Hải Phòng - thành phố nơi cửa biển vươn mình
Trong “Thư gửi đồng bào Hải Phòng” đăng trên báo Nhân dân ngày 14/5/1955, nhân dịp thành phố vừa được giải phóng vào ngày 13/5/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ân cần hỏi thăm đời sống của nhân dân thành phố và nhắc nhở mọi người phải đoàn kết, thực hiện tốt những nhiệm vụ cấp thiết trước mắt, khẩn trương khôi phục thành phố sau những năm chiến tranh.
Hải Phòng - thành phố nơi cửa biển vươn mình

“Tôi thay mặt Chính phủ thân ái gửi lời thăm hỏi đồng bào. Ngay từ bây giờ, chúng ta phải khôi phục lại đời sống bình thường của chúng ta, cho nên: Trong thành phố và vùng mới giải phóng, đồng bào phải giúp bộ đội và công an giữ gìn trật tự, an ninh, bảo vệ tính mệnh, tài sản của nhân dân và bảo vệ của công. Anh em công nhân phải bảo vệ hải cảng, nhà máy, kho tàng và nâng cao sản xuất. Anh em nông dân phải bảo vệ súc vật, nông cụ, tăng gia sản xuất phòng đói, chống đói. Bà con công thương phải hăng hái kinh doanh, làm cho kinh tế ta được khôi phục nhanh chóng... vân vân. Để khôi phục nhanh chóng đời sống bình thường của nhân dân, toàn thể đồng bào hãy đoàn kết chặt chẽ, thi hành đúng chính sách và kỷ luật của Chính phủ, làm đúng mệnh lệnh của Ủy ban quân chính.”

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt chặng đường 70 năm phát triển, với truyền thống “Trung dũng - Quyết thắng”, Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng đã không ngừng phát huy các nguồn lực, luôn tiên phong, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, là một cực tăng trưởng năng động, sáng tạo của đất nước, nhất là trong thời kỳ đổi mới, viết nên những trang sử vẻ vang, đầy tự hào của thành phố.

Hải Phòng là địa phương duy nhất trong cả nước duy trì tốc độ tăng trưởng ở mức hai con số trong 10 năm liên tiếp, với thu ngân sách đứng thứ 3 cả nước, chỉ sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, thu hút đầu tư nước ngoài đứng thứ hai cả nước, là kỳ tích trong thời kỳ đổi mới. Năm 2024, kinh tế Hải Phòng vươn lên đứng vị trí thứ 5 cả nước, với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong 5 địa phương có quy mô kinh tế lớn nhất. Hải Phòng cũng là địa phương đứng đầu cả nước trong các bảng xếp hạng về: Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số Cải cách hành chính (PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI).

Bên cạnh đó, Hải Phòng đã huy động mọi nguồn lực để đầu tư phát triển hạ tầng giao thông và hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc, đặc biệt là cảng nước sâu Lạch Huyện, hiện đại, nổi bật trong giao thương quốc tế, với hệ thống hậu cần (logistics) chuyên nghiệp, là huyết mạch trong xuất nhập khẩu của miền Bắc.

Trong chuyến thăm và làm việc tại Hải Phòng cuối năm 2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đánh giá cao những thành tựu và sự phát triển vượt bậc của thành phố. Hải Phòng đã đạt được những kết quả mà nhiều địa phương khác chưa thể làm được.

70 năm sau ngày giải phóng, với diện mạo đang dần hình thành rõ nét của một thành phố xanh, thông minh, hiện đại, ngang tầm với các đô thị tiêu biểu ở châu Á, Hải Phòng đã trở thành “thành phố gương mẫu của nước ta” như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh./.

Hoàng Yến

Tin cùng chuyên mục

Thúc đẩy hợp tác ngoại giao Việt Nam – Thuỵ Điển

Chiều 12/5, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Benjamin Dousa, Bộ trưởng Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt tốt đẹp với Thụy Điển; tin tưởng chuyến thăm của Bộ trưởng Benjamin Dousa tới Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác hai nước thời gian tới.

Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành "Điểm du lịch" và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên "Hoa Phượng Đỏ"

Chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), sáng 10/5/2025, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam phối hợp với thành phố Hải Phòng tổ chức Lễ công bố Ga Hải Phòng trở thành "Điểm du lịch" và khai trương đoàn tàu chất lượng cao mang tên "Hoa Phượng Đỏ". Ga Hải Phòng được xây dựng từ năm 1902, là một trong những nhà ga cổ kính và có giá trị lịch sử bậc nhất của ngành đường sắt. Ngày 21/10/1946, chuyến tàu khởi hành từ nơi đây đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh trở về Thủ đô Hà Nội sau khi tham dự hội nghị Fontainebleau tại Pháp. Từ đó, ngày 21/10 đã trở thành Ngày truyền thống của Đường sắt Việt Nam. Với kiến trúc Pháp cổ, ga Hải Phòng không chỉ là điểm trung chuyển giao thông, còn là công trình mang đậm giá trị về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật gắn liền với quá trình hình thành, phát triển của thành phố Cảng. Đoàn tàu "Hoa Phượng Đỏ" là sản phẩm du lịch mang đậm dấu ấn đặc trưng của thành phố Cảng, chắc chắn sẽ trở thành lựa chọn mới của du khách khi đến với Hải Phòng.

Chính phủ thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã năm 2025

Tại Nghị quyết số 125/NQ-CP và Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 9/5/2025, Chính phủ đã thông qua hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 và thông qua 34 hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã năm 2025 do Bộ Nội vụ trình. Theo đó, cả nước có 34 đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc trung ương (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh) và 28 tỉnh (gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Ninh, Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tây Ninh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang). Sau khi thực hiện sắp xếp ĐVHC cấp xã năm 2025, cả nước còn tổng số 3.321 ĐVHC cấp xã (2.636 xã, 672 phường và 13 đặc khu). Trong đó có 3.193 ĐVHC cấp xã hình thành mới do sắp xếp, sáp nhập, điều chỉnh ĐVHC cấp xã và 128 ĐVHC không thực hiện sắp xếp (giữ nguyên), giảm 6.714 ĐVHC cấp xã (từ 10.035 xuống còn 3.321) so với trước khi sắp xếp ĐVHC cấp xã (đạt tỉ lệ giảm 66,91%).

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025

Tuần Văn hóa Du lịch Hà Nam năm 2025 khai mạc vào tối 10/5/2025 tại thành phố Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) với chương trình nghệ thuật đặc biệt chủ đề “Rực rỡ Hà Nam” và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 3 Bảo vật Quốc gia, 2 Di tích cấp Quốc gia tại Hà Nam, kết hợp bắn pháo hoa tầm cao phục vụ nhân dân và du khách. Tuần Văn hóa, du lịch Hà Nam năm 2025 sẽ có các hoạt động như: Lễ khai mạc; Chương trình Famtrip khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch; Hội nghị xúc tiến đầu tư phát triển du lịch tỉnh Hà Nam năm 2025; Hội thảo phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng gia đình, làng nghề; Trưng bày chuyên đề “Hà Nam theo dòng lịch sử” và “Tinh hoa cổ vật Hà Nam”; Giải Trilathon Cup thế giới và Giải vô địch Trilathon Quốc gia năm 2025; Carnival đường phố “Mùa Hè rực rỡ” năm 2025… Tuần Du lịch-Văn hóa Hà Nam năm 2025 nhằm giới thiệu, quảng bá những nét đặc sắc, hấp dẫn, giá trị nổi bật về tài nguyên du lịch của tỉnh, đồng thời tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, dịch vụ du lịch và lan tỏa bản sắc văn hóa Hà Nam đến du khách trong nước và quốc tế. Qua đó, khẳng định thương hiệu du lịch Hà Nam là điểm đến đặc sắc, an toàn và thân thiện.

Những nội dung cốt lõi trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Cách đây tròn 60 năm, ngày 10/5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu viết những dòng đầu tiên của bản Di chúc lịch sử. Trong 4 năm cuối đời, cứ vào trung tuần tháng 5, vài ngày trước sinh nhật, Người lại dành thời gian để viết và sửa những lời dặn dò trong Di chúc. Từng câu, từng lời trong Di chúc là kết tinh của sự suy xét, trù tính thấu đáo, vừa cụ thể, vừa bao quát toàn bộ công việc, từ việc riêng cho đến những việc trọng đại của quốc gia, dân tộc. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta, một văn kiện ở tầm cương lĩnh về sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam, định hướng cho tương lai phát triển của dân tộc. Cho đến ngày nay, Di chúc của Người đã luôn đồng hành, soi rọi, dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và anh hùng cách mạng Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam -Liên bang Nga

Trưa 11/5 (theo giờ địa phương), tại Moskva, Bộ Tài chính Việt Nam và Bộ Kinh tế phát triển Liên bang Nga, Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga tổ chức Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Liên bang Nga. Tổng Bí thư Tô Lâm, Phó Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Dmitry Chernyshenko dự Diễn đàn. Cùng dự có một số thành viên đại biểu cấp cao Việt Nam, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga Đặng Minh Khôi; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương và đông đảo doanh nghiệp hai nước.

Những kỳ vọng lớn lao từ chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tại LB Nga

Ngày 11/5, Tổng Bí thư Tô Lâm đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức kéo dài 3 ngày tại LB Nga và dự lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Chuyến thăm với nhiều hoạt động và gần 20 thỏa thuận được ký kết đã thực sự là sự kiện chính trị và văn hoá nổi bật tại Moskva trong những ngày qua. Phóng viên TTXVN tại Moskva đã trao đổi với một số nhà học giả, chuyên gia tại nước sở tại về những kỳ vọng lớn lao từ chuyến thăm.