Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử; nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo, trung tâm phát triển một số ngành, lĩnh vực công nghiệp công nghệ số mà Việt Nam có lợi thế...
Ngoại giao kinh tế Việt Nam năm 2024 đã khẳng định vai trò dẫn dắt với những bước đột phá ngoạn mục, đạt được các mục tiêu trọng tâm và mở ra “đường lớn” đầy hy vọng cho sự phát triển nhanh, bền vững.
Trang eco-business.com của Singapore ngày 26/12 có bài viết nhận định Luật Điện lực sửa đổi, có hiệu lực từ năm 2024, đã thúc đẩy tâm lý lạc quan trong lĩnh vực năng lượng tái tạo của Việt Nam.
Thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước, đã có nhiều người dân Lào sinh sống tại khu vực biên giới của tỉnh Kon Tum nhập quốc tịch Việt Nam. Chính quyền địa phương hỗ trợ, tạo điều kiện để những công dân này an cư, lạc nghiệp.
Năm 2024, Chính phủ đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế số với 4 trụ cột là Công nghiệp công nghệ thông tin; Số hóa các ngành kinh tế; Quản trị số và Dữ liệu số làm động lực cho tăng trưởng và phát triển xã hội nhanh, bền vững.
Việt Nam đã trở lại là “ngôi sao tăng trưởng” của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Đây là nhận định của ngân hàng HSBC khi đánh giá tình hình phát triển kinh tế trong năm qua của Việt Nam.
Trang tin chứng khoán, dữ liệu kinh tế, tài chính investing.com của Mỹ đánh giá kinh tế Việt Nam tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi trong tháng 11 năm nay, khi thặng dư thương mại tăng đáng kể đi đôi với tăng trưởng xuất nhập khẩu.
Chiều 24/12/2024 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã đồng thuận thông qua Công ước Liên hợp quốc về Tội phạm mạng. Theo quy định tại Điều 64 của Công ước, văn kiện này sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025. Theo đó, Công ước có tên gọi là “Công ước Hà Nội”. Đây là lần đầu tiên một địa điểm của Việt Nam được ghi danh và gắn với một điều ước đa phương toàn cầu liên quan đến một lĩnh vực quan trọng và được cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm. Việc Liên hợp quốc lựa chọn Thủ đô Hà Nội làm địa điểm tổ chức Lễ mở ký Công ước trong năm 2025 là dấu ấn quan trọng trong lịch sử đối ngoại đa phương của Việt Nam và 47 năm quan hệ đối tác Việt Nam - Liên hợp quốc. Lựa chọn này phản ánh vị thế, uy tín quốc tế ngày càng cao của đất nước, cũng như sự tham gia đóng góp tích cực, trách nhiệm và thực chất của Việt Nam trong toàn bộ quá trình đàm phán Công ước.
Sáng 25/12/2024, tại Hà Nội, Thông tấn xã Việt Nam tổ chức lễ trao giải ảnh báo chí Khoảnh Khắc Vàng lần thứ 7 năm 2024. Giải thưởng tôn vinh những tác giả xuất sắc, những tác phẩm báo chí ghi trọn những khoảnh khắc ấn tượng thông qua lăng kính nhiếp ảnh. Sau gần 2 tháng phát động (từ 24/10/2024 đến 30/11/2024), Giải đã nhận được 3.435 tác phẩm (trong đó có 2.930 tác phẩm ảnh đơn và 505 tác phẩm ảnh bộ) của 431 tác giả gửi đến dự thi. Ban Tổ chức đã chọn 22 tác phẩm xuất sắc để trao giải và trưng bày tại Lễ trao giải.