Phiên họp lần thứ tư Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng
Ngày 25/3, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng đã họp Phiên họp lần thứ tư, xem xét một số nội dung sửa đổi, bổ sung dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng.

Qua xem xét các báo cáo, tờ trình và trên cơ sở ý kiến của các đồng chí thành viên Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, Tổ Giúp việc, phát biểu kết luận tại Phiên họp, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh, Đại hội XIV của Đảng có ý nghĩa quan trọng mang tính bước ngoặt, là dấu mốc son đặc biệt trên con đường phát triển của đất nước ta, mở ra một kỷ nguyên mới, “kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc”; là thời điểm tiến hành mạnh mẽ, toàn diện, đồng bộ cuộc cách mạng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy từ Trung ương đến cơ sở nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu năng, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; đồng thời đặt ra yêu cầu cần phải tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo sự chuyển biến, đột phá mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, bắt kịp các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.

Tổng Bí thư chỉ rõ, từ bối cảnh tình hình đó đặt ra đối với chúng ta yêu cầu rất cao trong công tác chuẩn bị và nâng cao chất lượng các văn kiện Đại hội XIV của Đảng, trong đó có Phương hướng công tác nhân sự; để làm tốt nhiệm vụ quan trọng này, việc tổng kết, đánh giá công tác nhân sự Đại hội XIII của Đảng để xây dựng và hoàn thiện Phương hướng công tác nhân sự nhiệm kỳ Đại hội XIV của Đảng là đặc biệt quan trọng, bảo đảm thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình, quy định của Đảng; chặt chẽ, dân chủ, khách quan, khoa học và phải có tính thực tiễn cao.

Tổng Bí thư lưu ý, trong quá trình chuẩn bị, phải đặc biệt coi trọng chất lượng nguồn nhân sự và có cơ cấu hài hòa, hợp lý. Mục tiêu cuối cùng là phải xây dựng cho bằng được tập thể Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt thực sự tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, năng lực, uy tín; sự đoàn kết, thống nhất cao, chung sức, đồng lòng, quyết tâm đổi mới sáng tạo và thực hiện tốt sứ mệnh, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với đất nước trong kỷ nguyên mới; góp phần mang lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Tổng Bí thư cho biết, Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng cơ bản tán thành với Báo cáo, Tờ trình và dự thảo Phương hướng công tác nhân sự Đại hội XIV của Đảng; trong đó, định hướng số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV; bảo đảm đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với việc thực hiện có hiệu quả chủ trương, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIII về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị, địa phương trong hệ thống chính trị.

Thay mặt Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng, biểu dương, đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, sự chuẩn bị kỹ lưỡng của Thường trực Tiểu ban Nhân sự và Tổ Giúp việc, Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng giao Thường trực Tiểu ban Nhân sự nghiên cứu, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đồng chí thành viên Tiểu ban Nhân sự và Tổ Giúp việc, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các nội dung liên quan nêu tại dự thảo các tờ trình của Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng và dự thảo Phương hướng công tác nhân sự trình Bộ Chính trị xem xét, cho ý kiến, trước khi trình Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII xem xét theo quy định./.

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam phát triển nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao

Theo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), chỉ trong thời gian ngắn, Việt Nam đã tạo được những bước đi ấn tượng trong việc hợp tác về bán dẫn với các quốc gia, nền kinh tế như: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu… và các tập đoàn công nghệ lớn.

Báo Granma ra mắt chuyên trang đặc biệt kỷ niệm 65 năm quan hệ hữu nghị Việt Nam – Cuba

Theo phóng viên TTXVN tại La Habana, nhân dịp kỷ niệm 65 năm Cuba và Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (2/12/1960-2/12/2025), báo Granma - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Cuba - vừa cho ra mắt chuyên trang đặc biệt tổng hợp những hình ảnh, tư liệu quý giá về mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai dân tộc.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Học giả của Đại học Cambridge chỉ ra những lợi thế đối với Việt Nam

Trong cuộc trao đổi với phóng viên TTXVN tại London về Nghị quyết 57-NQ/TW, được Bộ Chính trị ban hành tháng 12/2024, về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Bằng, trường Quản lý kinh doanh Judge Business School, Đại học Cambridge, Anh, đã chỉ ra những lợi thế của Việt Nam khi thực hiện nghị quyết, trong đó có dân số trẻ, nắm bắt nhanh các công nghệ tiên tiến mới, hình ảnh Việt Nam liên tục được cải thiện nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối tốt, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu trong nhiều ngành, có điều kiện hạ tầng như sân bay, bến cảng lớn...

Quản lý dạy thêm, học thêm: Không đánh trống bỏ dùi

Việc ra đời của Thông tư 29 (Bộ GD&ĐT) khiến cho ngành giáo dục có thêm công cụ để chấn chỉnh vấn nạn học thêm, dạy thêm. Nhưng dư luận vẫn đặt ra câu hỏi, làm sao để việc quản lý học thêm, dạy thêm thực sự giải quyết được tận gốc, tránh kiểu “đánh trống bỏ dùi”.

Cầu Hiền Lương - biểu tượng cho khát vọng thống nhất non sông

Đã có một thời, khi nhắc đến cầu Hiền Lương, sông Bến Hải là nhắc nhớ đến những câu thơ: “Hiền Lương một lạch hai dòng/ Người tuy bên nớ mà lòng bên ni” hay “Cách một con sông mà đó thương đây nhớ/ Chung một nhịp cầu mà duyên nợ cách xa”… Giờ đây, chiến tranh đã lùi xa, nhưng ký ức về một thời kỳ lịch sử đau thương mà hào hùng vẫn còn đó. Và cây cầu Hiền Lương, sau nửa thế kỷ từ ngày đôi bờ Bắc - Nam sum họp, vẫn vững vàng như một biểu tượng thiêng liêng của khát vọng hòa bình và thống nhất của dân tộc Việt Nam.

Đột phá theo Nghị quyết 57: Bài học kinh nghiệm từ Singapore

Đánh giá về việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Giáo sư Vũ Minh Khương, Trường Chính sách Công Lý Quang Diệu (Singapore) cho rằng đây là một nghị quyết có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đưa khoa học kỹ thuật và cuộc cách mạng số trở thành lực lượng sản xuất, có sức mạnh quyết định trong việc giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.