Năm 2024, giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay
Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới, điều chỉnh, góp vốn, mua cổ phần và phần vốn góp đạt gần 38,23 tỷ USD, giảm 3% so với năm 2023.
Nhiều dự án đầu tư FDI áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, công nghệ sạch, ít ảnh hưởng đến sinh thái đã được đầu tư mới tại tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN

Nổi bật, vốn thực hiện của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 25,35 tỷ USD, tăng 9,4% so với năm trước, đánh dấu mức giải ngân cao nhất từ trước đến nay.

Lũy kế đến ngày 31/12/2024, cả nước có 42.002 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký gần 502,8 tỷ USD; trong đó, vốn thực hiện đạt gần 322,5 tỷ USD, tương đương 64,1% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Lãnh đạo Cục Đầu tư nước ngoài nhận định, năm 2024, vốn đầu tư nước ngoài tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Dù tổng vốn đăng ký giảm nhẹ 3%, sự gia tăng đáng kể ở vốn điều chỉnh (50,4%) và số lượng dự án mới (1,8%) cho thấy niềm tin mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài. Những dự án lớn trong lĩnh vực bán dẫn, năng lượng và công nghệ cao đã được triển khai, góp phần thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu kinh tế.

Đặc biệt, các đối tác truyền thống như: Singapore và Hàn Quốc tiếp tục mở rộng đầu tư, trong khi các địa phương với hạ tầng tốt và chính sách ưu đãi như Bắc Ninh, Hải Phòng, Tp. Hồ Chí Minh dẫn đầu trong thu hút vốn. Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước với khoảng 20,49 tỷ USD và tiếp tục là bệ đỡ quan trọng cho xuất khẩu của Việt Nam.

Cục Đầu tư nước ngoài cũng cho biết, tình hình đăng ký đầu tư trong năm 2024 cũng có nhiều điểm nổi bật. Cả nước thu hút 3.375 dự án mới, tăng 1,8% so với năm 2023, với tổng vốn đăng ký hơn 19,7 tỷ USD, giảm 7,6%. Điều chỉnh vốn ghi nhận 1.539 lượt dự án với tổng vốn tăng thêm gần 14 tỷ USD, tăng 50,4%. Bên cạnh đó, hoạt động góp vốn, mua cổ phần với 3.502 giao dịch đạt tổng giá trị gần 4,54 tỷ USD, giảm 48,1%.

Các nhà đầu tư đã đầu tư vào 18 trong số 21 ngành kinh tế quốc dân, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với 25,58 tỷ USD, chiếm 66,9% tổng vốn đăng ký, tiếp theo là ngành kinh doanh bất động sản với 6,31 tỷ USD, chiếm 16,5%.

Về đối tác đầu tư, năm 2024 có 114 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 10,21 tỷ USD, chiếm 26,7% tổng vốn, tăng 31,4% so với năm 2023. Hàn Quốc đứng thứ hai với gần 7,06 tỷ USD, chiếm 18,5%, tăng 37,5%. Tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông và Nhật Bản. Địa bàn đầu tư cho thấy Bắc Ninh dẫn đầu với gần 5,12 tỷ USD, gấp hơn 2,8 lần so với năm 2023. Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh lần lượt đứng thứ hai và ba với hơn 4,94 tỷ USD và 3,04 tỷ USD.

Đến hết năm 2024, Việt Nam đã thu hút 502,8 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài lũy kế vào 42.002 dự án còn hiệu lực; trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng cao nhất với hơn 308,76 tỷ USD, tiếp theo là bất động sản với gần 73,18 tỷ USD và sản xuất, phân phối điện với 41,93 tỷ USD.

Hàn Quốc dẫn đầu về tổng vốn đăng ký với hơn 92 tỷ USD, tiếp theo là Singapore với 83,13 tỷ USD và Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hồng Kông (Trung Quốc). Về địa phương, Tp. Hồ Chí Minh dẫn đầu với gần 59 tỷ USD, Bình Dương và Hà Nội đứng thứ hai và ba với lần lượt 42,48 tỷ USD và 42,34 tỷ USD.

Cục Đầu tư nước ngoài cho biết, năm 2024, khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục ghi nhận những đóng góp quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu, bao gồm dầu thô, ước đạt gần 290,8 tỷ USD, tăng 12,2% so với năm 2023, chiếm 71,8% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Nếu không kể dầu thô, xuất khẩu đạt hơn 289 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,4% tổng kim ngạch.

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt gần 241,6 tỷ USD, tăng 15,5%, chiếm 63,4% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhờ đó, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu gần 49,2 tỷ USD nếu tính cả dầu thô và 47,5 tỷ USD không kể dầu thô, giúp bù đắp phần nhập siêu hơn 25,4 tỷ USD của khu vực doanh nghiệp trong nước, đưa cả nước đạt mức xuất siêu 23,8 tỷ USD.

Tin liên quan

Việt Nam - Điểm sáng cho hoạt động đầu tư kinh doanh của Italy

Quan hệ kinh tế song phương Việt Nam - Italy năm 2024 đã có những dấu ấn sâu sắc, giúp Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Italy trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Italy là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU). Đây là chia sẻ của bà Dương Phương Thảo, Tham tán thương mại Việt Nam tại Italy trong cuộc trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Rome.

Việt Nam có thể là trung tâm sản xuất và xuất khẩu của Canada

Theo phóng viên TTXVN tại Canada, trong chiến lược tìm kiếm thị trường ngoài Mỹ, Canada đã lựa chọn sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến để mở rộng xuất khẩu sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và thương mại tại khu vực này. Chiến lược nói trên hiện đang được Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada (EDC) tập trung triển khai tại Đông Nam Á, đặc biệt là ở một số quốc gia có các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Canada. Trong chiến lược này, Việt Nam nổi lên như một điểm đến đáng chú ý khi Việt Nam được các doanh nghiệp Canada coi là cửa ngõ để vào Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng nằm trong số vài nước ASEAN có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với Canada và đặc biệt là Việt Nam đang được coi là nơi có thể tiếp nhận cả đầu tư sản xuất để xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác của Canada.

Tin cùng chuyên mục

Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam triển khai nhiệm vụ năm 2025

Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cả nhiệm kỳ theo Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thực hiện nhiệm vụ của cơ quan thông tấn quốc gia, bám sát chỉ đạo của Đảng, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, Đảng ủy, Ban Lãnh đạo Thông tấn xã Việt Nam đã chỉ đạo thông tin sát sao, quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng thông tin, hoàn thành tốt các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Đây là nội dung được đề cập tại Hội nghị tổng kết công tác Đảng năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025 của Đảng ủy Thông tấn xã Việt Nam diễn ra chiều ngày 06/1.

Năm 2024, GDP của cả nước đạt mức tăng trưởng 7,09%

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rõ nét, tăng trưởng khởi sắc dần qua từng tháng, từng quý, lạm phát thấp hơn mức mục tiêu, các cân đối lớn được đảm bảo, kết quả trên nhiều lĩnh vực quan trọng đạt và vượt mục tiêu đề ra, là điểm sáng về tăng trưởng kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

‘Đô thị di sản' Huế khoác áo mới

Từ ngày 1/1/2025, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 của Việt Nam, đồng thời là thành phố trực thuộc Trung ương có tính chất “đô thị di sản” đầu tiên của cả nước. Với bề dày lịch sử và văn hóa đặc sắc, Huế đã sẵn sàng vươn mình trở thành một đô thị xanh, hiện đại, đáng sống, đồng thời giữ vững bản sắc văn hóa, đóng góp mạnh mẽ vào sự phát triển chung của đất nước.

Tổng Bí thư dự kỷ niệm 50 năm giải phóng Phước Long

Tối 5/1, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bình Phước đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phước Long 6/1/1975 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm.

Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh

Quảng Ngãi đặt mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giảm còn 6,19%; có thêm 1 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn. Đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.