Đột phá theo Nghị quyết 57: Xây dựng môi trường thuận lợi để trí thức cống hiến và phát triển
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định những đột phá chiến lược, giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phát triển mới, Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định những đột phá chiến lược, giữ vai trò then chốt trong thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Tuy nhiên, để hiện thực hóa mục tiêu này, cần phải tháo gỡ rào cản thể chế, xây dựng cơ chế vận hành linh hoạt, tạo điều kiện thực chất để đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định và triển khai chính sách, góp phần đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực phát triển đất nước.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển Đặng Huy Đông 
Ảnh: Lý Thanh Hương- TTXVN

*Tháo gỡ thể chế, phát huy vai trò dẫn dắt

Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quy hoạch và Phát triển (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), ông Đặng Huy Đông đánh giá, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị không chỉ khẳng định vai trò then chốt của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong phát triển đất nước mà còn mở ra thời cơ bứt phá cho các lĩnh vực này. Tuy nhiên, để hiện thực hóa các mục tiêu lớn, điều kiện tiên quyết là phải tháo gỡ những rào cản thể chế hiện hữu.

Ông Đặng Huy Đông cho biết, hiện nay nhiều ý tưởng, sáng kiến từ đội ngũ trí thức và doanh nghiệp vẫn chưa có “kênh pháp lý” để triển khai vào thực tiễn, do thiếu những cơ chế linh hoạt, thí điểm. Vì vậy, cần mạnh dạn áp dụng mô hình thử nghiệm chính sách (sandbox), một công cụ đã được nhiều nước sử dụng thành công để thí điểm các mô hình mới trong môi trường pháp lý kiểm soát, từ đó từng bước hoàn thiện khung pháp lý phù hợp. Bên cạnh đó, việc triển khai các chương trình cụ thể như số hóa dữ liệu, phát triển hạ tầng số, hỗ trợ thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ cũng là những bước đi thiết thực gắn kết chính sách với thực tiễn phát triển.

Ông Đặng Huy Đông đề xuất cần xây dựng bộ tiêu chí cụ thể nhằm xác định vị trí của trí thức trong từng mắt xích đổi mới sáng tạo. Khi hành lang pháp lý được thông thoáng và cơ chế vận hành tốt, đội ngũ trí thức mới có thể đóng góp hiệu quả, sáng tạo, góp phần chuyển hóa khoa học công nghệ thành động lực phát triển đất nước. Số lượng sản phẩm khoa học công nghệ được ứng dụng thành công và thương mại hóa sẽ là thước đo cụ thể cho hiệu quả thực hiện Nghị quyết.

Chia sẻ quan điểm này, Tiến sỹ Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam cho rằng, hiện lực lượng trí thức có chuyên môn sâu, kể cả những người đã nghỉ hưu, tham gia vào các nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn hạn chế. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu cơ chế pháp lý rõ ràng, quy trình phân công nhiệm vụ chưa minh bạch và nguồn lực tài chính chưa đáp ứng yêu cầu.

Tiến sỹ Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam 
Ảnh: Lý Thanh Hương- TTXVN

Theo Tiến sỹ Phạm Ngọc Sơn, rào cản lớn nhất hiện nay cho tình trạng trí thức chưa "mặn mà" với việc tham gia hoạt động tư vấn, phản biện, giảng dạy, nghiên cứu khoa học là chế độ đãi ngộ còn chưa tương xứng. Ông kiến nghị cần có chính sách tài chính ổn định, tăng mức thù lao cho các chuyên gia và hỗ trợ kinh phí cho các tổ chức khoa học duy trì hoạt động thường xuyên. Đồng thời, xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ nghiên cứu, phản biện xã hội ngay từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến đánh giá kết quả, gắn lý luận với thực tiễn.

*Điều chỉnh mô hình tổ chức theo hướng linh hoạt, hiện đại

Theo Tiến sỹ Phạm Văn Tân, nguyên Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, để đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ thực sự phát huy vai trò trong thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW, cần điều chỉnh mô hình tổ chức theo hướng hiện đại, linh hoạt và sát thực tiễn.

Theo Tiến sỹ Phạm Văn Tân, mô hình tổ chức hiện nay đã có những đóng góp nhất định, nếu không được đổi mới theo hướng mở rộng đối tác, tăng cường tính tự chủ thì khó đáp ứng được yêu cầu phát triển mới. Tiến sỹ Phạm Văn Tân đề xuất giải pháp phát triển mô hình tổ chức dựa trên hai trụ cột, đó là vừa duy trì bộ máy thực hiện nhiệm vụ chính trị được Nhà nước giao với cơ chế ổn định về biên chế và tài chính vừa thúc đẩy các tổ chức khoa học tự chủ, hoạt động theo cơ chế thị trường, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp và xã hội.

Một trong những đề xuất trọng tâm là thành lập các tổ chức tư vấn độc lập, có tư cách pháp nhân, hoạt động theo cơ chế tự chủ, huy động nguồn lực xã hội và hợp tác với các địa phương, doanh nghiệp theo nguyên tắc thị trường. Những tổ chức này không chỉ cung cấp dịch vụ tư vấn, phản biện khoa học, dự báo xu thế phát triển mà còn tạo thêm nguồn lực tài chính để củng cố hệ thống khoa học công nghệ quốc gia./.

Tin liên quan

Đổi mới sáng tạo: Để thể chế trở thành lợi thế

Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã trở thành một trong những động lực chính thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia.

Không gián đoạn giải quyết thủ tục hành chính sau sáp nhập

Liên quan đến việc kết thúc hoạt động của chính quyền địa phương cấp huyện và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp, Thủ tướng Chính Phủ đã ký ban hành văn bản số 500/TTg-KSTT ngày 4/5/2025 về việc phân định thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính của chính quyền cấp huyện để bảo đảm triển khai hiệu quả, không làm gián đoạn việc quản lý, theo dõi, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp. Ghi nhận tại các khu vực thực hiện thủ tục hành chính tại đơn vị thực hiện sắp xếp, tinh gọn.  

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng tiếp Đoàn đại biểu Toà án quốc tế về Luật biển

Chiều 06/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Tomas Heidar, Chánh án Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS) và đoàn công tác của ITLOS đang thăm, làm việc tại Việt Nam và dự Hội thảo khu vực về vai trò của ITLOS trong việc giải quyết tranh chấp liên quan tới Luật biển.

Phát triển du lịch từ văn hóa: Cách làm hiệu quả

Với những lợi thế về văn hóa, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động phục dựng các nghi lễ, lễ hội truyền thống, chú trọng quảng bá văn hóa, tổ chức các chương trình liên hoan và biểu diễn văn hóa cồng chiêng để phục vụ nhân dân và du khách.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân: Đổi mới tư duy, thống nhất nhận thức và hành động, khởi dậy niềm tin, khát vọng dân tộc, tạo xung lực mới, khí thế mới để phát triển kinh tế tư nhân, cải cách thể chế, bảo vệ quyền tài sản và tự do kinh doanh, tạo thuận lợi cho kinh tế tư nhân tiếp cận nguồn lực (đất đai, vốn, nhân lực), thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh….

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết đề ra mục tiêu đến năm 2030, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia; là lực lượng tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số... Tầm nhìn đến 2045, kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững, chủ động tham gia vào chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu; có năng lực cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế; phấn đấu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP.

Nghị quyết số 68-NQ/TW: Những bước phát triển vượt bậc của kinh tế tư nhân sau gần 40 năm đổi mới

Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết nêu rõ, sau gần 40 năm đổi mới, kinh tế tư nhân nước ta đã từng bước phát triển cả về số lượng và chất lượng, trở thành một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Khu vực kinh tế tư nhân hiện có khoảng hơn 940 nghìn doanh nghiệp và hơn 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp khoảng 50% GDP, hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước và sử dụng khoảng 82% tổng số lao động vào tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, là lực lượng quan trọng thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất lạo động, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã phát triển lớn mạnh, khẳng định thương hiệu và vươn ra thị trường khu vực, thế giới.

Những nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Để đưa Nghị quyết số 66-NQ/TW vào cuộc sống, mang lại những kết quả thiết thực, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cần quán triệt, thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết, nhất là những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản sau: Thứ nhất, phải bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật, phát huy cao độ tính Đảng trong xây dựng và thi hành pháp luật. Thứ hai, đổi mới tư duy, định hướng xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực phát triển. Thứ ba, tạo đột phá trong công tác thi hành pháp luật. Thứ tư, nâng cao hiệu quả công tác hợp tác quốc tế, pháp luật quốc tế. Thứ năm, thực hiện các giải pháp đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực pháp luật; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, cùng cơ chế tài chính đặc biệt cho công tác xây dựng và thi hành pháp luật.

Nghị quyết số 66-NQ/TW: Nghị quyết chuyên đề đặc biệt với nhiều quyết sách chiến lược

Ngày 4/5/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm viết bài “Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư nhấn mạnh: Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 66-NQ/TW ngày 30/4/2025 về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới” - một Nghị quyết chuyên đề đặc biệt quan trọng với nhiều quyết sách chiến lược. Nghị quyết đặt ra mục tiêu cụ thể, năm 2025, cơ bản hoàn thành việc tháo gỡ những “điểm nghẽn” do quy định pháp luật. Năm 2027, hoàn thành việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản pháp luật bảo đảm cơ sở pháp lý đồng bộ cho hoạt động của bộ máy nhà nước theo mô hình chính quyền 3 cấp. Năm 2028, hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư, kinh doanh, góp phần đưa môi trường đầu tư của Việt Nam nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN. Đến năm 2030, Việt Nam có hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi… để đến năm 2030, Việt Nam là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao. Đến năm 2045, Việt Nam có hệ thống pháp luật chất lượng cao, hiện đại, tiệm cận chuẩn mực, thông lệ quốc tế tiên tiến và phù hợp với thực tiễn đất nước...