu 100 năm của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội gặp mặt Mẹ Việt Nam Anh hùng, nguyên lãnh đạo Trung ương

Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), sáng 26/4, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì cuộc gặp mặt các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các đồng chí nguyên lãnh đạo Trung ương, Quân khu 9 và lãnh đạo thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang qua các thời kỳ.

Dành hơn 834 tỷ đồng tặng quà cho người có công với cách mạng

Ngày 23/4/2025, Chủ tịch nước Lương Cường ký Quyết định số 689/QĐ-CTN về việc tặng quà người có công với cách mạng, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945-2/9/2025). Đối tượng tặng quà gồm: Người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng: người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 đến Cách mạng Tháng 8/1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng; người có công giúp đỡ cách mạng; người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thân nhân của người có công với cách mạng: thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất; đại diện thân nhân liệt sĩ; người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân). Mức quà tặng đối với hai nhóm đối tượng nêu trên là 500.000 đồng/người, sẽ được thực hiện chi một lần vào dịp ngày 30/4/2025.

75 năm thành lập Hội Nhà báo Việt Nam (1950-2025): Những truyền thống vẻ vang

Cách đây 75 năm, ngày 21/4/1950, tại xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc, huyện Ðịnh Hóa, tỉnh Thái Nguyên đã diễn ra Đại hội thành lập Hội Những người viết báo Việt Nam, nay là Hội Nhà báo Việt Nam. Trải qua 75 năm xây dựng, phát triển, Hội Nhà báo Việt Nam luôn được Đảng, Nhà nước, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao trong việc phát huy tốt vai trò là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà báo trong hành nghề; giáo dục nhà báo tuân thủ pháp luật, tuân thủ quy định và đạo đức nghề nghiệp, khẳng định được vai trò, vị thế của mình trong đời sống báo chí nói riêng và xã hội nói chung.

Đạo đức và trách nhiệm trước sữa giả

Vụ việc gần 600 mặt hàng sữa giả vừa được cơ quan Công an phanh phui trên thị trường đã phơi bày những “lỗ hổng” đáng báo động trong quản lý thực phẩm dinh dưỡng liên quan đến sức khỏe người tiêu dùng.

Gần 600 sản phẩm sữa giả: Ranh giới “mờ”, hệ lụy thật

Đường dây làm giả sữa bột nhắm vào nhóm người bệnh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai… với gần 600 sản phẩm, thu lợi tới 500 tỷ đồng trong 4 năm, đang phơi bày một thực tế đáng lo: ranh giới giữa sữa thường, sữa bổ sung vi chất và thực phẩm bảo vệ sức khỏe quá mờ nhạt.