Tinh gọn bộ máy: Tiền đề quan trọng để Hải Phòng tạo ra yếu tố "nhân hòa"
Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, thành phố đã có đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi", điều còn thiếu với Hải Phòng lúc này, là phải tự mình tạo ra yếu tố "nhân hòa".
Cảng Hải Phòng thực hiện cam kết cảng xanh, giảm thiểu tác động môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững. 
Ảnh: Minh Huệ-TTXVN

Hệ thống chính trị của thành phố đã từng bước được tinh gọn, là tiền đề quan trọng để Hải Phòng đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong hiện tại cũng như trong thời gian tới.

* Tạo ra yếu tố "nhân hòa"

Theo Bí thư Thành ủy Hải Phòng Lê Tiến Châu, thành phố đã có đủ các yếu tố "thiên thời, địa lợi", điều còn thiếu với Hải Phòng lúc này, là phải tự mình tạo ra yếu tố "nhân hòa", đó là phải hoàn thành việc tinh gọn tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, gắn với tinh giản biên chế để hệ thống chính trị toàn thành phố tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả; với môi trường làm việc thân thiện, chuyên nghiệp, bình đẳng, công khai, minh bạch; là nơi hội tụ của hiền tài, đủ sức hấp dẫn, thu hút đối với những con người ưu tú nhất.

Báo cáo của Sở Nội vụ Hải Phòng cho hay, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, của Chính phủ, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã thống nhất chủ trương trình Thành ủy về việc sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị thành phố. Với quan điểm chỉ đạo của Trung ương, các tổ chức sau khi sắp xếp, hợp nhất giảm từ 35-40% đầu mối, các tổ chức còn lại sắp xếp bên trong thì giảm tối thiểu 15% đầu mối.

Theo đó, sau sắp xếp thành phố Hải Phòng dự kiến sẽ giảm 10 đảng bộ trực thuộc Thành ủy, 2 cơ quan tham mưu giúp việc của Thành ủy, 11 đảng đoàn, ban cán sự đảng, 8 ban chỉ đạo trực thuộc Thành ủy; giảm 7 sở, ngành, 4 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND thành phố; giảm 4 hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ cấp thành phố; giảm 73 đầu mối bên trong (phòng, ban, chi cục và tương đương) của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành ủy, HĐND, UBND thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thành phố; giảm 14 cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy, cấp huyện; giảm 27 phòng chuyên môn của UBND cấp huyện; giảm 56 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện.

Khi thực hiện phương án nêu trên, toàn thành phố sẽ dôi dư trên 1000 công chức, viên chức. Trong đó, có khoảng 595 công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo gồm khối sở, ngành; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc thành phố, và khối quận, huyện.

Bên cạnh đó, thành phố đang đồng thời phải triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội: Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2023-2025, theo đó sẽ sắp xếp giảm 50 đơn vị hành chính cấp xã, sẽ dôi dư 1147 cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã; Nghị quyết số 169/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội về tổ chức Chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, theo đó có 103 chức danh cán bộ HĐND quận và phường dôi dư.

Như vậy, toàn thành phố sẽ dôi dư trên 2000 cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã.

Đồng chí Lê Tiến Châu, Bí thư Thành ủy Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị do Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức ngày 24/12/2024 để tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu khẳng định: "Nhiệm vụ tinh gọn tổ chức bộ máy, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, gắn với tinh giản biên chế là một cuộc cách mạng vì sự phát triển chung của thành phố. Do đó, khi triển khai nhiệm vụ, chúng ta hãy mang tâm thế của những người làm cách mạng, lấy mục tiêu là nâng cao hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy; lấy động lực là sự kỳ vọng, mong mỏi của hơn 2,2 triệu người dân Hải Phòng về sự bứt phá, sự vươn mình của thành phố trong tương lai và đòi hỏi từ thực tiễn hoạt động của các cơ quan, đơn vị và địa phương mình; lấy kim chỉ nam là các nguyên tắc của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của thành phố".

*Tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt

Với quyết tâm cao vì sự phát triển của thành phố, vì nhân dân thành phố Cảng, Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã thảo luận và quyết tâm lựa chọn mục tiêu tăng trưởng giai đoạn 2026 - 2030 ở mức trên 15%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân cả nước. Đây là mức tăng trưởng đầy thách thức; chỉ có thể đạt được nếu có những thay đổi mang tính cách mạng để khai thông dư địa, động lực phát triển cho thành phố.

Hội nghị do Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng tổ chức ngày 24/12/2024 để tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Ảnh: Hoàng Ngọc - TTXVN

Đặc biệt, Hải Phòng cũng đã kịp thời phát hiện những điểm nghẽn để có những bước đi đúng, nhằm khai thông dư địa phát triển mới, làm mới các động lực truyền thống để phát triển thành phố. "Chúng ta đề ra mục tiêu đầy thách thức, nhưng với góc nhìn của lãnh đạo thành phố, chúng ta hoàn toàn tự tin và tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu. Niềm tin đó xuất phát từ tình hình thế giới và bối cảnh chung của đất nước, thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu nhấn mạnh.

Theo đó, việc triển khai thực hiện tinh gọn tổ chức bộ máy thật mạnh mẽ, quyết liệt và công tâm, khách quan vì lợi ích chung; không nể nang, không né tránh, không lợi dụng để cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế; đưa việc "có lên, có xuống, có vào, có ra" dần trở thành văn hóa chính trị, việc làm bình thường trong công tác cán bộ.

Thời gian triển khai gấp, nhưng tuyệt đối không sắp xếp cơ học mà vẫn phải đánh giá tác động của các phương án sắp xếp một cách khoa học, đầy đủ, toàn diện, có luận cứ rõ ràng. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của Đảng; các cơ quan cấp thành phố phải nêu gương đi đầu, sẽ tiến hành sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trước. Sau đó sẽ tiến hành tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm loại bỏ những vị trí không cần thiết, giảm những công việc không hiệu quả, cắt bỏ những khâu trung gian, tập trung nguồn lực cho những lĩnh vực then chốt, những con người thực sự xứng đáng và phù hợp.

Bí thư Thành ủy Lê Tiến Châu cho biết, Trung ương sẽ có chính sách đặc thù, vượt trội để bảo đảm chế độ, chính sách cho cán bộ tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi hoặc dôi dư do sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế. Đối với thành phố, Ban cán sự Đảng UBND thành phố đã nghiên cứu xây dựng chính sách đặc thù, vượt trội của thành phố để thực hiện. Các chính sách của thành phố phải xét trong bối cảnh thu nhập bình quân cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của thành phố và cả nước; không được để ảnh hưởng đến quyền lợi của cán bộ công chức và đủ động lực khuyến khích cán bộ còn ít thời gian công tác, chủ động xin nghỉ để thành phố bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp; nghiên cứu các giải pháp để giữ lại, phát huy cao nhất cán bộ có năng lực, phẩm chất như tinh thần chỉ đạo của Trung ương./.


Tin liên quan

Sắp xếp tổ chức bộ máy, không để ai bị bỏ lại phía sau

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 - "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả", đã chủ trì Phiên họp thứ tư của Ban Chỉ đạo.

Tinh gọn trong mỗi cá nhân

Tinh gọn bộ máy, sáp nhập hay chấm dứt hoạt động là những từ khóa “hot” trong toàn bộ máy chính trị hiện nay.

Hải Phòng sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Ngày 24/12, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Tin cùng chuyên mục

Vùng quê cách mạng Mỹ Phước trên đường đổi mới

Sau gần 50 năm thống nhất đất nước, vùng sâu ngày nào giờ đây đang trên đường đổi mới, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng nâng lên, người dân càng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu

Năm 2024, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện, đạt và vượt hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng và là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.  

Phở bò vào top 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024

Chuyên trang ẩm thực Taste Atlas nổi tiếng thế giới vừa công bố danh sách 100 món ăn ngon nhất thế giới năm 2024. Đáng chú ý, đại diện duy nhất của Việt Nam nằm trong danh sách là phở bò. Món ăn đứng thứ 93 trong danh sách với 4,44 sao.  

Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO Đắk Nông: Minh chứng điển hình về mối liên kết hài hòa giữa thiên nhiên và con người

Tối 26/12/2024, tỉnh Đắk Nông tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông lần thứ 2 năm 2024. Với diện tích 4.760 km², trải dài trên địa bàn 6 huyện, thành phố, có 65 điểm di sản địa chất, địa mạo, bao gồm hệ thống gần 50 hang động với tổng chiều dài hơn 10.000 m, các miệng núi lửa, thác nước... Công viên địa chất Đắk Nông là nơi lưu giữ các giá trị đặc trưng về đa dạng sinh học, nhiều nét độc đáo về văn hóa, địa chất, tự nhiên cũng như dấu tích hoạt động của người tiền sử. Công viên trở thành Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO lần đầu tiên vào tháng 7/2020.  

Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2045, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số phát triển vững chắc, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước phát triển, có thu nhập cao. Việt Nam có quy mô kinh tế số đạt tối thiểu 50% GDP; là một trong các trung tâm công nghiệp công nghệ số của khu vực và thế giới; thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu thế giới về đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số.  

Một số chỉ tiêu về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đến năm 2030

Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đặt mục tiêu đến năm 2030, tiềm lực, trình độ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam đạt mức tiên tiến ở nhiều lĩnh vực quan trọng, thuộc nhóm dẫn đầu trong các nước có thu nhập trung bình cao; trình độ, năng lực công nghệ, đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp đạt mức trên trung bình của thế giới; một số lĩnh vực khoa học, công nghệ đạt trình độ quốc tế; Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử...

Khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới

Nhân dịp năm mới Ất Tỵ 2025 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh (3/2/1930-3/2/2025), Tổng Bí thư Tô Lâm dành thời gian trả lời phỏng vấn của Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN).