Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024: Thức quà Hà Nội
Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề “Thức quà Hà Nội” diễn ra từ ngày 23 đến 25/8/2024 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và hưởng ứng Năm Du lịch Quốc gia - Điện Biên năm 2024. Đây cũng là dịp để Hà Nội giới thiệu với du khách trong và ngoài nước về nét đẹp văn hóa, ẩm thực độc đáo.
Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vừa mang lại cho chủ thể sản xuất cơ hội bán sản phẩm ở mức cao hơn so với sản phẩm cùng loại, vừa giúp khách hàng dễ dàng nhận biết thông tin, tạo niềm tin với người tiêu dùng.
Những ngày qua, một quán phở nhỏ nằm trên phố Bảo Khánh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội được nhiều người truyền tai nhau về hình thức “phở treo” đầy ý nghĩa, mang đậm tinh thần sẻ chia.
Trong kháng chiến, Xuân Cẩm là “địa chỉ đỏ” nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, nơi đây tiếp tục vươn lên đạt được những thành tựu vượt bậc, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với dừa tươi xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc chính thức ký kết Nghị định thư về kiểm tra, kiểm định thực vật và an toàn thực phẩm đối với sầu riêng đông lạnh xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc
Việc khai thác hợp lý hệ du lịch sinh thái vùng duyên hải kết hợp tham quan di tích lịch sử văn hóa sẽ giúp du lịch tuyến phía Đông phát triển bền vững.
Từ ngày 18 đến 25/8/2024, Liên đoàn Quần vợt Việt Nam phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức hai giải quần vợt quốc tế tại bãi biển TP Quy Nhơn với sự tham gia của hàng trăm vận động viên đến từ nhiều quốc gia trên thế giới: Giải quần vợt bãi biển quốc tế ITF BT50, Cúp Fleur De Lys 2024 và Giải quần vợt bãi biển quốc tế ITF BT50, Cúp Vietravel 2024.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 2320/QĐ-BVHTTDL công bố đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với “TRI THỨC MAY, MẶC ÁO DÀI HUẾ thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế". Áo dài Huế không đơn thuần là sản phẩm may mặc mà là cả một tác phẩm nghệ thuật, chứa đựng giá trị bản sắc văn hóa Huế. Sự khác biệt lớn nhất của áo dài Huế so với các vùng miền khác trong cả nước là được nuôi dưỡng trên nền của một vùng văn hóa từng là kinh đô của đất nước, nơi mà thẩm mỹ trang phục cung đình nhà Nguyễn giao thoa với thẩm mỹ dân gian để tạo nên những dấu ấn riêng biệt trên chiếc áo dài mà không dễ tìm thấy ở những vùng đất khác. Phụ nữ Huế luôn coi áo dài như một trang phục thường ngày chứ không chỉ dùng trong những dịp lễ, Tết hay sự kiện đặc biệt nào đó và tùy theo điều kiện kinh tế mà ai cũng có vài bộ áo dài dành cho riêng mình.
Giá và nhu cầu hồ tiêu đang duy trì ở mức cao, Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) dự báo xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam năm nay sẽ đạt trên 1 tỷ USD, đưa hồ tiêu trở lại nhóm ngành hàng tỷ đô.