HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc"
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc sử dụng và bảo vệ tiếng Việt. Người thường nhắc nhở: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”; hay “ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta”.
HỌC BÁC MỖI NGÀY: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc"

Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc sử dụng và bảo vệ tiếng Việt. Mặc dù là một trong số ít những lãnh tụ trên thế giới thông thạo nhiều ngoại ngữ, thế nhưng Người chỉ sử dụng ngoại ngữ trong những trường hợp bắt buộc như: ra nước ngoài, trong đàm phán hoặc làm việc với các chính khách. Những khi nói chuyện với đồng bào trong nước, Người chú trọng dùng tiếng mẹ đẻ, nói ngôn ngữ của dân tộc. Người luôn khẳng định vị trí đặc biệt không thể thay thế của tiếng Việt trong đời sống xã hội ở Việt Nam. Người thường nhắc nhở: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp”; hay “ta phải giữ đất nước của chúng ta, Tổ quốc của chúng ta; phải giữ cái tiếng của chúng ta”. 

Lời dạy của Bác đã được các bạn sinh viên Việt Nam đang học tập tại LB Nga thực hiện một cách vô cùng hiệu quả bằng mô hình lớp học “Tiếng Việt vui” cho con em cộng đồng tại LB Nga. Mục đích của lớp học “Tiếng Việt vui” giúp các bạn nhỏ Việt Nam tại Nga nâng cao khả năng sử dụng tiếng Việt, và qua các bài học, xây dựng, khơi gợi ở các em tình yêu quê hương, đất nước, khát vọng khám phá bản sắc, văn hóa Việt Nam.

Bạn Hồ Thị Bích Ngọc – Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Tiếng Việt vui”:  Duy trì tổ chức CLB Tiếng Việt vui này không chỉ dừng lại ở việc dạy học mà là sử dụng như một công cụ và từ đấy chúng ta phát triển của cộng đồng con em người Việt tại Nga đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.

Hiện câu lạc bộ đang duy trì được 4 lớp từ trình độ đánh vần, nhận mặt chữ, ghép vần tới cấp cao nhất là cảm nhận được vẻ đẹp của tiếng Việt, hiểu và nhớ được những giá trị truyền thống đậm đà bản sắc. Các thầy cô đứng lớp học đặc biệt này hoàn toàn tự nguyện, song phải qua vòng tuyển chọn kỹ lưỡng theo các tiêu chí nhiệt tình, năng lực sư phạm và cam kết về nghĩa vụ. Tham gia câu lạc bộ là các bạn nhỏ có độ tuổi từ 7 tới 13. Tuy không phải là trường nhưng câu lạc bộ cũng đề ra tiêu chí rõ ràng để các em có thể tốt nghiệp. Đó là sau 5 kỳ học, các em phải hoàn toàn có thể giao tiếp tốt bằng tiếng Việt.

Bạn Hồ Thị Bích Ngọc – Chủ nhiệm Câu lạc bộ “Tiếng Việt vui”:  Các bạn học sinh đã đạt được mục đích là nghe được tiếng Việt, nói được tiếng Việt, có thể hiểu được văn hóa, ca dao, tục ngữ của Việt Nam. Dự định của các thầy cô giáo là sẽ cho các bạn học sinh được tốt nghiệp. Tốt nghiệp ở đây là các bạn có thể sẽ sinh hoạt ở một nhóm khác, một câu lạc bộ khác.

Bác Nguyễn Trọng Giao – Phụ huynh học sinh: Gần như là 100 % phụ huynh đều muốn con cháu mình không bị quên tiếng mẹ đẻ và biết được tiếng Việt càng nhiều càng tốt. Đó là nhiệm vụ không thể bỏ qua được đối với phụ huynh chúng tôi.

Nhiệt huyết và trình độ của sinh viên, sự hỗ trợ về cơ sở vật chất từ phía các hội đoàn, sự quan tâm chỉ đạo từ phía Đại sứ quán là những yếu tố đã và đang nâng bước cho mô hình lan tỏa tiếng Việt tại Nga mỗi ngày, góp phần giúp cho đồng bào xa xứ thêm gần gũi quê hương, thêm cảm nhận và tự hào về bản sắc Việt./.

Ngọc Lan (thực hiện)

Tin cùng chuyên mục

Khơi dậy và phát huy bản sắc văn hóa trong kỷ nguyên mới

Khơi dậy và phát huy sức mạnh nội sinh của hệ giá trị văn hóa, con người Hải Phòng vừa là mục tiêu, vừa là động lực để xây dựng và phát triển thành phố nhanh, bền vững trong thời kỳ cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh của dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đổi thay ở huyện nông thôn mới nâng cao đầu tiên của Long An

Từ khi thực hiện xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, người dân luôn đồng tình, nhất trí cao, đồng thuận hiến đất, đóng góp tiền để mở rộng các tuyến đường giao thông nông thôn, công trình nước sạch và tham gia phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Việt Nam - Điểm đến của nhiều lãnh đạo thế giới trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu

Theo phóng viên TTXVN tại Buenos Aires, tờ Infobae của Argentina đăng bài viết nhận định chuyến thăm của Tổng thống Brazil Lula da Silva đến Việt Nam vào tháng 3 vừa qua, cho thấy sự quan tâm của các nhà lãnh đạo thế giới đối với Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng do tác động từ chính sách thuế quan mới của Mỹ.

Đột phá mới trong quan hệ thương mại số Việt Nam - Ấn Độ

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, Việt Nam và Ấn Độ vừa có bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác thương mại điện tử xuyên biên giới thông qua hội thảo chuyên đề được tổ chức tại thành phố Noida, Ấn Độ. Hội thảo với chủ đề "Hợp tác Việt Nam - Ấn Độ trong Thương mại Điện tử Xuyên biên giới" đánh dấu một bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế số giữa hai quốc gia đang phát triển năng động bậc nhất châu Á. Sự kiện được tổ chức dưới sự phối hợp của Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương Việt Nam), Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cùng nhiều tổ chức thương mại và công nghiệp của Ấn Độ như GTTCI, WASME, ECMEI, AAFT và Marwah Studios.

Tạo sinh kế bền vững cho người dân làng Nủ

Khi đã “an cư” trong những ngôi nhà kiên cố, người dân Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đang bắt đầu nghĩ đến tương lai “lạc nghiệp”. Tận dụng lợi thế của địa phương, bà con đang nỗ lực tìm hướng đi để tạo sinh kế bền vững. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định, đây cũng là cách để người dân mạnh mẽ đứng dậy sau nỗi đau.