Việt Nam có thể là trung tâm sản xuất và xuất khẩu của Canada
Theo phóng viên TTXVN tại Canada, trong chiến lược tìm kiếm thị trường ngoài Mỹ, Canada đã lựa chọn sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm chế biến để mở rộng xuất khẩu sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, đồng thời đẩy mạnh các hoạt động sản xuất và thương mại tại khu vực này. Chiến lược nói trên hiện đang được Cơ quan phát triển xuất khẩu Canada (EDC) tập trung triển khai tại Đông Nam Á, đặc biệt là ở một số quốc gia có các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương với Canada. Trong chiến lược này, Việt Nam nổi lên như một điểm đến đáng chú ý khi Việt Nam được các doanh nghiệp Canada coi là cửa ngõ để vào Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và châu Á-Thái Bình Dương. Việt Nam cũng nằm trong số vài nước ASEAN có Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với Canada và đặc biệt là Việt Nam đang được coi là nơi có thể tiếp nhận cả đầu tư sản xuất để xuất khẩu tiếp sang các thị trường khác của Canada.

Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Canada, Giám đốc phụ trách Nông nghiệp Thực phẩm Ashley Kanary của EDC cho biết Canada có thế mạnh để cạnh tranh tốt ở bất kỳ nơi nào về lúa mỳ, hạt đậu, ngũ cốc hay lúa mạch. Hải sản của Canada như cua, tôm hùm hay cá hồi cũng đều nằm trong số các sản phẩm tốt nhất trên thế giới và có tính cạnh tranh cao về chất lượng. Ông Kanary cho rằng với những thế mạnh kể trên, Canada tự nhận thấy sẽ có được nhiều cơ hội ở khắp mọi nơi. Ngoài vấn đề chất lượng, Canada còn có uy tín cao trong việc đảm bảo an ninh lương thực và đây cũng là lơi thế.

Việc tập trung vào kết nối nền sản xuất nông nghiệp và thực phẩm chế biến giữa Canada với Việt Nam được đánh giá sẽ tạo ra những cơ hội lớn cho cả hai nền kinh tế kể cả trong lĩnh vực thương mại và an ninh lương thực.

Tham tán thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Canada Trần Thu Quỳnh chia sẻ với phóng viên rằng các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam và Canada có tính hỗ trợ lẫn nhau, chứ không có tính cạnh tranh do có chung nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước và đặc biệt giữa hai nước có hiệp định CPTPP.

Bà Trần Thu Quỳnh cho rằng đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp của hai nước có thể cùng nhau khai thác nguyên tắc xuất xứ cộng gộp, đưa vào sản xuất nông nghiệp chế biến để nâng cao giá trị gia tăng cho các cái sản phẩm nông nghiệp thuần túy hiện nay của Việt Nam.

Thương vụ Việt Nam tại Canada vẫn thường chia sẻ với phía bạn những thông tin về cơ hội của thị trường Việt Nam và giới thiệu Việt Nam như một cửa ngõ để Canada tiến vào khu vực ASEAN và châu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế, Việt Nam đang rất nỗ lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng như cảng biển, đường xá và công nghệ viễn thông. Đây chính là những hoạt động tạo cửa ngõ tốt cho các doanh nghiệp Canada vào đầu tư tại Việt Nam và sử dụng Việt Nam như một điểm xuất khẩu sang các nước trong khu vực hoặc ngược lại.

Giám đốc đổi mới sáng tạo Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và là Trưởng đại diện Việt Nam của EDC Nathan Adrew Nelson cho biết chúng ta sẽ thấy sự gia tăng của các công ty Canada đến Việt Nam và sử dụng nơi đây là trung tâm sản xuất và có thể là trung tâm chế biến trong lĩnh vực thực phẩm nông nghiệp. Theo ông Nelson, các công ty Canada từng thực hiện nhiều hoạt động chuyển sản xuất ra nước ngoài như tới Trung Quốc, nơi có thể tận dụng chi phí thấp hơn, và sau đó chuyển ngược lại bán cho khu vực Bắc Mỹ và châu Âu. Giờ đây, họ sẽ tìm đến nơi sản xuất mới và tận dụng Việt Nam như một trung tâm để sản xuất và xuất khẩu tới Indonesia hay Philippines hoặc sang các nước khác.

Việt Nam được đánh giá là nơi có nhiều cơ hội để đầu tư và là ngôi sao đang lên trong chiến lược mở rộng thị trường tới khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Canada. Điều này có thể được hiểu rằng Việt Nam đang được tính toán là nơi có thể thay thế Trung Quốc và trở thành trung tâm sản xuất cũng như xuất khẩu của Canada và các nước phát triển trong tương lai./.

Hà Linh

Tin cùng chuyên mục

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, vùng sâu ngày nào giờ đây đang trên đường đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên, người dân càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.  

Phở bò vào top 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới vừa công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Đáng chú ý, đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách là phở bò. Món ăn đứng thứ 93 trong danh sách với 4,44 sao.  

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông: Minh chứng điển hình về mối liên kết hài hòa giữa thiên nhiên và con người

Tối 26/12/2024, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2 năm 2024. Với diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 6 huyện, thành phố, có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước... Công viên địa chất Đắk Nông là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Công viên trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO lần đầu tiên vào tháng 7/2020.  

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.  

Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử...