Gốm Hương Canh hướng tới nhu cầu thẩm mỹ tinh tế
Nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu gốm ở Hương Canh có giá từ 5-10 triệu đồng/tác phẩm; thậm chí có tác phẩm có giá trên dưới 30 triệu đồng. Phần lớn các cơ sở gốm ở Hương Canh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.


Những sản phẩm gốm trong giai đoạn chờ khô để đưa vào lò của gia đình anh Nguyễn Giang Anh, ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. 
Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch - TTXVN

Những năm gần đây, một số cơ sở làm nghề gốm ở thôn Lò Cang, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã tìm lại chỗ đứng bằng việc nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã, ưu tiên sản xuất sản phẩm gốm mỹ thuật..., được nhiều người ưa chuộng.

Những sản phẩm gốm chờ khô để đưa vào lò của gia đình anh Nguyễn Giang Anh, ở thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên. 
Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch- TTXVN

* Vật dụng truyền thống

Gốm Hương Canh trong tâm trí, ký ức của bao người trên các nẻo miền quê Việt là vật dụng đi cùng nếp nhà tranh, nhà ngói rêu phong cổ kính, với chum tương, chum đựng nước, nông sản, chứa hạt giống, ấm sắc thuốc, vại muối dưa, ang, liễn...Ngày nay, gốm Hương Canh đã được làm mới, có tính thẩm mỹ cao, đầy sức sáng tạo của trang trí, hội họa, điêu khắc, cách điệu... Và quan trọng hơn, gốm Hương Canh được đặt ở nơi trang trọng trong công trình, kiến trúc hiện đại, phục vụ khách hàng có điều kiện kinh tế và nhu cầu thẩm mỹ cao, nâng giá trị của sản phẩm.

Những người già ở thôn Lò Cang, thị trấn Hương Canh kể lại, gốm Hương Canh có lịch sử hình thành hơn 300 năm với những sản phẩm truyền thống nổi tiếng là chum, vại, nồi, niêu, ấm, chén, ống nước... Đất sét là nguyên liệu chính để sản xuất gốm Hương Canh, có độ dẻo dai và nhiều màu như xám, xanh, vàng, đỏ, nâu…, rất thích hợp cho việc làm gốm. Nhiều sản phẩm nung già, khi gõ có tiếng kêu vang và chắc nhưng không bị nứt, không bị méo và đựng nước không rò rỉ. Có người nói, nước chảy đá mòn, chứ tiểu sành Hương Canh thiên niên vạn đại không mòn...

Chum, vại Hương Canh chứa nông sản thời gian dài còn nguyên vẹn mà không hề bị ẩm mốc; đựng rượu để lâu rượu vẫn thơm, ngon. Ấm, chén dùng pha trà thơm ngây ngất; hũ gốm để bảo quản chè búp khô, giòn và bảo quản lâu hơn những vật liệu khác; chum vại dùng ngâm hoặc đựng tương thì tương ngon, giữ được mùi thơm… Vì thế, những vị khách kỹ tính luôn tìm về đây mua sản phẩm làm từ gốm Hương Canh.

Nghệ nhân Giang Thị Nhạn, sinh năm 1951, đã gắn bó rất lâu với nghề làm gốm Hương Canh. Bà cho hay, những sản phẩm gốm từ xưa đến nay tốt là vậy nhưng người làm nghề đã phải trải qua biết bao khó khăn, vất vả mới giữ được nghề bởi có lúc làng nghề này gần như đi vào quên lãng và dần mai một.

Những người trong gia đình nghệ nhân Giang Thị Nhạn nhớ lại, cuối năm 1958, Hợp tác xã thủ công Tam Đồng được thành lập nhằm quy tụ những người làm nghề gốm, sau này đổi tên thành Hợp tác xã gốm Hương Canh. Ban đầu hợp tác xã có 220-230 người tham gia sản xuất gốm theo kế hoạch tập trung. Thời hoàng kim là năm 1967- 1971, sản phẩm làm ra đến đâu bán hết đến đó.

Nhưng sau đó gốm Hương Canh có thời gian dài giảm đáng kể về sức tiêu thụ do mẫu mã đơn điệu, công tác quản lý và điều hành chậm đổi mới, đội ngũ thợ làm nghề đông nhưng thiếu thợ giỏi. Đặc biệt, khi đồ nhựa, inox, đồ sứ, thủy tinh... tràn ngập thị trường với giá cả rẻ, mẫu mã phong phú, đa dạng khiến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gốm gặp khó thực sự. Đến năm 1987, Hợp tác xã gốm Hương Canh giải thể, người dân chuyển từ sản xuất gốm sang sản xuất ngói lợp để mưu sinh. Thế nhưng, họ vẫn mong ước gốm Hương Canh được hồi sinh...

Anh Nguyễn Giang Anh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên giới thiệu về sản phẩm gốm Hương Canh của gia đình sản xuất. 
Ảnh: Nguyễn Trọng Lịch - TTXVN

* Đổi mới sản phẩm truyền thống

Đầu những năm 2000, một số hộ dân Hương Canh đã quyết tâm đầu tư tiền bạc, kiến thức và kinh nghiệm, khôi phục lại nghề gốm, đã có 4 gia đình tiếp tục theo nghề sản xuất theo quy mô vừa và nhỏ. Điều đáng nói là cả 4 cơ sở đều sáng tạo, đa dạng hóa sản phẩm, chuyển sang làm gốm mỹ nghệ, đáp ứng những nhu cầu của thị trường, cho kết quả sản xuất khá lạc quan, sản phẩm tiêu thụ ổn định.

Doanh thu của cơ sở nghề gốm ở Hương Canh ban đầu từ 400- 500 triệu đồng/cơ sở/năm đã tăng cao hơn mỗi năm. Hiện nay, phần lớn cơ sở làm nghề gốm có mức thu nhập cao gấp 5-6 lần so với thời điểm mới khôi phục nghề bởi sản phẩm được chú ý cả về chất lượng lẫn tính thẩm mỹ. Những nghệ nhân, thợ lành nghề làng gốm đã khoác lên những sản phẩm gốm Hương Canh bộ áo mới, tinh tế, có "hồn" hơn. Họ cũng tìm hiểu, học hỏi thêm tại các làng nghề sản xuất gốm, các cuộc triển lãm về gốm hoặc nghệ thuật, gặp gỡ các chuyên gia về lĩnh vực văn hóa... để có thêm kiến thức, kỹ năng nghề.

Anh Nguyễn Giang Anh, người dân thị trấn Hương Canh, cho hay: Ở Hương Canh hiện nay còn có 6 hộ làm nghề gốm. Mỗi hộ có từ 5- 7 lao động với mức thu nhập lao động đi thuê đạt trên dưới 10 triệu đồng/người/tháng. Trung bình mỗi năm, một cơ sở sản xuất trên dưới 2.000 sản phẩm gốm các loại. Thời điểm cuối năm, một số sản phẩm như tiểu sành, chum đựng rượu, vại, ấm, chén... bán chạy nhất.

Đặc biệt, nhiều tác phẩm nghệ thuật làm bằng chất liệu gốm ở Hương Canh có giá từ 5-10 triệu đồng/tác phẩm; thậm chí có tác phẩm có giá trên dưới 30 triệu đồng. Phần lớn các cơ sở gốm ở Hương Canh có doanh thu hàng tỷ đồng/năm.

Hiện nay, các hộ làm gốm ở Hương Canh đều là những hộ kinh tế khá, giàu có. Sản phẩm đang được khách hàng ở nhiều tỉnh, thành phố biết đến và đặt mua. Gốm Hương Canh đã xuất hiện nhiều hơn trong các triển lãm nghệ thuật, sản phẩm gốm ứng dụng đã mở rộng thị trường ra nhiều địa phương khác. Từ năm 2022 trở lại đây, gốm Hương Canh tham gia 6 - 7 triển lãm lớn nhỏ và một số nghệ nhân đang hợp tác với một số nghệ sĩ để đưa sản phẩm gốm nghệ thuật Hương Canh ra bán trực tiếp ở nước ngoài.

Tin liên quan

Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam gây ấn tượng tại Mega Show Hong Kong (Trung Quốc)

Theo phóng viên TTXVN tại Hong Kong, trên cơ sở phát huy kết quả của năm 2023, Cục Công Thương địa phương thuộc Bộ Công Thương Việt Nam tiếp tục tổ chức đoàn gồm 30 cơ sở công nghiệp nông thôn tham gia Hội chợ quốc tế hàng thủ công mỹ nghệ, quà tặng và đồ gia dụng Hong Kong (Mega Show Hong Kong 2024). Các gian hàng của Việt Nam tập trung vào hàng gia dụng và trang trí – nội ngoại thất; mây tre thủ công mỹ nghệ, sơn mài, gốm sứ, thêu ren, dệt may nội thất, đồ sân vườn và ngoại thất… Mega Show Hong Kong 2024 sẽ diễn ra từ ngày 20-23/10 tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Hong Kong (Trung Quốc).

Tin cùng chuyên mục

7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, đó là: Về cải tiến phương thức lãnh đạo của Đảng; Về tăng cường tính đảng trong xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân; Về tinh gọn tổ chức bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Chuyển đổi số; Chống lãng phí; Cán bộ và về kinh tế.  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 2)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường… Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…  

Một số nhận thức cơ bản về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc (Phần 1)

Ngày 31/10/2024 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sỹ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã có buổi trao đổi một số nội dung về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với các học viên Lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp 3). Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ, kỷ nguyên là một giai đoạn lịch sử được đánh dấu bởi những đặc điểm quan trọng hoặc sự kiện có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của xã hội - văn hóa - chính trị - tự nhiên. Kỷ nguyên thường được sử dụng để phân chia thời gian trong lịch sử theo những biến cố lớn hoặc có sự thay đổi căn bản trong đời sống chính trị hay khoa học, công nghệ, môi trường. Kỷ nguyên vươn mình hàm ý tạo sự chuyển động mạnh mẽ, dứt khoát, quyết liệt, tích cực, nỗ lực, nội lực, tự tin để vượt qua thách thức, vượt qua chính mình, thực hiện khát vọng, vươn tới mục tiêu, đạt được những thành tựu vĩ đại…

Thương hiệu quốc gia Việt Nam ghi nhận bước tiến vượt bậc, "vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh"

Trong những năm gần đây, thương hiệu quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc. Việt Nam không chỉ lọt vào Top 100 quốc gia có thương hiệu mạnh, mà còn là quốc gia có tốc độ tăng trưởng giá trị thương hiệu nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2019-2022. Giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 được xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Đây là những kết quả tạo đà cho Việt Nam “vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh, với những cam kết mạnh mẽ hướng tới phát triển xanh, bền vững.  

Năm 2024: Giá trị thương hiệu của Việt Nam đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc

Theo đánh giá của Tổ chức tư vấn định giá thương hiệu hàng đầu thế giới - Brand Finance, giá trị thương hiệu của Việt Nam năm 2024 xếp thứ 32/193 quốc gia được đánh giá, đạt 507 tỷ USD, tăng 1 bậc về thứ hạng và tăng 2% về giá trị so với năm 2023. Những năm gần đây, Thương hiệu Quốc gia Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc.  

Ảnh 360 độ: Rực rỡ sắc màu trang phục các dân tộc trên 'sân khấu' ruộng bậc thang

Trong chuỗi các hoạt động của Hội Mùa Vàng năm nay ở Bình Liêu (Quảng Ninh), màn trình diễn trang phục dân tộc trên ruộng bậc thang được đầu tư về chất lượng, quy mô tổ chức, với nhiều nét mới lạ, hấp dẫn lần đầu tiên xuất hiện như: Sân khấu biểu diễn, nhảy sạp, không gian trưng bày đặc sắc của người Dao…

Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

"Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," là chủ đề của Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2024 diễn ra vào tối 04/11. Chủ đề nhằm nhấn mạnh việc chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào công cuộc bảo vệ hành tinh xanh và phát triển bền vững. Điều này thể hiện rõ quyết tâm của Việt Nam trong việc xây dựng các thương hiệu quốc gia, thương hiệu địa phương, ngành và doanh nghiệp đáp ứng xu hướng thị trường thế giới đang chuyển dịch mạnh mẽ.

Thủ tướng thăm khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh

Trong chương trình dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS 8, Hội nghị Cấp cao ACMECS 10, Hội nghị Cấp cao CLMV 11 và làm việc tại Trung Quốc, chiều 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến dâng hoa và thăm Khu di tích lịch sử Chủ tịch Hồ Chí Minh thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ghi sổ vàng lưu niệm, Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định: Chính phủ Việt Nam chân thành cảm ơn Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân tỉnh Vân Nam đã trân trọng gìn giữ Khu di tích; khẳng định đây mãi luôn là "Địa chỉ đỏ" để người dân, nhất là thế hệ trẻ hai nước học tập, qua đó đồng góp tích cực cho việc vun đắp tình hữu nghị "vừa là đồng chị, vừa là anh em" Việt Nam - Trung Quốc mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.